Văn hóa Internet
Hãy bắt đầu bằng việc tưởng tượng ra một cuộc sống không có điện thoại...
Nếu tất cả mạng điện thoại ngưng hoạt động, một phút thôi, chắc chắn sẽ làm tất cả các thành phố trên thế giới náo loạn, công việc ngưng trệ, một sự tưởng tượng khủng khiếp...nhưng điều ấy lại gần như không tác động gì đến những vùng nông thôn xa xôi, nơi điện thoại dường như chẳng có vai trò gì trong cuộc sống của những nông dân. Điện thoại rõ ràng là thứ rất quan trọng với cuộc sống của một số người này nhưng lại chẳng có ý nghĩa gì đối với một số khác.
Internet ngày nay cũng thế, là một phần không thể thiếu được đối với một cộng đồng này nhưng đối với số đông khác lại gần như chẳng có ý nghĩa gì ngoài mấy từ Internet nghe quen tai hàng ngày.
Internet ban đầu là sự tiếp nối của thư tín, điện thoại, fax, simile.. như một phương thức giao tiếp mới của con người.
Internet trước hết cần được nhìn nhận như một phương thức liên lạc mới vớiEmail và chating. Bắt đầu bằng việc gặp mặt nhau, giao tiếp qua vẻ mặt, cử chỉ và giọng nói, sau khi có điện thoại, lượng thông tin trao đổi chỉ còn thu lại ở giọng nói, đến chating thì gọn nữa, chỉ còn một cái tên và một sự xa lạ; chỉ còn những ý tưởng, sự cô đơn và những dòng chữ hiện lên…trên màn hình, không còn khoảng cách thông thường vì giới tính, tuổi tác, địa vị, điệu bộ, ngữ điệu. Sự ra đời của một phương thức liên lạc mới như thế ắt phải ảnh hưởng đến sự phát triển và xu hướng của văn hoá. Chẳng hạn, đó là sự giản đơn hoá trong các thư điện tử. Bất chấp ngữ pháp và những qui tắc về ngôn ngữ, email là cách mà người ta gửi cho nhau nhữngbản thư nháp,thay dearbằng hi,thay see youbằng CU,thay cả câu cười bằng một ký tự :-). Năm ngoái, mẩu tin thất thiệt rằng sẽ có một loại virus máy tính làm hỏng tất cả các PC gửi và nhận các email sai ngữ pháp đã làm náo loạn thế giới bởi nếu thế, chắc là tuyệt đại đa số các máy tính trên thế giới sẽ tê liệt: Giá rẻ và sự tiện lợi của email khiến người ta sử dụng nó thường xuyên hơn như một phương thức liên lạc chính, và do vậy, đương nhiên con người cũng sẽ xích lại gần nhau hơn khi tần suất liên lạc giữa họ cao hơn. Khoảng cách địa lý bị xoá nhoà và mức chi phí thấp đến không ngờ khiến cho email -phát triển đến mức người ta có lúc nào đó, nghĩ rằng nó là tiện ích lớn lao nhất của Internet và internet chỉ giản dị là email.
Chating, forum1và teleconference2lại mang đến một sự hấp dẫn khác đố là sự tiếp xúc, làm quen và giãi bày mình trước màn hình, trong căn phòng kín của mình nhưng lại là trước toàn thế giới. Sự vô giới hạn, không biên giới và sự cô đơn của mỗi cá thể tham gia vào Internet đã đem lại cho những chating, forum và teleconference sự hấp dẫn đến mê muội.Và điều quan trọng nhất mà ai đã tham gia vào Internet cũng đều cảm nhận được đó là sự bộc lộ tính cách và văn hoá một cách mạnh mẽ của những người dùng Internet khi họ đối diện với màn hình đang nối từ nơi họ ngồi với thế giới ảo của Internet.
Một xã hội trong lòng những xã hội có thể có những khác biệt về văn hoá và chính kiến về địa lý, đấy là Internet.
Với kho tàng khổng lồ về thông tin trên Web, Internet đã hoàn thiện sự hấp dẫn lẫn sự phức tạp của nó. Với Web, Internet chính là văn hoá, là kho tàng văn hoá, nơi chứa đựng một nguồn thông tin văn hoá khổng lồ. Nơi này có và chứa tất cả, từ cách nấu một món ăn đến cách mua một khẩu đại bác, từ tiểu sử của tổng thống Mỹ đến những hình ảnh khiêu dâm rẻ tiền. Nó có tất cả và buộc người dùng nó phải biết tự loại trừ những thông tin không cần thiết. Khi lang thang trong các trang Web,khả năng tự vệ, khả năng quyết định độc lập củacon người bị thử thách và tấn công không thương tiếc. Chỉ khác nhau giữa .comvà .gov,nhưng www.whitehouse.govlà websitechính thức của Nhà trắng còn www.whitehouse.comlại là một web-siteđẫy rẫy hình ảnh khiêu dâm. Bạn sẽ bị các trang webnuốt chửng nếu bạn không còn là bạn.
Trong xã hội Internet ấy có tất cả, từ sự thanh sạch đến sự nhơ bẩn, từ tranh luận nghiêm túc về khả năng chiến tranh hoặc cách nướng một củ khoai. Dường như mọi kiến thức của loài người đều đã được đưa hết lên mạng, lên đó là có tất cả, là nối liền với cả thế giới rộng lớn, thông minh và bao la.
Nhưng đó không phải là tất cả, sự tiện lợi ấy của Internet chỉ đơn giản là những tiện ích và kỹ thuật, còn sức hút và nền tảng của Internet lại là cộng đồng sử dụng chúng. Từ trước đến nay, ở mọi quốc gia, những người tham gia Internet đầu tiên đều có văn hoá cao, có học thức và ham hiểu biết. Cộng đồng những người sử dụng Internet để tạo ra Internet, tạo rasức hấp dẫn cho thế giới cô độc và hoành tráng của Internet, tạo ra một xã hội ảocủa một công đồng có văn hoá.
Có một câu châm ngôn là cần phải biết đứng trên vai những người khổnglồ, thì đây nhé, Internet vừa là người khổng lồ vừa là con ngáo ộp. Một kho tàng kiến thức rộng lớn, nguồn dữ liệu lớn nhất mà con người, thiết lập đượctrước đây, nó lại được chia sẻ cho mọi thành viên của cộng đồng.Một cộng đồng mà mọi cá nhân đều có khả năng chia sẻ. Mọi nền văn hoá, mọi vốn liếng văn hoá của con người đều bị thách thức. Nếu bạn là người có sẵn vốn văn hoá, bạn sẽ hoá, bạn sẽ tham gia quá trình kiến tạo và trở thành thành viên của xã hội Internet và văn hoá Internet. Một vốn liếng văn hoá bèo bọt sẽ làm bạn run sợ và hoặc sẽ quay lưng lại hoặc sẽ bị Internet nghiền nát hoặc làm bạn tha hoá đến cùng cực. Những người mang theo văn hoá vào Internet sẽ cao lớn lên trông thấy được, thấy cô đơn và sáng suốt và thanh sạch và hiểu biết hơn, những kẻ khác sẽ chẳng biết gì hơn một sự sợ hãi kiểu trẻ con sợ ông ngáo ộp hoặc trở nên tàn tạ về văn hoá.
Internet là một phương tiện kỹ thuật để tạo ra một xã hội ảo của một cộng đồng có văn hoá, một nền văn hoá không biên giới và chúng ta không nên dò xét quá, hãy bắt đầu bằng việc tự vũ trang cho chính mình một vốn kiến thức và "tan” vào Internet để thấy mình lớn lên và trẻ ra. Ngay cả người khổng lồ bất khả bại Microsoft có lẽ cũng đang bắt đầu thời kỳ cáo chung, không phải vì phán quyết của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ mà bởi sự phát triển của phần mềm dân gianLinux3 trên Internet được phát triển hàng ngày bằng tri thức chung của toàn thế giới. Một nền văn hoá của cộng đồng Internet đang phát triển và không có lý gì chúng ta lại đứng bên ngoài nền văn hoá ấy.
1. forum: diễn đàn, trên đó một nhóm người dùng thảo luận về một hay một số vấnđề cụ thể nàođó, các thành viên tham gia thảo luận sẽ gửi thông tin chotừng người hoặc cho toàn nhóm.
2. Teleconference hay conference room: một kiểu"hội thảo" trên mạng, cho phép hai haynhiều người sử dụng trực tuyên cùng lúc có thể traođối hay bàn luận bằng cách lần lượt đánh và gửi các câu hỏivà trả lời.
3. Linux là tên của một hệ điều hành mới và được công khai mã nguồn trên Internet để mọi ngườitham gia Internet phát triểnvà sử dụng (có thể thay thế những hệ điều hành hiện tại như DOS hay Windows của Microsoft đang được dùng rất phổ biến).
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuBa yếu tố làm nên thành công của doanh nhân
29/07/2005Nguyễn Trần Bạt