Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội
Bước vào thời kỳ đổi mới, xây dựng kinh tế trở thành nhiệm vụ trung tâm. Tiếp đó, nhiệm vụ xây dựng Đảng được khẳng định là then chốt việc xác lập nhiệm vụ trung tâm và then chốt trở thành yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ Quốc.
Tuy nhiên hơn 10 năm lại đây, phát triển Văn hoá, xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội đã trở thành mệnh lệnh cấp thiết của cuộc sống. Trong những năm 90 của thế kỷ trước, UNESCO đề ra chương trình Thập kỷ phát triển văn hoá, kêu gọi các quốc gia ban hành chính sách văn hoá làm động lực thúc đẩy phát triển. Đây là thời điểm nước ta từng bước hình thành cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà Nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các thành phần kinh tế được phát huy, giao lưu và hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng.Nền kinh tế từng bước khởi sắc, nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tăng tích luỹ, tạo cơ sở vật chất bước đầu của một nền kinh tế độc lập tự chủ. Đó là thắng lợi chưa từng có của một nền kinh tế bị ảnh hưởng triền miên bởi chiến tranh và kém phát triển. Tuy nhiên, chúng ta cũng sớm nhận thức chỉ truy cầu sự giàu có trên cơ sở của nền kinh tế thị trường cho dù được định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn là không đủ thậm chí nguy hiểm, mà còn phải hướng đến một sự nghiệp văn hoá thật sự tiên tiến và dân tộc đủ sức hình thành một nền tảng tinh thần vững chắc với cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thì xã hội thì xã hội Việt Nam hiện đại mới có thể đứng vững. Kinh tế thị trường không ngừng đẻ ra của cải, nhưng ở mặt trái của nó là không ngừng tác động xấu vào đời sống văn hoá tinh thần, lối sống và có thể làm băng hoại xã hội. Chính vì vậy, phát triển văn hoá là nhiệm vụ chiến lược nhằm thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, đồng thời điều tiết ngăn chặn những biến thái bất lợi do mặt trái kinh tế thị trường gây ra, bảo vệ con người, đem lại trật tự và sự hài hoà cho xã hội. Ở một phương diện khác, giao lưu và hội nhập quốc tế đã trở thành nhu cầu khách quan của phát triển đất nước. Nhưng trong giao lưu kinh tế chẳng có một sản phẩm và dịch vụ nào lai không chứa đựng một tín hiệu văn hoá. Phát triển văn hoá, tạo ra sức mạnh nội sinh văn hoá dân tộc, chính là bước chuẩn bị hết sức cần thiết cho hội nhập và giao lưu quốc tế, nếu không muốn bị đè bẹp dưới sức mạnh vật chất và văn hoá của dân tộc khác.
Điều đáng mừng là từ mùa xuân 1993, Đảng ta đã bắt đầu nhấn mạnh tầm vóc văn hoá trong sự nghiệp đổi mới đất nước, trước những thách thức và thời cơ mà dân tộc đương đầu. Đặc biệt sáu năm lai đây, với Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII), quyết tâm xây dựng nền tảng văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội, trở thành mục tiêu và động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội đã thúc đẩy đất nước và con người Việt Nam không ngừng vươn lên mạnh mẽ.
Yêu cầu hình thành nền tảng tinh thần của xã hội Việt Nam hiện đại đã đặt ra cho văn hoá những trọng trách nặng nề và thành tựu có ý nghĩa:
Đó là không ngừng giữ vững và bồi đắp nhận thức đúng đắn của cán bộ và nhân dân về con đường tiến nên chủ nghĩa xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trên nền tảng chủ nghĩa Mác - LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Văn hoá đem lại sự nhất trí chính trị và sự đồng thuận xã hội về những giá trị cơ bản của xã hội Việt Nam hôm nay.
Đó là mối quan tâm thương xuyên đến nhân tố con người, không ngừng cổ vũ, hướng dẫn con người hướng tới các giá trị chân, thiện, mỹ, phấn đấu cho hạnh phúc chính đáng của mình và góp ngày càng nhiều cho xã hội. Kiên quyết lên án và bài trừ các thói hư, tật xấu, đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, quan liêu, vô trách nhiệm, coi thường kỷ cương, phép nước. Đề cao và nhân rộng những tấm gương tốt đẹp trở thành nếp sống lành mạnh của xã hội.
Đó là xây dựng và phát triển một cơ cấu văn hoá phát triển bền vững từ Trung ương đến mỗi bản làng, gai đình trên cơ sở phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá và sự góp sức của đội ngũ văn nghệ sỹ, tri thức, các tài năng văn hoá vì văn hiến dân tộc trong thời đại mới. Những cố gắng để xã hội hoá các hoạt động văn hoá, các chính sách văn hóa khuyến khích sự tham gia văn hoá của các tầng lớp nhân dân, giúp đỡ phát triển văn hoá phong phú, sinh động, mở ra nhiều năng lực mới.
Việc chăm lo xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội Việt Nam hôm nay luôn phải gắn liền với sự nghiệp xây dựng đội ngũ trí thức khoa học công nghệ và khoa học xã hội nhân văn, văn nghệ sỹ, báo chí, những nhà chuyên môn trên lĩnh vực văn hoá. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thậm chí có mặt bất cập, nhưng sức mạnh sáng tạo văn hoá mới phải được nâng lên hằng ngày, bên cạnh chăm lo giữ gìn các giá trị truyền thống lịch sử.
Nền tảng tinh thần của xã hội không chia cắt với quá trình giao lưu và tiếp nhận có chọn lọc các giá trị văn hoá nhân loại. Văn hóa Việt Nam hôm nay tiếp cận ngày một cởi mở những giá trị của thế giới hiện đại, không ngừng làm phong phú cho mìmh trên cơ sở truyền thống dân tộc và những giá trị cách mạng.
Nền tảng tinh thần của xã hội Việt Nam hôm nay không ngừng được bồi đắp bởi sự phát triển văn hoá trong Đảng, sự khẳng định vai trò dẫn dắt văn hoá của chính Đảng giai cấp công nhân. Nhiệm vụ xây dựng chỉnh đốn Đảng nâng cao phẩm chất tốt đẹp và tính gương mẫu của cán bộ đảng viên có ý nghĩa ngày càng to lớn đối với sự phát triển văn hoá dân tộc.
Sự đoàn kết nhất trí và tính tiên phong, gương mẫu của các tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể luôn luôn đem lại sức mạnh cho cộng đồng, tạo nền tảng vững chắc cho sự tiến bộ xã hội. Ngược lại, ở nơi nào cán bộ đảng viên nhiều sai phạm khuyết điểm, ở đó đời sống văn hoá tinh thần bị thách thức nặng nề. Điều làm mọi người chưa yên tâm, thậm chí chưa thật sự phấn khởi là nhiều nơi nền tảng tinh thần do văn hoá tạo lập chưa đạt tới độ ổn định vững chắc, các giá trị tốt đẹp chậm hình thành, cái tốt và cái xấu đan xen, sự suy thoái đạo đức, lối sống đang là mối lo lớn. Chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, lối sống thực dụng gia tăng, tham những tràn lan, kỷ cương xã hội suy giảm, tội phạm ngày càng nhiều là những vấn đề nhức nhối trong xã hội. Trong kho đó, quá trình tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận và truyền bá lý luận còn nhiều mặt chậm trễ đã hạn chế không nhỏ sự xác lập nền tảng tinh thần của xã hội. Nhận rõ yêu cầu mới của quá trình xây dựng văn hoá nước ta, Hội nghị Trung ương 10 đã khẳng định tính đúng đắn của nghị quyết Trung ương 5 về văn hoá, tiếp tục làm sáng tỏ vai trò, vị trí của nhiệm vụ văn hoá trong tổ chức chỉ đạo thực tiễn. Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) xác định mục tiêu phát triển đồng bộ về chất lượng văn hoá trên các lĩnh vực mà trước hết là đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội. Kết luận của Hội nghị cũng khẳng định “tạo nên sự phát triển đồng bộ của ba lĩnh vực trên chính là điều kiện quyết định bảo đảm cho sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước”.
Trong điều kiện mới, khẳng định vị trí của văn hoá bên cạnh nhiệm vụ chính trị và kinh tế là một quyết tâm chính trị của đảng nhằm tăng cường củng cố nền tảng tinh thần của xã hội ta trước những thách thức kho lường của giới hiện đại, mở ra một tương quan hợp lý giữa các nhân tố chính trị, kinh tế, văn hoá, đảm bảo tính đồng bộ trong phát triển.
Chính sách đầu tư ngân sách đầu tư ngân sách cho văn hoá sẽ tăng từ 1,3% hiện nay nên ít nhất 1,8% năm 2010. Mối quan tâm của Đảng với văn hoá thể hiện rõ trong chủ trương “tập chung xây dựng những giá trị mới của văn hoá Việt Nam đương đại, phát huy các giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hoá dân tộc và tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới, bắt nhịp sự phát triển thời đại”, là “nghiên cứu, nắm bắt kịp thời thành tựu của văn hoá - thông tin hiện đại, huy động mọi tiềm lực xã hội cho sự nghiệp phát triển văn hoá”.
Kết luận Hội nghị Trung ương 10 tiếp tục đặt nên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức lối sống và đời sống văn hoá lành mạnh; chăm lo xây dựng con người Việt Nam; bồi dưỡng phát huy các tài năng văn hoá - nghệ thuật, khoa học kỹ thuật.
Nâng cao và đổi mới năng lực lãnh đạo của Đảng về công tác văn hoá và chăm lo xây dựng văn hoá trong Đảng là nhân tố cực kỳ quan trọng trong xây dựng văn hoá và phát triển nền tảng tinh thần dân tộc trong thời kỳ mới. Chính vì vậy, việc thực hiện thắng lợi kết luận hội nghị trung ương 10 trước hết là trách nhiệm của mỗi tổ chức đảng và cán bộ đảng viên, đi đầu, đoàn kết, lôi cuốn toàn dân vào sự nghiệp văn hoá rộng lớn.
Nhớ lại 60 năm trước trong bài thơ Xuân đến (Xuân Ất Dậu 1945), Tố Hữu từng viết những lời nhạy cảm:
Hỡi người bạn! vui lên đi! Ất Dậu sẽ là năm khởi nghĩa, năm thành công! Sau một chu kỳ nhật nguyệt, năm Ất Dậu lại về, đem lại niềm tin to lớn về đất nước Việt Nam trên chặng đường lịch sử mới.
Khẳng định niềm tin và chung sức xây dựng nền tảng tinh thần vững chắc cho quá trình phát triển đất nước sẽ là lời cầu chúc tốt lành vào ngày đầu năm đáng nhớ.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900