Văn hóa và văn minh
Thưa tiến sĩ Adler,
Người ta cho rằng văn hóa và văn minh là cái gì đó quý giá. Các nhà hùng biện chính trị hàng ngày đều kêu gọi chúng ta bảo vệ văn hóa và văn minh. Nhưng “văn hóa” là gì và “văn minh” là gì? Chúng có giống nhau không? Và văn hóa hay văn minh có phải là vấn đề của sự tiến bộ về kinh tế và kỹ thuật, hay cơ bản nó là một quá trình trí tuệ hoặc tinh thần?
R.O.
R.O. thân mến,
Theo nghĩa cơ bản của nó, thuật ngữ “văn hóa” nghĩa là sự cải thiện hay sự hoàn thiện bản chất. Nông nghiệp cải thiện đất đai và thể dục phát triển cơ thể. Vậy văn hóa con người là sự phát triển tất cả các khía cạnh thuộc bản chất con người – đạo đức , trí tuệ và xã hội.
Văn hóa theo nghĩa rộng nhất là toàn bộ những cải thiện về tinh thần, vật chất và xã hội của một cộng đồng con người. Đối với một số tư tưởng gia, văn hóa chủ yếu là một trạng thái trí tuệ, đạt được thông qua giáo dục các bộ môn khai phóng, và thể hiện trong triết học, khoa học thuần lý, và các môn nghệ thuật. Đối với những người khác, nó là một kiểu mẫu định chế xã hội, những phong tục và niềm tin truyền thống, những phương pháp kỹ thuật và những vật thể vật chất. Theo thuật ngữ hiện nay, những điều nói trên lần lượt là những quan điểm mang tính “nhân văn” và “nhân chủng học” về văn hóa con người.
Cả hai quan điểm này được hòa trộn với nhau trong các tác phẩm cổ. Thần thoại Hy Lạp cổ về Prometheus, mô tả ông ta như kẻ mang văn hóa đến cho loài người. Nền văn hóa này cũng bao gồm các môn học cơ khí cũng như các môn học khai phóng, và các định chế xã hội. Herodotus, sử gia Hy Lạp vĩ đại, so sánh một loạt các nền văn hóa, và trong khi làm thế ông mô tả những phong tục, những kỹ thuật, những định chế xã hội, và các tôn giáo của các xã hội khác nhau. Trong khi phân tích về cộng đồng chính trị này, Aristotle nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế và xã hội trong việc đem lại nền tảng vật chất cho việc xây dựng nền văn hóa tinh thần.
Tư tưởng của Aristotle cho rằng văn hóa, theo nghĩa tinh túy nhất, đến vào giai đoạn sau của quá trình phát triển xã hội, tương tự với quan điểm hiện đại cho rằng nền văn minh là một giai đoạn phức tạp và đến cuối của văn hóa. Thuật ngữ “văn minh” (civilization) của phương Tây xuất phát từ cùng một gốc La tinh của những từ như “dân sự” (civil) và “thị quốc” (city), và nó gắn liền với một tình trạng đã phát triển của tổ chức chính trị và xã hội. Chúng ta nói về “văn hóa nguyên thủy”, nhưng chúng ta thường chỉ sử dụng thuật ngữ “văn minh” cho một giai đoạn tiến bộ của văn hóa.
Tuy nhiên không phải tất cả các tư tưởng gia đều đồng ý rằng văn minh là một giai đoạn đã tiến bộ của văn hóa. Một số họ cho rằng các giai đoạn đầu của văn hóa là sinh động và sáng tạo hơn, dựa trên trực giác “vốn có”, truyền thống và cộng đồng có hệ thống hơn là trên tổ chức “nhân tạo”, những nguyên tắc thuần lý, và những mối quan hệ trừu tượng. Họ xem văn minh như giai đoạn sụp đổ và suy tàn của một nền văn hóa, xảy ra ngay trước khi nó tiêu vong.
Quan điểm hiện đại nhìn văn minh như bước suy thoái hơn là đỉnh cao cuộc sinh tồn của con người đã xuất hiện với các tư tưởng gia lãng mạn của thế kỷ mười tám và mười chín. Jean Jacques Rousseau đối chiếu sự khỏe mạnh của một cuộc sống gần gũi thiên nhiên với sự thối nát của xã hội văn minh. Chẳng những không xem văn hóa như sự hoàn thiện bản chất, nhiều tư tưởng gia hiệnđại còn xem văn hóa và bản chất trong mối xung đột không ngớt trong cuộc sống con người.
Sigmund Freud cung cấp cho chúng ta một trong những cách giải thích thuyết phục nhất về quan điểm này. Tác phẩm Civilization and Its Discontents(“Văn minh và những bất tòan của nó”) của ông dựa trên giả định rằng những thúc đẩy tình cảm và sinh học của con người bị kềm hãm cản trở bởi những hạn chế do xã hội văn minh áp đặt lên anh ta. Văn hóa chỉ đạt được với cái giá là sự đau khổ và bất hạnh do sự thất vọng này gây ra.
Tuy nhiên, không như Rousseau và những tư tưởng gia lãng mạn khác, Freud không ủng hộ việc loại bỏ văn hóa và văn minh để đổi lấy một sự “trở về với bản chất.” Ông dựa vào phân tâm học để tìm đạt tới những sự thấu thị sẽ giúp cho con người đương đầu với nỗi bất hạnh của anh ta, và dựa vào nghệ thuật và khoa học để giúp anh ta định hướng cho mình trong thế giới này. Ông tiên đoán, tất cả chuyện này cho thấy rằng niềm thôi thúc muốn gây hấn và tự hủy diệt vốn có của con người không thắng thế, nên anh ta sử dụng tài năng kỹ thuật để tự hủy diệt mình và nền văn hóa của anh ta.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu