Vì sao người dân thờ ơ với pháp luật
Ở Việt Nam hiện nay cùng với việc có những đạo luật làm ra hầu như "nằm phủ bụi" trên giá, nhưng nhiều đạo luật xã hội rất cần thì lại chưa có. Chẳng hạn Nghị định về việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, sau một đợt quảng bá rầm rộ trên báo chí, truyền hình, nay đã chìm vào quên lãng, còn luật về cạnh tranh, độc quyền vẫn vắng bóng, luật phá sản vẫn chưa được sửa đổi... Có một thực trạng cần sớm được khắc phục, đó là một bộ phận lớn dân cư hoặc chua biết đến luật, hoặc ác cảm, thờ ơ với luật, với toà án.
Tại sao lại có tình trạng như vậy?
Cả những doanh nghiệp nếu thường xuyên tòa án để giải quyết tranh chấp hợp đồng, họ vẫn có thể tỏ sự lạnh nhạt với pháp luật, coi việc kêu đến tòa án hạ sách, vì trong quan niệm của nhiều người, tòa án chỉ là chỗ cho những người giàu có và quan hệ rộng.
Nếu muốn người dân cần đến pháp luật, tức là có nhu cầu đối với pháp luật thì trong tâm thức người dân, pháp luật phải là cách giải quyết được ưu tiên, phải đáp ứng nhữngyêu cầu nhất định, tiếp đến phải làm sao để người dân biết đến pháp luật đó, ở đâu lúc nào, luật nào dùng cho mục đích gì và sẽ được sử dụng như thế nào trên thực tế tại Tòa án ở nước ta. Có thể nói có bốn khía cạnh này đều cónhững chuyện đáng quan tâm bàn luận.
Trong nhận thức truyền thống của xã hội Việt Nam, pháp luậtkhông phải là một cách giải quyết tranh chấp được ưa chuộng, người dânthích sự xử với nhau hơn là đưa nhau ra tòa, câu "nhất đảo tụng đình" thể hiện thái độ của người dân đối với toà án, người ta coi chuyện ra toà là một cái gì đó ghê gớm, tổn hại thanh danh. Như vậy từ khâu đầu tiên các sản phẩm pháp luật đã không được ưa chuộng ngay trong nhận thức của xã hội và khó có thế nói về nhu cầu đối với pháp luật một khi trong xã hội người tiêu dùng của pháp luật vẫn phổ biến nhận thức như vậy.
Học giả, luật gia Petrapski vào đầu thế kỷ XX có nhận xét, nhiều khi con người tuân theo một đạo luật nào đó, thực hiện những quy định pháp luật trong đời sống hàng ngày không phải vì trong luật viết như thế mà trước hết vì tiềm thức mách bảo anh ta điều đó ông gọi đó là pháp luật trực cảm, được thể hiện qua tâm lý pháp lý trực cảm. Sự xung đột giữa pháp luật thực định và pháp luật trực cảm diễn ra khi vì nguyên nhân nào đó pháp luật thực định không phù hợp với pháp luật trực cảm.
Lý thuyết này gây nhiều tranh cãi trong giới luật học, nhưng dẫu sao nó cũng cho phép giải thích những hiện tượng phi pháp lý, thậm chí phản pháp lý nhưng trên thực tế lại tạo nên cơ sở cho những quan hệ pháp lý thực tế. Chẳng hạn như hiện phép vua thua lệ làng trong truyền thông làng xã ở Việt
Cần nhấn mạnh rằng thái độ tiêu cực đối với pháp luật và toà án phổ biến không chỉ trong đông đảo dân cư, mà có trong bộ phận lớn của giới tri thức. Đông đảo dân cư không quan tâm đến tổ chức và hoạt động của toà án. Báo giới nói chung ít đả động đến hoạt động của toà án với mục đích phát triển pháp luật (cũng một phần vì tính chất khép kín của toà án) ít khi viết về những phán quyết quan trọng nhất của toà án xử từ góc độ pháp lý, và nếu có nhắc đến toà án thì nhiều lúc cũng vì tính chất giật gân.
Thực tiễn đối với nhu cầu pháp luật như vậy khiến cho hiệu quả xã hội của việc áp dụng pháp luật bằng không hoặc trái ngược với ý đồ của nhà lập pháp hoặc dẫn đến những hậu quả khiên xã hội nghi ngại pháp luật. Điều đó có nghĩa là xã hội đã ngầm chọn cho mình những luật nào chấp nhận được và luật nào không. Dạng thứ nhất (những luật thích hợp) có the được sử dụng để đạt những mục đích thực dụng thuần tuý, dạng thứ hai - đơn giản là bị gạt sang một bên. Như vậy, những luật tỏ ra vô dụng đối với xã hội thực chất có được huỷ bỏ vì “xếp xó”, thậm chí về tình thức và chính thức vẫn có hiệu lực.
Nhưng ở đây, thử đặt giả thuyết tiếp: người dân tìm đến với pháp luật trong xã hội có nhận thức đúng, nhu cầu thực sự đối với pháp lýthì chưa hẳn lúc nào xã hội cũng nhận được đúng pháp luật với đòi hởi mà mình cần. Dường như trong quá trìnhh xây dựng pháp luật ở Việt Nam, mối bận tâm hầu như chỉ dồn vào việc làm thế nào đảm bảo hệ thống pháp luật đủ cho xã hội (kiểu như cần bao nhiêu luật thì vừa) mà quên mất nhu cầu pháp luật - một bình diện không kém phần quan trọng, có nghĩa là không hỏi xem người dân, xã hội cỏ cần đến luật đó hay không, cần đến mức nào, làm gì và làm thế nào người dân cần đến luật. Ở đây cần ở chính quyền một nhận thức rằng, các cuộc cải cách trong đó có cải cách pháp luật xuất phát từ những nhu cầu thực tế của công dân, tránh quan niệm là chỉ có chính quyền mới biết làm gì có lợi cho xã hội tránh xu hướng cải cách "dội từ trên xuống”. (Tuy nhiên, xu hướng này ở nước nào cũng có, thực chất nhà lập pháp xử sự như vậy
Sự tìm kiếm độ cân bằng cần có giữa lậppháp thực tiễn chính trị và nhu cầu xã hội là nhiệm vụ không hề đơn giản trong bất kỳ xã hội nào, nhất là ở những nước nhưViệt
Nhưng giả sử nếu xã hội thực sự cần đến luật, các nhà sản xuất cho ra những sản phẩm pháp luật đúng những nhu cầu thì nhiều lúc người dân không biết tìm đến luật ở đâu, dùng luật nào vào mục đíchgì, thậm chí xã hội không được biết đến có những luật nào tồn tại trên đời. Bởi vì khâu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (hay nói
Thế vẫn chưa hết. Khi xã hừ tự thấy cần đến luật, nhà lập pháp ban hành những đạo luật đúng vờ nhu cầu đó, pháp luật được phổ biến, tuyên truyền giáo dục một cách đúng đắn, hấp dẫn, nhưng nếu toà án - nơi người dân dùng pháp luật để giải quyết tranh chấp bảo vệ quyền lợi của mình - lại áp dụng pháp luật không đúng với yêu cầu, thì nhu cầu đối với pháp luật cũng có nguy cơ bị triệt tiêu. Bởi lẽ nếu toà án áp dụng pháp luật không được công minh, thiên lệch và xử kiện kéo dài, chờ được được vạ thì má đã sưng, việc thi hành án, nhất là án dân sự không được thực hiện tốt thì dù cho thế nào chăng nữa, xã hội vẫn có thể quay lại với tâm lý chán pháp luật không tin tưởng vào chốn pháp đình. Thẩm phán ở Việt
Khí viện đến toà án để giải quyết tranh chấp, có thể là người dân thực sự cần đến luật có nghĩa là trong một người có nhu cầu tự thân bức thiết. Nhưng trong nhiều trường hợp không hẳn như vậy bởi lẽ sau khi giải quyết ở tòa xong, thải độ của người dân đối với pháp luật chưa hẳn đã trở nên tích cực hơn. Một doanh nghiệp sử dụng toà án để giải quyết tranh chấp, nhưng họ vẫn cảm thấy sự cách biệt nào đó với pháp luật.
Hay nói cách khác, sự thờ ơ với pháp luật có thể song song tồn tại với thái độ sẵn sàng khiếu kiện ở toà. Thậm chí có những doanh nghiệp nếu thường xuyên dùng toà án để giải quyết tranh chấp hợpđồng, họ vẫn có thể tỏ sự lạnh nhạt với pháp luật coi việc kêu đến toà là hạ sách vì trong quan niệm của nhiều người, toà án chỉ là chỗ cho những người giàu có và quan hệ rộng. Ngay cả khi thắng kiện thì có lúc cái nhìn của họ về pháp luật vẫn không đổi cả người thắng, kẻ thua đều không hài lòng.
Những hiện tượng như vậy ở chốn pháp đình, cộng với những nguyên nhân khác như đã nói khiến cho nhu cầu thực sự đối với pháp luật không được cao trong xã hội.Nội dung khác
Tìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm Quỳnh