Việt Nam và 5 tầng mưu cầu hạnh phúc

Giảng viên chính sách công tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
04:35 CH @ Thứ Tư - 09 Tháng Ba, 2016

Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp với GDP bình quân đầu người năm 2015, tính theo ngang bằng sức mua thì chạm mức 6.000 USD. Khả năng cao, con số này sẽ trong khoảng 10.000 - 15.000 USD trong 5-10 năm tới...

Hạnh phúc là được thỏa mãn những nhu cầu của bản thân, mà nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow chia thành 5 tầng từ thấp đến cao, gồm: nhu cầu cơ bản về sinh lý như được ăn no mặc ấm, nhu cầu an toàn, nhu cầu được giao lưu tình cảm, nhu cầu được quý trọng và nhu cầu tự thể hiện bản thân.

Nếu chia CON NGƯỜI thành hai phần thì hai tầng dưới cùng để thỏa mãn phần CON, và ba tầng còn lại để thỏa mãn phần NGƯỜI.

Mưu cầu hạnh phúc là một quyền cơ bản của con người. Ở Việt Nam, điều này đã được khẳng định ngay trong Tuyên ngôn Độc lậpnăm 1945.

Không may, đa phần người dân đã không thể có được đầy đủ quyền mưu cầu hạnh phúc ngay cả với hai tầng thấp nhất, trong ít nhất 4 thập kỷ. Bởi, làm sao có được chúng trong 30 năm khói lửa trước 1975?

Hy vọng về ấm no hạnh phúc đã bùng lên sau khi kết thúc chiến tranh. Trong lời chúc mừng xuân mới năm 1976, Tổng bí thư Lê Duẩn đã tuyên bố: “Trong vòng 10 năm nữa, mỗi gia đình ở Việt Nam sẽ có một radio, một ti vi và một tủ lạnh”.
Tuy nhiên, sai lầm trong việc lựa chọn đường hướng phát triển kinh tế đã đẩy Việt Nam vào cuộc khủng hoảng toàn diện, như Đại hội Đảng từng thẳng thắn thừa nhận. Lúc đó, đa phần người dân vẫn cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc.

Nếu tính một năm chiến tranh tương đương với hai năm thụt lùi (không xây mà còn phá), cộng với 10 năm sai lầm, thì khi bắt đầu Đổi mới vào năm 1986, Việt Nam đã tụt hậu ít nhất 70 năm so với các nước có mức phát triển tương tự vào giữa thập niên 1940.

Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi khoảng cách của Việt Nam với các nước xung quanh còn rất lớn.

Người dân bắt đầu được mưu cầu hạnh phúc ở những mức cơ bản nhất kể từ Đổi mới. Những kết quả ấn tượng như tăng trưởng GDP, giảm nghèo thuộc nhóm cao nhất thế giới sau ba thập kỷ đã giúp hầu hết các hộ gia đình Việt Nam có đủ cơm ăn, áo mặc...

Tuy vậy, khi hai tầng nhu cầu thấp nhất đã cơ bản được thỏa mãn, nhu cầu ở các tầng cao hơn bắt đầu gia tăng.

Nhu cầu có tiếng nói, tham gia vào các hoạt động xã hội của một bộ phận người dân (nhất là tầng lớp trung lưu) ở Việt Nam đang ngày một lớn hơn.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ tại TP.HCM. Ảnh: SGGP

Nhìn vào lịch sử phát triển của loài người, ở ngưỡng thu nhập bình quân đầu người tính theo ngang bằng sức mua từ 10-15 nghìn USD, các xã hội thường có sự chuyển biến đáng chú ý, do sự bùng nổ trong nhu cầu tham gia vào đời sống chính trị của người dân.
Hàn Quốc và Đài Loan là những trường hợp thành công, khi mà các quyết sách hợp lý được đưa ra để sự tham gia của người dân mang lại tác động tích cực cho quá trình phát triển. Những thể chế dân chủ bao trùm cả về kinh tế và chính trị được tạo ra, để đa phần người dân được mưu cầu hạnh phúc.

Ngược lại, Ai Cập đã không chuẩn bị và đón nhận sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong đời sống chính trị, dẫn đến biến động gây ra những hậu quả nặng nề.
Trong khu vực, có thể thấy Thái Lan đang ở ngã ba đường với những chuyển biến mạnh mẽ. Vị trí của Hoàng gia có khả năng sẽ giảm đi nhiều khi nhà vua hiện tại không còn tại vì. Khi đó, nước này sẽ đi về đâu tùy thuộc rất nhiều vào cách hành xử của quân đội - những người đang nắm vai trò quan trọng.

Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp với GDP bình quân đầu người năm 2015, tính theo ngang bằng sức mua thì chạm mức 6.000 USD.

Khả năng cao, con số này sẽ trong khoảng 10.000 - 15.000 USD trong 5-10 năm tới.

Do vậy, theo người viết, giờ đây nhiệm vụ của Nhà nước là đảm bảo quyền mưu cầu hạnh phúc của người dân ở các tầng cao hơn, đảm bảo sự tham gia tốt hơn của các tầng lớp nhân dân vào đời sống chính trị nước nhà, để có lợi cho tiến trình phát triển.
Nguồn:BizLive
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn về Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    31/08/2017Nguyễn Phan Khiêm, Lưu Thái BảoNgay sau ngày Quốc khánh 2-9-1945 cho đến nay, trong mọi văn bản hành chính, dưới quốc hiệu là tiêu đề “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” như một khát vọng lớn lao của dân tộc. Trước thềm năm mới 2010 đầy hoài niệm những thành công trong quá vãng và thao thức hy vọng vào tương lai, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt, tác giả cuốn “Cội nguồn cảm hứng” chứa đựng nhiều suy ngẫm sâu sắc, thú vị xung quanh ba giá trị “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” nêu trên…
  • Tản mạn chuyện an sinh và phát triển bền vững Dầu khí - Động đất - Núi lửa

    28/04/2016Hà YênNếu thử đặt câu hỏi, rằng khoảng một trăm năm qua Ngành khai thác dầu khí toàn cầu, sau khi đã khoan hút lấy đi hàng triệu tỷ tấn dầu thô và khí đồng hành, khiến một khối lượng vật chất khổng lồ trong lòng Trái đất biến mất, thì Trái đất sẽ có phản ứng gì để lập lại một thế cân bằng mới về phân bố mật độ Vật chất, so với phân bố đã ổn định trước đó qua hàng tỷ năm tồn tại của mình?
  • Mời bạn đọc tham gia cuộc thi về chủ đề "Hạnh phúc"

    07/03/2016Cuộc thi về đề tài "Hạnh phúc" được tổ chức trên chuyên đề Dinh dưỡng & Sức khỏe gia đình của Báo Khoa Học Phổ Thông. Thể loại các bài dự thi gồm: truyện - ký, thơ và ảnh do cá nhân sáng tác về chủ đề “Hạnh phúc”...
  • Nguyên lý hữu dụng và hạnh phúc

    06/03/2016Luận MinhCuối thế kỷ 18, triết gia người Anh Jeremy Bentham trong tác phẩm “Giới thiệu các nguyên lý đạo đức và luật pháp” (1789) đã đề ra nguyên lý hữu dụng, nội dung của nó là tán thành hay phủ nhận hành động của cá nhân hoặc chính quyền, dựa trên nỗ lực làm gia tăng hay giảm bớt hạnh phúc cho người khác. Theo J. Bentham, chính quyền được xây dựng trên căn bản tam phân: lập pháp, hành pháp và tư pháp, hình thức tổ chức chính quyền chỉ là phương tiện để đạt đến mục đích
  • Quốc gia thức tỉnh

    07/03/2015Nguyễn Tất ThịnhNhân dân cam phận hạng ba không thể có một Quốc gia hạng hai, may lắm chỉ có giới lãnh đạo đồng hạng, như thế thì Quốc gia dần tụt hạng tư…Chỉ cần Nhân dân vươn tầm đứng dậy !!! Thế mà đã có một lần ngày xưa sinh ra Thánh Gióng đấy !!!
  • Thế giới liệu có Phát triển Bền vững trên chiếc cầu bập bênh?

    27/02/2014Hà YênPhát triển và Bền vững là hai khái niệm đối lập: Một bên là động còn bên kia là tĩnh. Nếu hiểu “Phát triển bền vững” như một tính từ (ví dụ : Một nền kinh tế phát-triển-bền-vững), thi chúng chỉ mang giá trị diễn đạt của ngữ nghĩa thuần túy, còn nếu lý giải cụ thể hành vi mà chúng mô tả, thì tinh đối lập của chúng tựa như cặp “đối xứng quay”, giống như hai đầu của chiếc cầu bập bênh trong vườn trẻ vậy: đầu này hạ xuống thì đầu kia dâng lên.
  • Hoài bão suốt đời của Bác là Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc

    31/07/2011Hoàng TùngBác từng nói, hoài bão lớn nhất của Bác là “dân tộc Việt Nam được độc lập, nhân dân được tự do, mọi người đầu có cơm ăn, áo mặc, đều được học hành”. Để lái con tàu cách mạng Việt Nam đi đến mục tiêu ấy Bác đã phải vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, hy sinh, mất mát. Cuộc trò chuyện mà ông Hoàng Tùng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban tuyên huấn Trung ương, người nhiều năm liền được làm việc bên Bác, dành cho báo Pháp luật TP. HCM phần nào nói lên sự vĩ đại của Người...
  • Cải cách vì mục tiêu phát triển bền vững

    14/04/2008Nguyễn Trần BạtLý do quan trọng nhất khiến chúng ta phải chấm dứt phương pháp lãnh đạo cách mạng, đó là trái đất không còn đủ nguồn năng lượng sống để lãng phí đến mức tiêu dùng cho những cuộc cách mạng. Những thay đổi trong quan niệm về phát triển ở trên đã chứng minh điều đó. Các nhà nước và các chính phủ, hơn ai hết phải nhận ra tầm quan trọng của hoạt động lãnh đạo để tạo ra sự phát triển bền vững và chân chính...
  • Phát triển bền vững trên nền tảng sự đồng tiến hóa giữa con người và tự nhiên

    22/07/2007Nguyễn Đình HòaHiện nay, khi mà vấn đề môi trường sốngđã trở thành một vấnđề toàn cầu, cả hai khuynh hướng hoặc là tuyệtđối hoá yêu cầubảo vệ môi trường đến mức cực đoan, hoặclà chỉ quan đến tăng trưởng kinh tế đều không đáp ứngđược nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại. Bởi phát triển bền vững, trongđó bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội mục tiêu bảo vệ môi trường, là sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp với quyluật...
  • Phát triển bền vững: Tiền đề lịch sử và nội dung khái niệm

    24/01/2007Nguyễn Đức ChiệnDựa vào nguồn tư liệu thu thập được, với cách tiếp cận xã hội học, bài viết này trước tiên tổng quan sơ lược tiền đề lịch sử ra đời thuật ngữ "Phát triển bền vững" sau đó đề cập khái niệm "Phát triển bền vững" theo Brundtland, và cuối cùng bàn về khái niệm này qua một số nghiên cứu ở Việt Nam gần đây....
  • Giáo dục nhân cách sáng tạo và phát triển bền vững

    09/09/2006Vũ Minh TâmNhân cách sáng tạo là một phẩm chất phát triển của con người, trong đó con người, thông qua hoạt động sống của mình, tạo nên những giá trị tinh thần, giá trị vật chất có tính mới về chất đối với nhu cầu và lợi ích của sự phát triển xã hội. Bản chất con người vốn có khả năng sáng tạo, song, tiềm lực này có được "thực tế hóa" hay không, lại phụ thuộc vào điều kiện xã hội, giáo dục cộng đồng và ý thức cá nhân...
  • xem toàn bộ