Ý thức luân lý của người Việt

09:30 SA @ Thứ Tư - 16 Tháng Tư, 2014

>>Xem phần I - Sách "Người Việt cao quý"

>>Xem phần II - Sách "Người Việt cao quý"

>>Xem phần III - Sách "Người Việt cao quý"

>>Xem phần IV - Sách "Người Việt cao quý"

Vì thế, điều mà người ta càng tìm hiểu kỹ, càng thấy rõ rệt, là người Việt-Nam có một ý thức luân lý hết sức sâu xa. Họ vẫn giết chết kẻ thù rồi thờ kẻ thù liền đó, bởi vì họ quan niệm ra một sự cách biệt giữa cái giá trị thuộc về sự sống với cái giá trị thuộc về sự chết. Có người Việt-Nam học mới, đôi khi vội vàng công kích đồng bào của họ trong cách thờ phụng như vậy, xem đó là một biểu hiện nô lệ. Nhưng họ quên rằng chính tay đồng bào của mình đã giết chết kẻ thù kia, bởi vì không chịu khuất phục trước nó kia mà. Bây giờ nó đã chết rồi, nó không còn tác hại nũa, không còn là cái đối tượng lúc trước cần phải tiêu trừ. Bây giờ là cái tinh anh còn lại của một con người đã có tài năng, đã có sự nghiệp, có một cuộc sống nào đỏ. Cho nên khi người Việt-Nam giết Sầm Nghi Đống rồi lại lập miếu để thờ họ Sầm không phải lả trọng vọng tên giặc cướp, mà chính là hoài niệm một kẻ có bản lĩnh bị họ trừ khử vì sự tự vệ chính đáng. Trả lại cho kẻ bị thiệt thòi kia một chút an ủi tinh thần, đó là thứ nghi lễ của một dân tộc có nền văn minh độc đáo. Với lại, sau khi nó chết, nó không còn phá hoại nữa, thì cái giá trị nguyên vẹn của nó về những tài năng, dũng lược vẫn còn.

Hơn nữa, điều đó còn chừng tỏ rằng người Việt thích các giá trị tinh thần mà xem rất nhẹ giá trị hình thức. Ngay đối với các thánh hiền nước ngoài, danh nhân nước ngoài, họ vẫn thần phục một cách tự nhiên, và không thể bảo là họ nô lệ, bởi vì trước sau họ vẫn có đủ giá trị của một dân tộc quật cường, vào hạng loại những dân tộc bất khuất cao nhất ở trong lịch sử loài người. Ở trong một đoạn về sau tôi sẽ cố gắng tìm hiểu lịch sử Việt-nam để mà minh chứng điều xác định này. Bởi lẽ ở đây tôi muốn được nói nhiều hơn về cái ý thức luân lý ở trong tinh thần của họ.

Kể các dân tộc văn minh, không dân tộc nào có một kỷ luật nghiêm khắc về mặt luân lý ở trong vấn đề hôn nhân như người Việt- nam. Các người bà con và cả những người đồng tính đều bị cấm kỵ phối hợp, bởi vi người Việt quan niệm những cuộc hôn nhân gần gũi ở trong họ hàng là vô luân rất đáng kết tội. Nhiều kẻ bảo rằng dân Việt đã chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Trung-quốc mà họ quên rằng người Việt vẫn giữ đầy đủ cá tính của dân tộc mình. Bởi vậy ở trong tục lệ Trung-hoa, con cô con cậu hoặc đôi con dì vẫn có thể đi đến cuộc hôn phối một cách hợp thức, trong khi luân lý Việt-Nam lên án nghiêm khắc điều đó. Sự nghiêm khắc ấy, suy cho đến cùng, không phải là sự hẹp hòi mà là phát khởi từ cái ý thức tự vệ, tự tồn vững mạnh để cho giống nòi khỏi bị những sự kết hợp nguy hại, hầu có những miêu duệ tốt, tránh xa được sự tác hại của những ảnh hưởng di truyền đồng tính đồng tật.

Nếu suy nghĩ kỹ hơn nữa về sự kiện ấy, ta có thể bảo người Việt có một trực giác khoa học rất cao, dù trên thực tế chứng nghiệm họ không phân tích được sự kiện ấy một cách rạch ròi. Như thế, nếu người Việt Nam lên án các cuộc hôn nhân giữa những con người cùng một họ hàng và xem sự hôn phối ấy như là biểu hiệu hoàn toàn súc vật, điều đó phải được đánh giá đúng mức trong cái tinh thần tự vệ và nhưng điều kiện lịch sử của họ. Điều đó cũng được xác nhận trong tiếng xưng hô phân biệt quá mức cụ thể mà ta đã đề cập đến ở một đoạn trên, bởi vì người Việt có sự phân biệt cụ thể vị trí mỗi người ở trong gia đình để khỏi có sự lầm lẫn dễ đàng đưa đến một sự xáo trộn nguy hại về mặt tổ chức và mặt sinh tồn.

Nền luân lý ấy thấm sâu đặc biệt trong đời sống của quần chúng và người ngoại quốc có thể kinh ngạc khi càng đi sâu vào trong các vùng thôn quê lạc loài, núi rừng hẻo lánh, thì vẫn gặp được những người Việt-Nam hiền hòa, đức độ, hồn nhiên, và chừng như xa thị thành bao nhiêu thì cái tinh thần đạo đức, luân lý của người Việt-Nam lại càng rõ rệt. Đó quả là điều trái ngược lại với sinh hoạt của các xã hội Tây Phương, bởi vì những xã hội này chỉ có thể liếp tò cbửc tốt đẹp ở chốn thị thành lthi~u hơn là ở các nơi hẻo lánh.

Như thế chính bởi người Việt ở chốn phó phường bị sự xâm nhập cưỡng ép của nền văn minh nước ngoài, và nhiều nền văn minh này kéo đến đất Việt không phải với một thiện tâm, thiện ý cùng nhau trao đổi xây dựng, hoặc với ý định dung hòa, thân ái. Do đó, những sự lệch lạc cùng những sa đọa có thể xảy ra do sự nhận định nông nổi của một thiểu số người Việt ở chốn thị thành, do những chủ trương phá hoại của kẻ xâm lược.

Tinh thần luân lý người Việt quả đã thấm nhuần mọi mặt sinh hoạt vật chất, tinh thần của họ. Chúng ta có đề cập đến màu sắc áo quần thanh đạm mà họ ăn mặc hàng ngày như là dấu hiệu của óc thực tiễn, nhưng nghĩ xa hơn đó là biểu hiện của tinh thần luân lý, của sự thanh nhã, khiêm tốn. không muốn phô trương lòe loẹt ra ngoài, mà âm thầm giữ thái độ chín chắn bên trong. Tất cả màu sắc rực rỡ đâu có tính cách hướng ngoại, dấu hiệu của óc nông nổi, hẹp hòi, tuy có chứng tỏ được vẻ trẻ trung. Còn màu nhã đạm bao giờ cũng có một nét âm thầm hướng nội và có bề sâu sinh hoạt, chiều dài thăm thẳm của nền văn minh. Và chính nền văn minh Việt không có mặt nổi mà có mặt chìm, không có số lượng mà có phẩm chất. Đó là một loại văn minh riêng biệt, không hoàn toàn giống với bất cứ loại văn minh nào đã có những thời sôi nổi trên mặt địa cầu.

Vì có ý thức luân lý sâu xa như thế nên người Việt-Nam bao giờ cũng trọng nhân nghĩa và vẫn giữ được giá trị căn bản tinh thần để mà tồn tại qua nhiều giông tố lịch sử phũ phàng. Họ đứng vững chãi giữa lãnh thổ mình, và chắc họ sẽ đứng vững chãi như thế trong suốt quá trình lịch sử nhân loại.

Nói về cái ý thức ấy, người ta có thể kể đến một số sự kiện quan trọng đã xác nhận rõ hơn nữa tinh thần luân lý sâu sắc của người Việt-Nam. Đó là quan niệm đối với tầng lớp xướng ca. Nếu ở La Mã ngày xưa người ta khinh ghét lớp người nuôi heo và làm thịt heo, tước bỏ tất cả quyền lợi của hạng người này ở trong xã hội, thì ở Việt Nam chế độ phong kiến cũng đã tước bỏ khá nhiều lợi quyền chính trị của lớp xướng ca và, con cháu họ, chỉ vì quan niệm xướng ca là một tầng lớp vô luân. Sự vô luân này không phải đánh giá ở trên thực tại sa đọa có thể xảy ra trong lớp người ấy, mà ở nơi các vai trò của họ, ở sự người con có thể đóng một vai vua và bắt người cha làm kẻ bề tôi quỳ lạy, ở sự anh em có thể đóng vai vợ chồng, hoặc là vợ chồng đóng vai mẹ con hay là cha con... Người Việt không muốn những kẻ đã từng làm mất ranh giới đạo đức luân lý - dầu là ở trong khoảnh khắc của sự trình diễn - có thể ra đời giở lấy quyền hành, có được địa vị xã hội để mà cầm cân nẩy mực định đoạt cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của họ. Những kẻ đã từng vi phạm luân lý, kẻ ấy đã hết uy quyền luân lý đó là kỷ luật xã hội. Sự kỳ thị ấy đã bắt buộc các nhân vật sống nghề xướng ca không được dự các cuộc thi, và trong hôn nhân những con cái nhà tử tế không được kết thân với lớp ca kỹ bao giờ, trừ sự mua vui chốc lát.

Có người vẫn nghĩ rằng đó là sự hẹp hòi của cái chế độ vua quan ngày xưa, nhận họ không thấy ý thức luân lý cần thiết đã mà tự vệ, tự tồn của dân tộc Việt. Dân Việt sẵn sàng chấp nhận một số quan điểm hẹp hòi để bảo vệ cho một cái lợi quyền lớn lao là sự độc lập là sự tồn tại của mình, thiết tưởng phải đánh giá họ trên cơ sở ấy mới sát đúng được. Mãi đến sau này, dầu xã hội đã đổi thay thành kiến cho rằng xướng ca vô loại vẫn còn có nhiều ảnh hưởng sâu xa đến tầng lớp ấy cũng như đối với lớp người ngoại cuộc. Một số sống nghề cầm ca, sân khấu, vẫn có mặc cảm nguy hại là mình vốn không đứng đắn, hoặc bị coi rẻ, nên họ dễ tự coi nhẹ hẳn giá trị mình và dễ tự đưa đẩy vào con đường trụy lạc, với một cuộc sống bừa bãi, làm suy giảm nhiều đến nhân phẩm mình. Mặt khác, người Việt vẫn có tình ý coi rẻ các người theo nghề nghiệp ấy, mặc dầu họ vẫn hoan hô, ca ngợi những kẻ diễn xuất có tài. Sự coi rẻ này thực là âm thầm, sâu xa do hai nguyên nhân: thành kiến đã có từ xưa đối với hạng này và cuộc sống tương đối dễ dãi, hỗn tạp của họ trước mắt. Chính ý tình ấy làm cản trở nhiều cho nền kịch nghệ Việt-nam, và nhiều gia đình vẫn cho là đại bất hạnh khi thấy con em của họ bước vào nghề nghiệp xướng ca. Thậm chi cha mẹ, họ hàng có thể đi đến một sự từ bỏ công khai hay là âm thầm con cháu của họ, nếu chủng đi vào nghiệp ấy.

Gác bỏ ra ngoài sự cố chấp của một quan niệm như thế, chúng ta vẫn nhìn thấy cái băn khoăn duy trì luân lý thật là sâu xa của người Việt-Nam, bởi vì chính người Việt- Nam là một dân tộc có cái ý thức luân lý hết sức mạnh mẽ, vững bền.

Ngay đối với sự lấy chồng nước ngoài, người đàn bà Việt cũng có thành kiến rõ rệt. Tất nhiên, trong những điều kiện bình đẵng, ý thức tương đồng, người Việt có thể chấp nhận được một cuộc hôn nhân như thế bởi vì quan niệm của họ không phải nhất thiết hẹp hòi.

Trong lịch sử Việt, một nàng công chúa tên là Huyền Trân bị đem gả cho vua nước Chiêm Thành tên là Chế Mân và sự kiện này vẫn được một số nho sĩ tán thành vì họ nhận thấy trong đó quyền lợi quốc gia của họ được thêm tôn trọng: sính lễ cầu hôn là hai miền đất Ô, Rí hết sức rộng rãi. Điều thú vị nhất ở trong việc này là đoạn cuối cùng, bởi vì nàng công chúa ấy rồi được cướp về chừng như người Việt vẫn không chịu nổi một cuộc thóat ly dứt khoát của người đàn bà xứ họ về với một dân tộc khác. Trên phương diện này, dân Việt có lòng tự ái đặc biệt, khác hơn bất cứ là dân tộc nào. Ta có thể hiểu trong cái quá trình lịch sử luôn luôn bị sự chèn ép, áp bức của những thế lực bên ngoài, người Việt không muốn liên kết sâu xa với thế lực ấy, đe khỏi bị họa diệt vong.

Họ phải bảo tồn nòi giống và danh dự họ, không muốn đàn bà của họ chịu đựng mọi sự chung sống với kẻ ngoại bang, bởi vì đàn bà của họ vốn rất trung thành, chịu đựng, có thể vì sự gắn bó mà quên giống nòi. Bài học lịch sử của dân tộc họ là chuyện cô gái Mỹ Châu, con An Dương Vương, vì lấy một người ngoài nước tên là Trọng Thủy, mà cơ nghiệp của nhà vua sụp đổ tan tành, đất nước bị sự lệ thuộc lâu dài. Có lẽ do những phản ứng sâu xa, do những kinh nghiệm lịch sử người Việt vẫn khinh ghét rất đậm đà tất cả những người phụ nữ lấy chồng nước ngoài nhất là khi nước ngoài ấy thuộc về các dân tộc đã làm phương hại đến quyền lợi vật chất hay là tình thân của họ. Trong ngôn ngữ họ, ngày xưa có cái thành ngữ « Thằng Ngô, con đĩ » để chỉ người Tàu và các bà vợ Việt-Nam, mặc dầu họ vẫn tiếp đón niềm nở văn hóa Trung-hoa và biết quí trọng nền văn hóa ấy.

Đối với lớp người lấy Pháp, họ vẫn quen gọi bằng tiếng Me Tây, và bất cứ người nước nào đến xứ sở họ và có vợ Việt, như Mỹ chẳng hạn thì các người vợ sẽ được gọi bằng Me Mỹ... .

Tiếng « Me » của họ là tiếng gọi rất đặc biệt, ngụ ý chỉ trích, khinh miệt hết sức đậm đà. Tất nhiên, chỉ có những người đàn bà gọi là hư hỏng ở trong xã hội Việt-Nam mới lấy chồng ở ngoài nước. Cũng có một số con nhà gọi là khá giả, có nhiều năm ở trường hay du học ở nước ngoài, lấy chồng ngoại quốc vẫn cho đó là dấu hiệu văn minh, nhưng xét cho cùng lớp phụ nữ này vẫn bị đa số đồng bào của họ khinh miệt rõ rệt hoặc là âm thầm, vì họ xem đó là một hành động mất gốc, lạc nòi, của một bọn người đã dứt cội rễ. Nếu ta đi tới sâu thêm một tí nữa thì ta có dịp thấy rằng giữa những người đàn bà hạ lưu, trụy lạc lấy chồng ngoài vẫn cảm thấy sự âm thầm, tủi nhục, xót xa hơn là lớp phụ nữ có trình độ học vấn và được sinh trưởng trong những gia đình gọi là tử tế. Tại sao lớp người đàn bà nguy khốn, bị đẩy vào thế lấy người nước ngoài tìm sinh kế mưu sinh, lại có y thức dân tộc hơn là những lớp tự gọi có học ? Điều này chỉ có thể giải thích được như sau: lớp gọi là có học này đả bị văn hóa nước ngoài « đầu độc » làm cho mất hết ý niệm quốc gia dân tộc nói theo giọng điệu của những người Việt yêu nước. Tất nhiên, lớp đàn bà này không nhiều ở trong xã hội Việt-Nam, và hình như thế nào rồi về sau họ cũng cảm thấy chán chường, xấu hố hoặc là âm thầm hối hận về sự đi lấy chồng ngoài, vốn bị dân tộc của họ xem như là sự bội phản, là sự sa đọa nhân cách.


Y thức luân lý ở nơi người Việt còn tìm thấy trong nhiều cách đổi đời giữa những tầng lớp con người khác nhau trong một xã hội. Họ là dân tộc hiếu khách và đi vào những miền quê hẻo lánh, núi rừng xa xôi, lòng hiếu khách ấy càng được duy trì phát triển. Người Việt sẵn sàng dành những tiện nghi cho khách, để món ăn ngon cho khách và coi việc khách đến thăm nhà mình là một hành động thân ái đáng nên trọng vọng. Câu nói « tiền khách hậu chủ » của họ cho thấy họ có một quan niệm rất văn minh về mối tương quan đối đãi giữa người, do đó những người đàn bà dầu có nhan sắc đến đâu, tài giỏi đến đâu cũng bị người Việt coi như là người vợ xấu nết làm mất lòng khách đến thăm nhà, tỏ ra thái độ không mấy lịch thiệp, hoặc là ích kỷ, khó tính đối với bà con, bạn hữu…

Ý thức luân lý của người Việt-Nam đã thành một sức phản ứng hết sức sâu xa khiến nó tỏa ra ở khắp mọi mặt sinh hoạt, vật chất cũng như tinh thần. Trong nền văn chương bình dân của người Việt-Nam, tục ngữ, cổ tích chiếm một vị trí đáng kể, và hằu hết đó là nền luân lý sống động, cụ thể và rất thực tiễn, được viết thành văn, thành điệu rõ ràng. Người dân Việt-Nam sống giữa tục ngữ, cổ tích như con cá sống giữa biển và tinh thần họ, qua các lời nói hàng ngày thật là phong phú ý tình xây dựng rút từ tục ngữ, cổ tích, ca dao. Cho đến những người dân quê thất học, tâm não cũng thấm nhuần được khá nhiều các câu răn dạy truyền thần có điệu, có vần để họ sử dụng trong cuộc đối thoại, như những nguyên tắc vàng ngọc, và cả trong khi chửi rủa, như những luận chứng bất khả di dịch. Một điều đáng chú ý là có lắm câu tục ngữ hết sức bóng bẩy, rất đỗi khó hiểu, cả đến nhiều người trí thức có văn bằng cao cũng không thể nào cắt nghĩa cho gọn, thế mà những người bình dân Việt-Nam vẫn sử dụng được một cách chính xác đặc biệt trong lúc nói năng. Tất nhiên người nói không sao cắt nghĩa các câu phát biểu một cách phân minh, vì họ chỉ hiểu nó bằng trực giác, vì căn bản tâm hồn họ như làm bằng chất luân lý và thông cảm với luân lý một cách tự nhiên, dễ dàng. Nếu người ta đem so sánh trình độ dân quê nước Pháp hay là nước Mỹ với người dân quê Việt-Nam, người ta sẽ thấy rõ ràng trình độ phản ứng luân lý của người Việt-Nam sâu sắc hơn nhiều. Điều đó thực cũng dễ hiểu, bởi vì dân tộc Việt-Nam đã lập quốc lâu đời hơn các nước nói trên hàng mấy ngàn năm, và họ là một dân tộc chiến đấu không ngừng ở trong lịch sử để mà tự tồn, phát triển, nên có ý niệm ngấm ngầm vững chắc về giá trị mình. Cả đến những thần thoại của họ cũng có một tinh thần luân lý đặc biệt hướng . về những giá trị rất cao đẹp. Hoặc là đề cao giống nòi như chuyện Con Rồng Cháu Tiên, ca ngợi anh hùng cứu quốc như chuyện Phù Đổng Thiên Vương, cổ võ hôn nhân bình đẳng, tự do như chuyện Tiên Dung và Chữ Bồng Tử, phát huy đức tính siêng năng như là SơnTinh, Thủy Tinh. Tóm lại, những điều nhân nghĩa thủy chung bao giờ cũng là xương tũy của thần thoại họ. Thật là khác hẳn với những thần thoại Tây Phương trong đó đa sồ thánh thần đều sống cuộc đời hỗn loạn, vô luân, nhiều khi phức tạp hơn là cầm thú. Không chỉ ở trong văn chương bình dân, ý niệm luân lý đã thành chất sống xương tủy, mà đến văn chương bác học của lớp sĩ phu ngày xưa, vốn là tầng lớp hưởng thụ ở trong xã hội, ý thức luân lý cũng thực hết sức đậm đà. Vẫn biết theo những nguyên tắc giáo điều, nền luân lý ấy có vẻ cứng nhắc, hẹp hòi, nhưng không vì thế mà nó không có sức mạnh quan trọng quyết định. Người ta kể chuyện một nhà thơ Việt ở tại miền Nam là Nguyễn Đình Chiểu, mặc dầu vừa mù vừa điếc, vẫn đem sức tàn làm thơ chóng giặc và viết sách để truyền bá luân lý đạo đức cho dân tộc mình. Chính nhà thơ ấy, trong lúc đói nghèo, tàn tật, vẫn không chịu nhận món tiền do bọn thực dân tặng cấp. Đặc biệt hơn nữa là suốt quãng đời khốn đốn của mình, ông Nguyễn Đình Chiểu chỉ giặt quần áo bằng thứ nước tro chứ không chịu dùng xà' phòng mà ông cho là một thứ sản phẩm của giặc. Ông cũng không chịu đi trên con đường quốc lộ mà ông cho là công trình xây đắp của bọn thực dân, mà phải băng đồng lội ruộng thật là vất vả, mỗi khi xê dịch. Đấy là một câu chuyện thực nói lên ý thức luân lý cố chấp của một sĩ phu, nhưng xét cho cùng, trong đó có cái lý tưởng căm thù những kẻ xâm lược hết sức sâu xa, hết sức cảm động và cũng hết sức lớn lao, trở thành một sự khuyến cáo khó lòng phai nhạt đối với bao nhiêu thế hệ đến sau. Những thứ linh thán cứng rắn như thế không thể đem ra phẩm bình hời hợt bằng một con mắt bàng quan, và xem là một thái độ bảo thủ lỗi thời. Thực ra phải đứng vào vị trí dân tộc, cùng cái nhu yếu tự vệ khẩn thiết của dân tộc ấy, mới nhận định đúng cái giá trị. Đó là một thứ tinh thần, thứ tinh thần kết linh của nhiều thế hệ chống đối, một loại kim cương đọng lại từ lớp đá tham sinh hoạt của bao nhiêu đời. Và các ảnh hưởng phá hoại từ bên ngoài đến, dù có khả năng quyến rủ, lung lạc bao nhiêu cũng thành vô ích như cơn gió cuống dội dào núi đá lớn lao, hay nói theo một thành ngữ Việt-Nam, chỉ là « nước đổ lá môn » . Có thể nói trắng hằu hết tác phẩm cổ điển Việt- Nam đều chan chứa những tinh thần đạo đức, cương thường, và tuy xã hội đổi thay nó không hẳn còn phù hợp, nhưng tinh hoa ấy vẫn là nòng cốt tinh thần dân tộc. Cái tinh hoa ấy là sống sao cho hợp với lẽ phải, hợp với đạo lý làm người trong một xã hội, là sự hướng về điều thiện và những giá trị cao đẹp. Người ta khó lòng tìm trong văn học Việt-Nam ngày xưa những sách vô luân, hoặc đi ngược lại tinh thần đạo đức truyền thống. Nếu đem so với văn chương Trung-Hoa thời cổ mà người Việt-Nam vốn rất trọng mộ, ta thấy tiểu thuyết Trung-Hoa dưới các triều đại phong kiến có lắm tác phẩm nhảm nhí, đồi trụy, trong khi văn chương Việt-Nam vẫn giữ được vẻ trong sạch, tinh khiết của một nề nếp vững vàng. Tất nhiên, chưa kể đến tiểu thuyết Ý hay Pháp hay Mỹ hay Anh thời xưa, có vô số những tác phẩm sa đọa nhầy nhụa bản năng con người.

Ở Việt Nam hình như chỉ có mỗi quyển Kiều của nhà thi sĩ xuất chúng Nguyễn Du là từng bị đã kích về đôi điểm xúc phạm luân lý của nó. Nhưng nếu đem quyển sách ấy so với tác phẩm nguồn gốc mà nó vay mượn sự kiện là quyển Kim Vân Kiều. Truyện của một tác giả hiệu là Thanh Tâm Tài Nhân thì ta thấy rằng công trình văn nghệ của thi hào Việt Nam thanh nhã hơn nhiều bóng bẩy hơn nhiều. Vả lại, sự đả kích truyện Kiều chỉ xuất phát từ đôi quan niệm cố chấp hẹp hòi của vài nhân vật thủ cựu, hoặc bị lệch vì một quan điểm chính trị nhất thời, hoặc vì quá chú trọng vào chi tiết mà quên đại cương. Thực ra, nội dung của quyển Đoạn Trường Tân Thanh là một nội dung quản lý sâu xa đặc biệt về người, vì nó nói lên một sự tố cáo về sự chà đạp con người, bày tỏ một niềm khát vọng yên vui, hạnh phúc về người. Tôi tưởng không nói quá đáng khi nhận định rằng truyện. Kiều - mà tôi phải tốn bao nhiêu công phu tìm hiểu - là một tác phẩm tiêu biểu của nền văn học Việt-Nam, có một nội dung cao nhất về mặt đạo đức vượt xa hơn hẳn bao nhiêu tác phẩm cổ điển của nhiều dân tộc tự xưng có nền văn minh lâu đời trên thế giới này. Đọc nó, ta thấy nức nở một niềm tủi hổ về con ngườì bị đày đọa, con ngtrời tài đức vẹn toàn mà không bao giờ được hưởng hạnh phúc, và trong sự nức nở ấy là tiếng kêu đòi thống thiết được sống cao đẹp, yên lành. Tôi chắc những nhà trí thức Việt-Nam nhận thấy rõ ràng điều đó hơn là chúng tôi, bởi vì lời thơ của một dân tộc có âm hưởng riêng của nó mà người ngoại địa khó lòng thông điệu dễ dàng.

Chính ý thức luân lý sâu sắc ấy đã giúp người Việt đạt đến tinh thần nhân bản rộng rãi, tràn trề sinh lực, thể hiện ở trong mọi ngành sinh hoạt. Xét trong gia đinh, hay ngoài xã hội, ta thấy người Việt có một ý niệm khả rõ về giá trị người, cùng mối tương quan giữa người với người, nên họ có sự tôn trọng lẫn nhau hết sức đặc biệt. Một tục lệ khiến cho những người ngoại quốc chú ý là cách gọi nhau bằng cái tên con đầu lòng. Qua cách xưng hô như thế - và đó là lối xưng hô đặc biệt Việt-Nam - chúng ta thấy được nhiều điểm đáng nên lưu ý: một là có sự nể nang giữa lớp người lớn với nhau khi họ đã có gia đình con cái, hai là xác nhận một sự thay đổi vị trí của kẻ có con, làm cho kẻ đó và con của họ có một ràng buộc hiển nhiên, lại giữa kẻ đó với người bên ngoài cũng có một sự thông cảm, tương giao rõ rệt. Do đó giá trị con trẻ không hề bị sự phủ nhận, mà qua tục ngữ, ca dao của họ, ta thấy người Việt dành cho con trẻ một địa vị khá quan trọng. Câu chuyện lịch sử pha nhiều tính chất thần thoại Phù Đổng Thiên Vương cho thấy người Việt có một ý niệm rất quí đối với con nít : trẻ con vẫn có thể thành anh hùng cứu quốc và có thể được xem như thần thánh. Chính cái tư tưởng ái quốc làm cho mọi thứ lực lượng trở thành lớn lao, vô địch, như em bé nhỏ làng Gióng bỗng chốc cao lớn, hùng mạnh phi trường từ khi được nung nấu bởi ý tinh cứu cấp giống nòi khỏi bước nguy vong.

Về vị trí của người phụ nữ, ở trong gia đình, mặc dầu người Việt chịu ảnh hưởng của phong kiến Trung-Hoa quan niệm « Chồng chúa, Vợ tôi » , nhưng người đàn bà không bị gò ép lệ thuộc như ở Trung-hoa thời xưa, không có những thứ ước lệ khắc nghiệt đầy đọa cuộc đời của họ như trong xã hội cổ Trung-Hoa. Nhiều vua Việt vẫn quan tâm đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của lớp phụ nữ, và người đàn bà Việt-Nam có một giá trị đặc biệt ở trong lịch sử dân tộc: chính hai chị em nữ anh hùng Trưng Trắc, Trưng Nhị đã phát huy cái tinh tuần tự cường, bất khuất của dân tộc họ một cách vẻ vang trước hết. Không chỉ về mặt quân sự người đàn bà Việt đã có công tích đều tiên trong sự giành lấy tự chủ, độc lập cho giống nòi mình, qua những hình ảnh bà Trưng, bà Triệu vô cùng oanh liệt, mà về văn chương, lại cũng là người đàn bà đầu tiên đã đem niềm tin lại cho dân tộc đối với ngôn ngữ của mình. Tôi muốn nói đến bà Đoàn Thị Điểm, dịch giả Chinh Phụ Ngâm Khúc. Bà này được kể như là phụ nữ vừa có nhan sắc, vừa có đức hạnh, lại có tài năng, đáng xem như một giá trị tinh thần thật quý của phụ nữ Việt. Bà Điểm trước hơn bất cứ sĩ phu nào hết ở đất nước này đã cho người Việt thấy rằng tiếng nói của họ không thua kém gì ngôn ngữ Trung-Hoa, mà còn muốn nói là nó có thể ngang hàng hay là vượt hẳn ngôn ngữ Trung-Hoa về mặt nghệ thuật, khi bà đem tiếng nôm na của dân tộc mình qua một thể điệu thuần nhất, song song dịch lại những lời thơ bằng Hán văn viết theo theo điệu tự do. Có đôi người trí thức Việt bảo với tôi rằng : bà Điểm là nhà dịch giả thiên tài đầu tiên ở đất nước họ chỉ cần nghiên cứu kỹ bản dịch của bà, người ta có thể rút ra một số nguyên tắc căn bản cho sự dịch thuật mãi về sau này. Thiết tưởng trong một hoàn cảnh xã hội mà một số lớn sĩ phu chạy theo ca ngợi văn hóa nước ngoài, người đàn bà họ Đoàn ấy đã khéo gây dựng cho lớp người trên niềm tin đối với tiếng nói dân tộc bằng một bằng chứng hiển nhiên, cụ thể, quý giá tuyệt vời. Xét trong văn học bình dân, la thấy người phụ nữ Việt, mặc dầu khổ cực nhưng rất được sự yêu quý nể vì, không như phụ nữ bình dân nhiều nước Tây Phương chịu sự đối đãi thô lỗ nhiều khi quá sức chênh lệch với người đàn ông. Không phải đùa cợt mà người Việt- Nam cho rằng « nhất vợ nhì trời » dù trên thực tế của những chế độ bất công, đàn bà vẫn chịu nhiều nỗi thua thiệt. Phần nhiều đàn bà có một ngôi vị quan trọng, nhiều khi quyết định ở trong gia đình. Bởi lẽ người đàn bà ấy nắm hết cơ sở vật chất, quản trị trong nhà, giữ mối liên lạc đối với họ hàng, bà con, thấy rõ trọng trách của gia đinh mình đối với làng nước.

Người đàn bà Việt được đào tạo trong khuôn mẫu như thế là một thứ hạng giám đốc chính trị kiêm cả chuyên viên trong một cơ xưởng lớn, ngoài cái vai trò làm vợ, làm mẹ. Những người phụ nữ Việt-Nam đạt đến cái trình độ ấy đều được trọng vọng, đối với chồng con và đối với cả họ hàng, làng nước. Nhiều người Việt Nam bảo rằng : « Chính xứ sở họ tồn tại, phát triển cho đến ngày nay là nhờ phần lớn ở sự hy sinh, ở những nỗ lực của các bà mẹ Việt-Nam ». Và cái thế hệ của các bà mẹ hy sinh cao cả và âm thầm ấy, cho đến ngày nay vẫn chưa được các gia, sử các nhà văn học nói đến một cách xác thực, đầy đủ. Tuy vậy, những người có ý thức rõ về sức mạnh của dân tộc đều thấy lực lượng phụ nữ đóng một vai trò hết sức quyết định đối với vận mệnh xứ sở. Các vị vua chúa trong lịch sử Việt muốn đất nước được phồn thịnh lâu dài đều rất quan tâm đến quyền lợi của phụ nữ như đời Hồng Đức, và các nhà cách mạng lớn của nước Việt-Nam đều tìm mọi cách nâng cao tư tưởng phụ nữ, giải thoát nhưng dây ràng buộc vô lý đối với cuộc sống tinh thần của họ, để họ có thể đóng góp một cách xứng đáng cho sự nghiệp chung.

Quả có như vậy, nếu không lưu ý thiết thực đến những quyền lợi chính đáng của người phụ nữ thì không một chế độ nào có thể cải thiện thực rạng xã hội được cả, và không một chế độ nào có thể tồn tại lâu dài.

Tôi tưởng nói về ý thức quản lý của người Việt Nam, chúng ta không cần dừng lại ở các tinh thần thờ cúng tổ tiên hết sức sâu xa và lòng sùng bái anh hùng hết sức trọng vọng của họ, bởi vì có fhể nói rằng dân Việt có lòng nhớ ơn nồng hậu đối với những bậc tiền bối cũng như rấl quý anh hùng.

Điều mà chúng ta có thể thêm kể tạm kết thúc đoạn này là cái tinh thần tập thể của người Việt-nam. Tấm lòng hiếu khách, yêu mến bà con họ hàng cũng là một đôi biểu hiện của tinh thần ấy. Nhưng có lẽ hai nguyên nhân đã khiến người Việt có óc tập thể sâu xa là cái nguồn gốc văn hóa và cái thực tại lịch sử. Người Việt, ngoài những ảnh hưởng văn hóa Trung-hoa hầu như còn dựa căn bản trên nền văn hóa Anh-đô-nê-diên nên các sinh hoạt của bọ thiên về làng xã nhiều hơn, hướng về đời sống hương ẩm cộng đồng hết sức mạnh mẽ. Cái tiếng « làng nước » của họ có một ý nghĩa đậm đà, đi đôi với tiếng «họ hàng, bà con » và « miếng thịt làng» của họ nghìn xưa có một giá trị xã hội thật là đặc biệt khiến người Việt Nam xem nó hơn cả « một sàng thịt chợ ». Người Việt tôn trọng các phong tục về làng xã, lấy sự phê phán của làng xã đó làm một tiêu chuẩn giá trị rất lớn. Họ có lối chơi góp họ (hay hụi, hay biêu) để mà tương thân tương trợ, và có tục lệ góp tiền thăm viếng lẫn nhau trong những trường hợp ma chay, hiếu hỉ. Lối đóng góp này vẫn bị một số tri thức Việt-Nam công kích, nhưng chừng như sự công kích không sát với sinh hoạt căn bản của người dân nghèo Việl-Nam, bao giờ cũng đòi hỏi đến một sự giúp đở hỗ tương và bao giờ cũng có ý hướng cùng nhau chia xẻ những nỗi vui buồn, điều mà tinh thần cá nhân chủ nghĩa Tây Phương không làm thế nào có được.

Ý thức về tập thể ăy là dấu hiệu tự vệ của một dân tộc phải đương đầu nhiều với giặc ngoại xâm. Người ta không thể tồn tại, nếu sống rời rạc, điều đó người Việt phải hiểu rõ hơn bất cứ dân tộc nào khác trên địa cầu này.

Có lẽ ý thức về cái tinh thần cộng đồng sinh hoạt ở nơi người Việt được thể hiện rõ trong chén nước mắm đặt giữa mâm cơm. Mắm là món ăn phổ biến, có nhiều sinh tố, còn là thức ăn căn bản của mọi gia đình Việt Nam. Những người Việt-Nam khi sống ngoài đất nước mình, bao giờ cũng tưởng nhớ tới nước mắm một cách thân thiết. Chén mắm không bao giờ thiếu trong các bữa ăn, hay nói cách khác là nó không thể thiếu được. Mọi người ngồi chung mâm cơm đều chấm thức ăn trong chén mắm ấy như cùng gặp nhau ở trong một điểm hòa đồng. Những người trí thức tân học Việt-Nam có thể cho rằng lối ăn như vậy không phù hợp với vệ sinh, và họ vẫn có lý lẽ để mà chỉ trích, nhưng khi nói thế họ đã đơn giản sự việc một cách vội vàng, cơ hồ như họ quên mất cái phần tinh thần sâu xa, nguyên khởi ở trong sự việc.

Ý thức luân lý, sinh hoạt tập thể, trình độ văn minh tinh thần khá cao, làm cho dân Việt còn một đức tính đặc biệt là sự hiếu hòa. Ở đây không chỉ là sự hiếu hòa của một dân tộc sống bằng nông nghiệp, quen với thiên nhiên, bao giờ cũng khao khát cảnh thái bình nl cư, lạc nghiệp hơn là tàn sát, chiến tranh. Ở đây, còn có cái gi cao hơn là những ảnh hưởng thiên nhiên, nghề nghiệp. Nó là một thứ triết lý tinh diệu của sự liên kết mền mỏng mà không nhượng bộ, hiền từ mà không nhu nhược, uyển chuyển để nuôi dưỡng sự tồn tại của mình. Cái tác phong ấy có thể là một kinh nghiệm thực tế rút từ trong khắp mọi ngành sinh hoạt, là một ý thức quy nạp sinh động qua những nguy cơ và những thăng trầm.

Nếu ta thấy rằng dân Việt đã từng chiến đấu thế nào ở trong lịch sử, thì ta sẽ thấm thía nhiều hơn nữa về cái đức tính hiếu hòa của họ. Đó là dân tộc anh hùng mà không có anh hùng ca, bởi vì người Việt không xem mọi sự chém giết là một vinh quang. Cho đến khi đã chiến thắng oai hùng, họ cũng hiền lành như vậy, hòa hảo như vậy. Những vua chúa họ ngày xưa khi đã quật ngã kẻ thù xâm lược vẫn chịu nhún nhường triều cống để mua thái bình cho đất nước mình, dù phải trả bằng giá đắt của lòng tự ái cá nhân hay là bảo vật ở trong kho tàng. Dù có mất công tìm kiếm bao nhiêu đi nữa ở trong văn chương của họ, bác học cũng như bình dân, ta vẫn không thấy một tác phẩm nào để cao lửa máu chiến chinh. Mà bất cứ đâu cũng bày ra cảnh sản xuất êm đềm, những lời tình tự trong sáng, nỗi niềm thương yêu, hy vọng chứa chan. Nơi lớp bình dân ngậm ngùi khi bị cưỡng bách làm người lính thú không có hình ảnh oanh liệl đã đành, mà kẻ sĩ kia múa gươm thét ngựa ra chốn chiến trường cuối cùng lại quay trở về với nỗi khao khát được sống yên lành nơi chốn quê hương, bên người vợ hiền, gần người mẹ già đáng kính, đàn con thơ ngây trong những sinh hoạt giản dị, bình thường.

Do cái tinh thần hiếu hòa, hiếu tĩnh mà người Việt-Nam có một thái độ liên kết hòa đồng gần như đồng nghĩa với sự thân ái, với ý khoan dung. Người Việt không hề có sự kỳ thị đối với các dân tộc khác, hoặc chủng tộc khác. Đó là một điểm rất rõ ở trong sinh hoạt phong phú của họ thường ngày. Tuy vẫn chống lại phong kiến Trung-Hoa suốt cả thời gian Bắc thuộc, nhưng họ vẫn niềm nở đón người Tàu đến mua bán tại xứ sở của họ. Chưa nói là những người này vốn giỏi về ngành thương mại đã chiếm đoạt được khá nhiều tài sản quý giá trên đất Việt-Nam. Ấy thế mà đối với họ, người Việt vẫn gọi bằng cái danh từ « các chú » như gọi bà con thân thuộc của mình. Nếu ta biết rõ hiện nay trên thế giới có biết bao nhiêu dân tộc vẫn ngăn cản người Trung-hoa đến để mua bán như là cấm cản một sự phá hoại kinh khủng, thì ta thấy rõ người Việt có một tinh thần liên kết dân tộc đến như thế nào. Hơn nữa, không phải người Trung-hoa sang buôn bán ở nước Việt-Nam với một tính cách của dân xâm lược (bởi lẽ nếu là xâm lược thì dân Việt-Nam sẵn sàng đánh đuổi), nhưng họ đã sang nhiều đợt như là đoàn người tị nạn, hoặc là mưu việc sinh kế vì quá nghèo nàn trong xứ sở mình, cho nên bọ vẫn gặp sự chia xẻ cảm thông của người dân Việt.

Không chỉ đối riêng với người Trung-hoa dân Việt có thái độ ấy, mà hầu như đối với tất cả mọi dân tộc khác, người Việt cũng tỏ ra rất ôn hòa, liên kết, nếu các dân tộc này : đừng mưu toan đem ách thống trị mà đặt lên đầu, lên cổ của dân tộc họ. Vì vậy, người Việt vẫy gọi người bạn Ấn-Độ của họ bằng cái tên gọi « anh Bảy » - Anh Bảy Cà-Ri - hết sức thân mật, như họ đã dùng tiếng (chú Ba Tàu » gọi người Trung-hoa. Anh Bảy, chú Ba, rõ ràng là các vị thứ quen thuộc trong một gia đình.

Khi nghĩ về các đại danh từ ấy, tôi thấy có lẽ không dân tộc nào trên địa càu này có cái tinh thần phân minh mà lại rộng rãi như người Việl-Nam.

Qua cách xưng hô. Đối đãi của họ hằng ngày, họ có hẳn một cách nhìn riêng biệt, xứng đáng với cái ý thức của một giống nòi thật sự văn minh, và văn minh ấy có một chiều sâu quan trọng, bao trùm được hết mọi người. Nếu đem so sánn với biết bao nhiêu dân tộc hiện nay đang còn ghét nhau chỉ vi màu da, chỉ vì tiếng nói, hoặc chỉ vì mối tranh chấp lịch sử quá xa xưa rồi, thì ta thấy rõ người Việt có một trình độ văn minh tinh thần cao hơn các dân tộc ấy rất nhiều, và người Việt xứng đáng làm đàn anh tinh thần các dân tộc ấy mộl cách hiển nhiên.

Không riêng trong sự đối đãi với dân tộc khác, người Việt có cái thái độ hòa đồn thật là văn minh như vậy, mà đối với các tôn giáo, với mọi tín ngưỡng, người Việt vẫn có sẵn tinh thần ấy. Ở trong nếp sống tinh thần, người Việt chấp nhận mọi nền tôn giáo, dù các giáo lý có thể không gặp gỡ nhau ở trên căn bản trong lịch sử Việt, vẫn có những thời mà tôn giáo này hưng thịnh hay là một tôn giáo khác chiếm được ưu thế, nhưng trong quan niệm tín ngưỡrg, người Việt có thể hòa đồng được hết mà không gây nên tranh chấp hỗn loạn.

Vì thế, ngày xưa trong các khoa thi, người ta vẫn hỏi nhiều về tam giáo, và đó là thời tam giáo đồng tôn, đáng xem là một trạng thái đặc biệl của nền văn minh Việt-Nam. Có lẽ người Việt là một đan tộc độc đáo ở điểm không có những sự kỳ thị ấu trị về về mặt hình thức.

Nơi họ thực ra chỉ có mỗi sự kỳ thị duy nhất, là sự kỳ thị về cái phẩm chất luân lý trong mỗi con người, tức là phân biệt kẻ xấu người tốt trong đạo ăn ở. Đối với người Việt biết cách đối đãi ở đời cho được trung hậu, thành tín đạt đến cái giá trị cao nhất, cho nên dân tộc của họ không bao giờ chịu khuất dưới bạo lực, không bao giờ lệ thuộc vào giá trị cao nhất một cách mù quáng. Mọi sự phê phán về người của họ đều qui về các thước đo nhân nghĩa, và chỉ có đủ nhân nghĩa mới mong họ chấp nhận hoàn toàn. Thiếu cái xương sống nhân nghĩa, mọi thứ cơ thể giá trị đều không đứng vững giữa đời sống họ. Vì vậy « miệng thế », « miệng đời », « dư luận thị phi » là những sức mạnh kỳ lạ của dân tộc họ dùng để thẩm định không ngừng các giá trị ấy ở trong xã hội.

Tóm lại chính cái ý thức luân lý và cái giá trị nhân bản sâu xa ở trong tâm hồn người Việt đã làm cho những sinh hoạt của họ đậm đà yếu tố tình nghĩa, làm cho cuộc sống của họ có một vẻ NGƯỜI đặc biệt. Một số người Việt than thở rằng nếp sống ở thị thành của họ mất dần yếu tố tình nghĩa khá cao quý ấy. Bởi vì sinh hoạt xô bồ, phức tạp cùng với quan niệm văn minh hình thức, thiên về vật chất của các nước ngoài tràn đến hỗn loạn ở các phố phường làm cho người dân không còn đủ sức tỉnh táo để thấy rõ mình hơn nữa. CÓ tình có nghĩa, là còn Việt-Nam, hết tình hết nghĩa, không còn là Việt Nam nữa, mà chỉ là những quái thai do sự học đòi lối sống man rợ đội lốt văn minh tạo thành.

(Xem tiếp...)

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thói hư tật xấu của người Việt: Dễ thỏa mãn, tầm nhìn hẹp, không giữ tín, ...

    16/04/2014Vương Trí NhànÓc ti ti như óc dơi, mắt ti ti như mắt muỗi, ngoài buồng the, bếp núc, vẫn không biết gì là nước non, trừ sọ bò đầu heo, vẫn không biết gì là rồng rắn. Huống chi vết xấu ở gia đình, thói hư ở xã hội, gắn sâu buộc chặt trải mấy nghìn năm, đoàn thanh niên cho đến phường tân tiến, đua tranh danh giá, chẳng cu-li thượng đẳng thời nô lệ quá ưu, miệng chưa ráo sữa đã lóc lẻm những thẻ bạc bài ngà
  • Vẻ uyển chuyển và nét tế nhị của người Việt

    06/04/2014Vũ HạnhCó lẽ chính óc thiết thực làm rõ rệt thêm tính cách uyển chuyển và nét tế nhị ở trong tâm hồn người Việt...
  • Người Việt cao quý

    27/03/2014Vũ HạnhCuốn sách được NXB Cảo Thơm xuất bản năm 1965 tại miền Nam mà nguyên tác là "Per Comporedere Vietnam Il Vietnamila " tiếng Ý, tác giả A. Pazzi, Hồng Cúc dịch. Xin giới thiệu bạn đọc nội dung cuốn sách này để các bạn cùng tôi tự nhủ rằng: Đây không phải là một dân tộc tầm thường và sau tôi phải kết luận: Người Việt là một dân tộc ưu hạng, có nền văn minh riêng biệt, có lẽ không giống bất cứ nền văn minh nào trên thế giới này...
  • Tính tự phán của người mình

    18/11/2013Thái AnGần đây, chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ của Trung Hoa trên trường quốc tế, lại thấy dư luận hâm nóng một cuốn sách được xuất bản cách đây hai thập kỷ. Đó là cuốn Người Trung Hoa xấu xí của Bá Dương...
  • Người Việt Cao Quý

    29/10/2013Duy TuệCái đẹp của giống Việt
    Là biết vận dụng
    Trí tuệ phương tiện của thế gian
    Để khám phá chính mình...