Bài học về Tư duy khác biệt

05:02 CH @ Thứ Tư - 20 Tháng Sáu, 2018

Thành công không nằm ở việc bạn dốc hết sức vào công việc nào đó, mà là cách bạn làm như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất...

Nhiều năm trước, trong trại tập trung Auschiwitz của phát xít Đức, một người cha Do Thái đã nói với con trai rằng: “Bây giờ chúng ta không có của cải gì. Tài sản duy nhất mà chúng ta có chính là trí tuệ. Do vậy, khi người khác trả lời 1+1=2, con hãy tư duy rằng 1+1>2”.

Cậu con trai nghe xong nghiêm túc gật đầu. Sau đó, hai cha con may mắn sống sót.

Năm 1946, người cha dẫn con đến thành phố Houston (Mỹ) buôn bán đồ uống. Một hôm, người cha gọi con trai đến và hỏi:

“Con biết giá trị một cân đồng là bao nhiêu không?”

“Dạ thưa cha, 35 xu ạ” – cậu bé đáp chắc nịch.

“Không sai, bây giờ tất cả mọi người ở bang Texas đều biết giá mỗi cân đồng là 35 xu. Nhưng đối với người Do Thái chúng ta, con nên biết mỗi cân đồng nhiều hơn 35 xu. Con hãy thử dùng một cân đồng này làm khóa cửa xem sao” – ông bố từ tốn trả lời.

Nghe lời cha, người con dùng đồng làm khóa cửa, chế tạo dây cót đồng hồ Thụy Sỹ và làm huy chương cho thế vận hội Olympic. Anh đã bán một cân đồng với giá 3.500 đô la.

Năm 1974, chính phủ kêu gọi các công ty và tổ chức thanh lý phế liệu dưới chân tượng nữ thần tự do. Trong khi chẳng một công ty nào “mặn mà” với việc này, thì người con trai lập tức tới ký kết hợp đồng với chính phủ và bắt tay làm việc ngay khi biết tin.

Anh đem nung chảy những vật liệu đồng còn dư thừa và đúc thành một bức tượng nữ thần tự do loại nhỏ. Bùn đất và gỗ mục, anh chế biến gia công làm thành chân đế của bức tượng. Chì và nhôm anh làm thành những chiếc khóa và rao bán rộng rãi trên thị trường. Thậm chí, bụi bẩn trên tượng nữ thần, anh cũng sai người cạo xuống và bán cho những người trồng hoa.

Sau ba tháng, anh đã biến đống phế liệu đó thành một món tiền có giá lớn hơn cả 3.500 đô la Mỹ. Như vậy, giá trị của mỗi cân đồng đã tăng lên gấp hơn một vạn lần so với ban đầu.

Cậu bé người Do Thái đó chính là Chủ tịch hội đồng quản trị của Công ty Mc Call sau này.

Câu chuyện trên cho thấy giá trị thực sự không nằm ở bản thân sự vật mà nằm ở việc con người biết vận dụng đầu óc, trí tuệ để sử dụng vật đó thế nào. Đó cũng chính là tư duy khác biệt tạo nên người giàu và kẻ nghèo, khi tất cả mọi người cho rằng 1+1=2 thì bạn nên kiên trì quan điểm của mình 1+1>2.

Cùng một xuất phát điểm, cùng được cho một mỏ than trên núi để làm ăn, sinh lời và trở nên giàu có, nhưng người nghèo chỉ biết chăm chỉ đào than rồi mang ra chợ bán lấy tiền mua thức ăn về hưởng thụ. Trong khi đó, người giàu lại biết dùng số tiền kiếm được để thuê thêm thợ về đào, giúp cho sản lượng tăng lên.

Chẳng mấy chốc, người giàu trở thành ông chủ, không cần cật lực đào than vẫn có tiền; còn người nghèo thì chỉ biết hùng hục đào xới than và kiếm đủ tiền lo cho bữa ăn hàng ngày. Và đến khi cuộc sống không diễn ra như mong đợi, người nghèo lại oán trách số phận và cuộc đời bất công với mình. Vì sao vậy?

Tất cả nằm ở sự khác biệt trong tư duy! Thành công không nằm ở việc bạn dốc hết sức vào công việc nào đó, mà là cách bạn dốc sức như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất.

Tỷ phú giàu nhất thế giới Bill Gates từng nói rằng: “Sinh ra trong nghèo đói không phải là tội của bạn; nhưng nếu chết trong nghèo đói thì đó hoàn toàn là lỗi của bạn”. Vì thế, bạn đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay đòi hỏi sự công bằng khi làm giàu. Sự giàu có nằm trong tay bạn, chỉ là bạn có biết nắm bắt lấy nó hay không.

Nguồn:CafeF
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chấp nhận cái khác biệt để hòa hợp, hòa giải

    01/05/2019Ly Lam"Tôi hình dung nước ta trước năm 1975 giống như một ngôi nhà lớn, dột lỗ chỗ khắp nơi, khiến nhiều người sống trong đó bị dột. Những người trong nhà chia làm hai nhóm, một bên đòi phá nhà đi để xây cái mới, bên kia cho rằng "không cần, dột chỗ nào thì che chỗ đó lại là được rồi".
  • “Tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái

    26/03/2018Ngựa HoangĐó là hai câu chuyện về “tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái, hay nói khác hơn là câu chuyện về “văn hóa đọc” của hai dân tộc cách xa nhau cả về địa lý lẫn khoảng cách văn minh...
  • Bộ ảnh thú vị về sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây

    28/01/2018Bích NgọcPhương Đông và phương Tây vốn luôn chứa đựng nhiều quan niệm khác biệt. Bộ ảnh đồ họa dưới đây sẽ đề cập tới sự khác biệt đó dưới góc nhìn gắn gọn, hài hước, thú vị, đầy tính chiêm nghiệm.
  • “Tôi thích sự khác biệt… đương nhiên sự khác biệt đó phải đầy tính sáng tạo và hướng thiện”

    07/01/2018Ngọc Hồ thực hiệnThời cạnh tranh toàn cầu, tồn tại đã khó, để không chìm nghỉm trong một rừng doanh nghiệp lại còn khó hơn. Trong kinh doanh tôi chú trọng khai thác sự khác biệt. Một ví dụ nhỏ, khi đát còn là đất tôi thấy đất là vàng; khi đất là vàng, tôi lại thấy đất là đất. Tôi thích sự khác biệt...
  • 16 câu nói thâm thúy của người Do Thái về cuộc đời có thể giúp bạn sống khôn ngoan hơn

    23/05/2017Huy HoàngTừ những tên tuổi đã đi vào "huyền thoại" như Karl Marx, Sigmund Freud, Albert Einstein đến những nhân vật nổi tiếng thế giới thời hiện đại như Michael Bloomberg, Sheldon Adelson, Natalie Portman…, tất cả đều khiến chúng ta ngưỡng mộ, khâm phục về trí tuệ của người Do Thái.
  • Sự khác biệt giữa đức tin và lý trí

    15/04/2017Người ta luôn luôn viện dẫn kinh nghiệm, lý trí hoặc đức tin để hậu thuẫn cho những điều họ tin tưởng. Tôi hiểu lý trí và kinh nghiệm là gì, nhưng còn đức tin? Nó có phải là một bột phát cảm tính hoặc cơn dâng trào của tình cảm? Nó có đi ngược lại, hay có thể hòa giải được, với tất cả lý trí và kinh nghiệm? Các nhà tư tư tưởng lớn nói gì về đức tin?
  • Chấp nhận sự khác biệt

    09/03/2016Trần Thị Thanh HươngMột trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của H.G.Well (1866-1946), nhà văn khoa học viễn tưởng, là truyện ngắn “Xứ Mù” (The Country of the Blind-1904). Trong câu chuyện, Nunez, một người leo núi, bị rơi xuống một thung lũng không có lối ra của một xứ sở chỉ toàn người mù.
  • Sự khác biệt mới làm giàu có tâm hồn

    16/10/2015Hà Anh (thực hiện)“Người đọc có tìm những “khác biệt” để đọc hay còn có những yếu tố khác nữa? Người kinh doanh có quan tâm đến giá trị tinh thần khi lựa chọn “kinh doanh” tác phẩm văn học? Điều gì tạo nên giá trị của tác phẩm văn học Việt Nam?”- đó là những nội dung nhỏ trong buổi trao đổi giữa phóng viên báo điện tử Tổ Quốc với nhà văn Ngô Tự Lập, một nhà văn tiếp xúc nhiều với văn học nước ngoài...
  • Đông và Tây- khác biệt về văn hóa và tư duy

    01/08/2014Nguyễn HòaSau hàng nghìn năm lịch sử, bằng bàn tay và khối óc, con người đã xây dựng nên điều hôm nay chúng ta vẫn gọi là văn hóa. Và văn hóa đã trở thành bệ đỡ, là bệ phóng đưa con người đi từ dã man tới văn minh...
  • Ghi chép về nét văn hóa Do Thái từ bữa ăn Passover

    31/05/2014Nguyễn Minh HiểnBữa ăn Passover lần này mang chủ đề Công lý xã hội, được đăt tên là Social Justice Seder. Seder có nghĩa là bữa ănđược xếp đặt theo tuần tự...
  • Bí quyết dạy con thành tài của người Do Thái

    03/07/2013Vương LinhChỉ hơn 13 triệu dân nhưng chiếm gần 40% tỷ lệ người đoạt giải Nobel, người Do Thái được xem là dân tộc thông minh nhất thế giới. Một trong những “bí quyết” là dạy con biết vượt khó, làm việc nhà, liên tục đặt câu hỏi… từ nhỏ.
  • Một ví dụ về sự khác biệt Đông - Tây

    09/06/2013Văn hóa tính dục của bất cứ dân tộc nào cũng bị chế ước và chịu ảnh hưởng của nền văn hóa lớn trong vùng văn hóa bản địa. Nhà nghiên cứu Đàm Đại Chính (Trung Quốc) đưa ra một ví dụ dưới đây...
  • Từ một bài thơ suy nghĩ về sự khác biệt và thống nhất

    15/05/2009Nguyễn Văn DânTừ bài thơ “Khúc ca Đông- Tây”của R.Kipling, tác giả trình bày suy nghĩ của mình về sự thống nhất và khác biệt giữa Đông và Tây, rộng ra là sự thống nhất trong đa dạng của văn hoá. Với giả thiết rằng sự khác biệt Đông- Tây nằm ẩn sâu trong truyền thống văn hoá, văn minh Đông - Tây, tác giả đi tìm nguyên nhân của sự khác biệt đó. Cuối cùng, tác giả khẳng định rằng, thống nhất trong đa dạng chính là nguyên tắc để đi đến một sự phát triển hoà bình, ổn định và bền vững cho nhân loại.
  • 1+1 = nhiều hơn 2

    11/10/2007Khi phải đối diện với một khó khăn trong kinh doanh, bạn sẽ tìm đến giải pháp nào: huy động trí tuệ tập thể của nhóm hay kêu gọi từng cá nhân động não?
  • xem toàn bộ