Sự khác biệt giữa đức tin và lý trí

06:33 CH @ Thứ Bảy - 15 Tháng Tư, 2017

Thưa tiến sĩ Adler,

Người ta luôn luôn viện dẫn kinh nghiệm, lý trí hoặc đức tin để hậu thuẫn cho những điều họ tin tưởng. Tôi hiểu lý trí và kinh nghiệm là gì, nhưng còn đức tin? Nó có phải là một bột phát cảm tính hoặc cơn dâng trào của tình cảm? Nó có đi ngược lại, hay có thể hòa giải được, với tất cả lý trí và kinh nghiệm? Các nhà tư tư tưởng lớn nói gì về đức tin?

P.L.F.

P.L.F. thân mến,

Chúng ta có thể tìm thấy một vài ý nghĩa của thuật ngữ “đức tin” bằng cách lắng nghe những cách nói thường ngày của chúng ta.

Chẳng hạn, chúng ta nói về một người bạn, “Tôi đặt niềm tin vào anh ta,” hoặc “Tôi tin tưởng vào anh ta.” Chúng ta cũng nói, “Tôi tin những gì anh ta nói,” hoặc đơn giản hơn “Tôi tin anh ta.” Trong trường hợp thứ nhất, chúng ta khẳng định sự tín nhiệm hoặc trung thành vào một ai đó. Trong trường hợp thứ hai, chúng ta đồng ý với những phát ngôn nào đó. Cả hai ý nghĩa của “đức tin” đều được trình bày trong Kinh Thánh và trong những bản văn hậu – Kinh Thánh.

Trong Cựu Ước, thuật ngữ “đức tin” có nghĩa là sự kiên định, sự khẳng quyết, và sự trung thành tuyệt đối. Sự gắn chặt bền vững như vậy vào Chúa, “Tảng đá vĩnh cửu”, được trình bày qua các bản thánh vịnh và các sách tiên tri. Trong Tân Ước, ý nghĩa của niềm tin và sự khẳng quyết cá nhân vào Chúa được hợp nhất với ý nghĩa của sự tin thuận vào thông điệp Phúc Âm kể về cuộc đời, và sự nghiệp của Jesus. Cũng có quan điểm nhấn mạnh đức tin như là một ân sủng thiêng liêng cho phép người tín đồ sống một cuộc đời ngay chính.

Các nhà thần học và triết gia vĩ đại của giáo hội thời khai nguyên và thời trung cổ đều hiểu đức tin như là sự tin cậy và trung thành của cá nhân. Tuy nhiên, họ lại hướng sự chú ý chủ yếu của họ đến đức tin như là sự đồng thuận vào những phát ngôn đích xác – “những tín điều”. Chính đức tin hiểu như là tri thức và mối liên hệ của nó với những nguồn tri thức khác là điều mà họ quan tâm.

Một số nhà tư tưởng Cơ Đốc giáo thời khai nguyên cho rằng đức tin và lý trí là mâu thuẫn nhau và không thể hòa giải được. Nhưng dòng tư tưởng Cơ Đốc giáo trước thời Cải cách thì cho rằng đức tin và lý trí bổ túc cho nhau. Augustine tuyên bố đức tin soi sáng tâm trí và giúp cho lý trí nắm bắt được những chân lý nền tảng về toàn bộ thực tại. “Tôi tin để tôi có thể hiểu thấu” là câu nói diễn đạt ý tưởng của ông.Theo Augustine, đức tin không ngược lại lý trí. Nó có trước lý trí và vượt trên lý trí. Nó kích hoạt trí tuệ tiếp tục phần việc của nó – đức tin.

Tương tự, Thomas D’Aquinas cũng chủ trương rằng lý trí bẩm sinh đòi hỏi sự hướng đạo và hỗ trợ của đức tin tôn giáo để đạt được chân lý một cách trọn vẹn. Đối với Aquinas, đức tin cần có cả trí tuệ lẫn ý chí. Trong lúc tin, trí tuệ rõ ràng đã đồng ý bằng hành động của ý chí. Tin là “suy tư với sự đồng ý.” Trong tri thức khoa học, trí tuệ cũng đồng ý với những tuyên bố xác định. Nhưng trong đức tin, sự quyết định đồng ý đến từ ý chí, ngược lại trong tri thức khoa học, trí tuệ tự mình đồng ý với những gì tỏ ra đúng đắn.

Một người có thểhoặc không thểđồng ý với những giáo thuyết căn bản của tôn giáo người Cơ Đốc. Đồng ý hay không đồng ý là vấn đề của ý chí anh ta – của quyết định cá nhân, chứ không phải của một mình nhận thức trí tuệ. Nhưng trong những vấn đề khoa học, trí tuệ phảiđồng ý với những gì hoặc tự nó hiển nhiên hoặc tỏ ra đúng đắn.

D’Aquinas cho rằng lý trí có thể đạt tới những chân lý cơ bản nào đó về sự hiện hữu và bản tính của Thiên Chúa, nhưng đức tin thì làm cho việc nắm bắt những chân lý này trở nên vừa chắc chắn vừa khả hữu hơn. Hơn nữa ông còn nghĩ rằng để hiểu biết đầy đủ về Thiên Chúa và con đường đi tới sự cứu rỗi sau cùng của loài người thì cần phải có đức tin trong trạng thái mặc khải thiêng liêng. Một đức tin như thế, theo Aquinas, là quà tặng từ ân sủng của Chúa. Điều đó giải thích vì sao đức tin, cùng với hy vọng và lòng bác ái, được coi là một đức hạnh siêu nhiên hoặc thuộc về thần học.

Các nhà tư tưởng Cơ Đốc giáo khác lại cho rằng lý trí con người không có khả năng đạt tới những chân lý về Thiên Chúa và rằng cảm thức tôn giáo cơ bản của con người có được chỉ là nhờ đức tin. Luther(1) thì nhấn mạnh tới khía cạnh thụ động của đức tin, coi nó như một qùa tặng từ ân sủng thiêng liêng không phải cứ cố sức là đạt được, nó phục sinh và soi sáng con người. Trước khi xảy ra việc này, con người cùng những quan năng tự nhiên của nó suy hỏng và mù lòa, không có khả năng hiểu được bất cứ sự thật nào về Thiên Chúa.

Tuy nhiên, tất cả những luận gia tôn giáo này đều phân biệt đức tin với cái mà William Jamesgọi là “ý muốn được tin.” Đối với James triết gia, chúng ta có quan tâm tới những niềm tin tôn giáo căn bản nào đó hay không hoàn toàn là vấn đề tự nguyện của riêng mỗi chúng ta. Còn đối với các nhà thần học, chính Thiên Chúa là căn nguyên mọi khát vọng tin tưởng của chúng ta khi chúng ta tin vào những sự việc mà Thiên Chúa đã phơi bày cho con người.

(1)Martin Luther(1483 – 1546): nhà thần học và nhà cải cách tôn giáo người Đức. 95 luận đề của ông chống lại sự xá tội của Giáo hoàng (1517) dẫn đến cuộc Cải cách Tin Lành.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhận thức thế giới trong thời đại thông tin

    01/02/2018Nguyễn Trần BạtCon người có thể nhận thức thế giới hay không là một câu hỏi hóc búa không chỉ với các nhà triết học mà còn với cả nhân loại. Tuy nhiên, không chỉ giữa các nhà triết học duy tâm với các nhà triết học duy vật, mà ngay cả giữa những nhà triết học duy tâm với nhau hay giữa các nhà triết học duy vật với nhau cũng có những mâu thuẫn nhất định trong việc trả lời câu hỏi này. Vậy chân lý nằm ở đâu?
  • Tinh thần mở, tri thức mở

    31/01/2016TS. Ngô Quang Hưng (Giảng viên ĐH New York)Tinh thần mở chính là sự chuyển dịch mẫu hình của khoa học và công nghệ thế giới trong hơn 30 năm bùng nổ CNTT vừa qua. Tự do tí toáy đang dần san phẳng bao nhiêu rào cản. biên giới địa - chính trị, kinh tế, văn hóa tri thức… tạo nên một "thế giới phẳng"...
  • Chỗ mạnh, chỗ yếu trong tâm lý con người Việt Nam khi đi vào thời đại văn minh trí tuệ

    09/12/2015GS.TS. Hoàng TụyPhân tích để hiểu rõ những đặc điểm văn hoá, tâm lý của dân tộc, những truyền thống tốt, những yếu tố tích cực, thúc đẩy sự phát triển, cùng với những nhược điểm, những yếu tố chưa tốt, thậm chí tiêu cực, đang hoặc sẽ níu kéo chúng ta lại sau, là việc làm hết sức cần thiết để giúp xây dựng một chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp hoàn cảnh và điều kiện thế giới ngày nay...
  • Ứng xử với thông tin

    12/11/2015Phan ĐăngKhái niệm “công dân IT” (Information Technology) gợi mở nhiều suy nghĩ về vấn đề kiểm soát thông tin và sở hữu thông tin trong một bối cảnh toàn cầu hóa, công nghệ hóa, vi tính hóa hôm nay...
  • Chuyện tình yêu và lý trí

    23/07/2014Ngày xửa ngày xưa, trước khi loài người xuất hiện, đức hạnh và những thói xấu sống lơ lửng xung quanh nhau và cuộc sống đối với chúng vô cùng chán nản khi chẳng tìm thấy việc gì đó để làm...
  • Về cái gọi là hai thế giới - một của tôn giáo và một của triết học mácxit

    12/07/2006Đỗ Lan HiềnHiện nay có những nhà thần học và tôn giáo học cho rằng “có thể tồn tại đồng thời hai chân lý, với hai phương pháp nhận thức. Một phương pháp của khoa học duy vật, một phương pháp nhận thức phi lý tính, nhận thức nhờ có lòng tin, cái chân lý mà tiêu chuẩn của nó không phải thông qua thực tiễn, mà là niềm tin do trực giác đưa lại với tất cả những yếu tố chủ quan của con người....
  • Chính là cần có niềm tin

    23/11/2005Hồng NgọcHỏi: "Làm thế nào để du học sinh đang ở nước ngoài đăng kí kết hôn được với người trong nước? Trả lời: “Thế có người nhà làm ở phường” hay làm "cao cao bên cửa sổ không?"
  • Luyện lý trí

    21/11/2005Muốn luyện trí óc, ta phải biết lý luận trên những sự thực có thể kiểm soát được, và một khi tập cho thành được một thói quen thì trực giác của ta cũng phát triển mà ta phán đoán sẽ ít sai. Đó là đại ý của tập sách này...
  • Nhẹ dạ, cả tin hay… tham?

    17/11/2005Nguyễn HoàTừ câu chuyện của “đại bịp" Lê Quốc Hồ suy rộng ra, lại thấy "thầy Hồ" không phải là cá biệt. Qua báo chí hầu như ngày nào cũng có một tin tức đại loại như tỉnh A tỉnh B, Công ty X, Công ty Y, gia đình E, gia đình F bị… lừa.
  • Bản chất của thông tin và kinh tế tri thức

    20/08/2005Phùng Văn ThiếtVề bản chất, thông tin chính là sự đa dạng được phản ánh. Trong nền kinh tế tri thức, thông tin là tài nguyên quan trọng nhất. Kinh tế tri thức là ngành sản xuất thử tư, chứ không phải là ngành sản xuất duy nhất của xã hội hiện đại. Hiện nay, nó đã và đang trở thành ngành sản xuất quan trọng nhất và giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế của một số nước phát triển. Mặc dù vậy, nếu coi kinh tế tri thức như một chế độ kinh tế mới sẽ là một sai lầm về mặt lý luận và trái với thực tế lịch sử.
  • Cần phân tích mọi thông tin

    29/06/2003Có thể khẳng định rằng, thông tin do hoạt động marketing thu được chắc chắn sẽ giúp cho công ty thích ứng và vượt qua mọi biến động của thị trường. Tuy nhiên, khả năng sử dụng lợi thế này còn phụ thuộc vào chất lượng của những tin tức, vào sự phân tích sàng lọc chúng, có nghĩa là còn phụ thuộc vào công nghệ xử lý thông tin. Ở đây, việc phân tích cho được các thông tin có trong tay là rất quan trọng.
  • Ngộ độc thông tin - căn bệnh của thế kỷ 21?

    17/06/2003Con người ngày nay đang phải đối mặt với một lượng thông tin gia tăng theo cấp số nhân so với một thập kỷ trước đây. Nhưng liệu có một căn bệnh "stress thông tin" (infostress) thực sự tồn tại, các nhà nghiên cứu Australia nghi vấn.
  • xem toàn bộ