Bàn lại về Thông Minh trong cách mạng công nghệ 4.0

10:43 CH @ Thứ Ba - 12 Tháng Chín, 2017

Tuần trước ( 8/9/2017 ) chúng tôi có cuộc hội thảo với các chuyên gia và doanh nhân với chủ đề chính : ‘Cách mạng công nghệ 4.0 và định hướng của các tổ chức’. Tôi trích tham luận của mình dạng bài viết ngắn dưới đây để chia sẻ với các bạn đọc.

.

Theo truyền thống và chính thống, khái niệm thông minh được gán với một con người cụ thể về chất lượng hoạt động trí não của họ, thể hiện ở những điều như: tiếp nạp sắp xếp, sử dụng các kiến thức ; hình thành phương pháp với những việc cần làm ; khả năng tư duy logic hoặc phi logic trước các sự vật hiện tượng ; xử lý những tình huống và phân tích vấn đề để lựa chọn, quyết định…. Người thông minh thường có chất lượng và trình độ những thứ nói trên cao, được gọi là người có trí tuệ.

Có những trí tuệ xuất chúng như Albert Einstein: hình dung về thế giới vĩ mô. Darwin nghĩa ra ‘thuyết Tiến hóa’. Hawkin tưởng tượng về ‘hố đen vũ trụ’…. Các nhà khoa học thế kỷ 21 đang luận giải và đi tìm bằng chứng cho năng lượng / vật chất Tối ( thứ vô hình chứa đựng trong khoảng không gian trống giữa các vật thể và thiên hà, làm Vũ trụ giãn nở với tốc độ nhanh dần – có thể trong Đạo Phật gọi là ‘Tánh Không’ ?! ).

Hàng triệu người trí tuệ bình thường thì vẫn có thể hình dung về Đấng Siêu Việt như Chúa hay Phật để tôn thờ tín ngưỡng ( mà vốn đòi hỏi trình độ rất cao mới hiểu được những kiến giải, đạo lý của những Tôn giáo đó ) .

Những nhà chính trị, quân sự , ngoại giao có trí tuệ hơn người để đưa ra các sách lược, quyết định. Ngoài ra còn có những sản phẩm ‘siêu hạng’ rất phức tạp khác của trí não , ở một số người, còn là nghĩ ra các mưu mẹo, thủ đoạn, biến báo trong việc thực hiện các ý đồ khác nhau ,trong các hoàn cảnh khác nhau…

Lại còn có những hạng người bói toán; xem Kinh dịch; tìm mộ người chết mất tích; nghĩ ra ‘Từ điển Đề’: luận một cách như đúng rồi ‘hễ mơ Mèo đen thì nên đánh con 82’, rồi ‘bóng’ của 82 là 28…. Rồi số sim 4078 là ‘bốn mùa không thất bát’… rất là kỳ quái…

Về thế nào là Cách mạng Công nghệ 4.0, thì các bạn không khó khăn gì để tiếp cận các thông tin và tài liệu. Bài này tôi muốn nhấn mạnh về một thứ Thông Minh khác – gọi là AI ( Artificial Intelligence – trí tuệ nhân tạo ) xuyên suốt, phổ cập trong Công nghệ 4.0 , mà Con Người – các chuyên gia , đã cài đặt được vào các phương tiện công tác, cao hơn là thành phương thức thông minh của các Hệ thống mục tiêu. Sự Thông Minh như thế đã làm thay đổi lại khái niệm về sự Thông Minh tôi đã liệt kê ở trên ( gắn với mỗi cá nhân ). Tôi sẽ không kể ra muôn thứ như thế: từ robot chức năng khác nhau, đến người tình ảo, nhà máy không người ( mà các bạn từng nghe, từng biết, từng thấy, từng dùng….). Tôi tạm định nghĩa sự Thông Minh kiểu đó là: ‘phương thức cài đặt trí tuệ hóa vào từng cấu kiện kỹ thuật liên kết trong hệ thống tiêu chuẩn từ nhỏ đến lớn’

.

Chúng ta đã thấy hiển nhiên là với trình độ công nghệ kỹ thuật hiện đại thì đến cái máy hút bụi, máy hàn, máy lắp ráp, máy tính….đều là từng cấu kiện thông minh hóa, và cũng có thể xem là một hệ thống kỹ thuật ( thuần túy ) cỡ nhỏ ( sản phẩm trí tuệ của con người đưa vào chúng ). Ở đây chúng ta bàn đến hệ thống Thông Minh quy mô lớn: ( xuyên không gian thời gian / kết hợp kỹ thuật và tổ chức xã hội ): ví như dạng thức UBER trong kinh doanh vận chuyển khách / tổ hợp trạm nghiên cứu vũ trụ Quốc tế IS…./ Thẻ công dân tích hợp sử dụng được ở phạm vi toàn cầu…chẳng hạn….

(*) Nội hàm khái niệm về AI như thế được mô tả bởi 5 đặc tính sau:

  • Tính TỰ ĐỘNG: trong các thao tác hành vi, từ chấp hành cho đến tự chỉnh
  • Tính TỐI ƯU: trong hợp lý hóa sủ dụng các chi phí mục tiêu trong các hoàn cản khác nhau
  • Tính TÍCH HỢP: bao gồm nhiều tính năng khác nhau , liên quan đến chức năng chính
  • Tính TƯƠNG TÁC: kết nối, hỗ trợ, hợp tác với nhau để tạo thêm được những hiệu năng mới
  • Tính TÁI TẠO: khả năng tự làm mới, kích thích nhau thay đổi, và hoàn thiện để sử dụng lại tiếp

(*) Với Ba Tính Chất chủ đạo:

  • ‘Sáp nhập Thực & Ảo’ ( ví như công nghệ mô phỏng, in 3 D / các hoạt động online / máy tính lượng tử / mọi giao dịnh được ‘số hóa’…)
  • ‘Nano hóa & Nhân bản’ trong tạo vật liệu thông minh, sinh thể hoàn hảo ngay từ trứng nước, tạo nên các nguồn mới chưa từng có
  • ‘Tối thiểu & Tối ưu’ mọi hoạt động, can dự, sửa chữa, du di của con người vào các quá trình đã được lập trình, được các cách kĩ thuật tự động thay thể

Từ đó, sinh ra những thách đố mới với từng cá nhân lao động cụ thể, và đối với các tổ chức hoạt động theo phương thức truyền thống:

  • Nhiều nghề cũ bị xóa bỏ, những vị trí lao động kĩ năng càng ngày càng bị các máy móc thông minh thay thế, thậm chí cả vị trí ra quyết định ở cấp trung trong các tổ chức
  • Những phương pháp quản trị nhân sự truyền thống, trở nên không cần thiết hoặc vô hiệu ( như phải đào tạo khuyến khích nhân viên, đánh giá KPI, chế độ phúc lợi khen thưởng kỉ luật… )
  • Những đầu mối làm việc thông minh, xuyên không gian, thời gian, xuyên ngôn ngữ, xuyên chủng tộc, xuyên văn hóa…Nên cấu trúc của mọi tổ chức phải rất mềm, linh hoạt
  • Cách quản lý Nhà nước thay đổi diện rộng ( vd: thẻ công dân thay cho hộ chiếu / bỏ các trạm thu phí / mạng y tế giáo dục phân tán và cá biệt /từng công dân tham gia chinh sách quản lý….)
  • Các tập quán văn hóa truyền thống của các Nước, phong cách sống của những thế hệ mới biến đổi đến mức không còn dấu vết cũ, mất đi nhiều khái niệm cũ

.

Nên có Ba Cảnh Báo :

  • Sự tụt hậu toàn diện và sâu sắc đến mức bị loại bỏ của các Quốc gia và các Tổ chức còn loay hoay trong giáo điều / phương thức cũ kĩ, hủ lậu, khép kín
  • Không nên phân biệt tổ chức to hay nhỏ nữa ( cùng với sử dụng số nhân công , số vốn, chiếm dụng đất đai, sử dụng tài nguyên …) mà chỉ có tổ chức thông minh đến mức nào thôi
  • Mất không gian sinh tồn cho những cộng đồng bị vây hãm với những thứ văn hóa không thể hướng đến văn minh và không có sáng tạo giá trị mới cho Thế giới

Cùng với các bài khác, cùng với tri thức sẵn có của các bạn, tôi muốn kết thêm một câu rằng:

CÁC TỔ CHỨC / HỆ THỐNG HIỆN NAY KHÔNG NÊN HOẠT ĐỘNG THEO ĐỘNG NĂNG VÀ HƯỚNG DẪN CỦA Ý THỨC HỆ ! MÀ CẦN THEO TIÊU CHUẨN CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG MINH , CHUẨN MỰC VĂN MINH VÀ CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG ĐẦY ĐỦ. Hãy thử tìm hiểu về Bắc Triều Tiên xem…dù ở Đất nước này có nhiều người thông minh, có những phương tiện thông minh !

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hiểu về Cách mạng công nghiệp lần thứ 4

    26/04/2017Hồ Tú BảoCuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được cho là đã bắt đầu từ vài năm gần đây, tập trung chủ yếu vào sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá trong công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano...
  • Giáo dục trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo

    31/03/2017Trần Vinh Dự, Đàm Quang MinhLiệu những người thiết kế sản phẩm giáo dục và những người trực tiếp bán sản phẩm giáo dục có đủ thấu hiểu trong tương lai khách hàng của mình sẽ cần kiến thức hoặc kỹ năng gì hay không?
  • Đối thoại với robot

    03/11/2016Nguyễn Tất thịnhTrong chuyến đi làm việc đến dự 'triển lãm và hội chợ giao thương sáng tạo Tokyo 2016, tôi dành thời gian để trải nghiệm với 'cô Robot' của Nhật Bản (thiết kế cho giao tiếp hướng dẫn - dùng tiếng Nhật và tiếng Anh). Tôi viết lại những đối thoại ngắn, không để kể mà cùng chiêm nghiệm đôi điều về cách của con người trong ứng xử hàng ngày lẫn quản trị xã hội...
  • Trí khôn của ta đâu?

    18/02/2016Phạm Vũ Lửa HạKhi ta tìm kiếm trên Google, hóng hớt buôn chuyện trên Facebook, trò chuyện với người thân qua Skype, sai vặt Siri trên iPhone... trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence, AI) đang từ từ len lỏi vào đời sống thường nhật mà ta lắm khi chẳng hay biết...
  • “Dụ” máy tính suy nghĩ như con người

    28/01/2016Trang Bùi lược dịchCác nhà nghiên cứu vừa tạo ra một mô hình máy tính cũng có khả năng đặc biệt như ở con người là nắm bắt được khái niệm mới chỉ qua một lần xem làm mẫu...
  • Robot bao giờ biết tâm tư?

    25/01/2015Phạm Việt HưngĐó là tuyên bố của Rodney Bronks, Giám đốc Viện nghiên cứu trí thông minh nhân tạo thuộc Viện MIT nổi tiếng, trong cuốn sách mới xuất bản của ông mang tên Thể xác và máy móc. Robots sẽ biến đổi chúng ta ra sao - một cuốn sách được tờ The New York Times mô tả là hết sức hấp dẫn bởi những khái niệm mới lạ về ý thức và vô thức và bởi sự liên hệ các khái niệm ấy với sự phát triển của robot trong tương lai...
  • Sáng chế khoa học mới giúp con người cạnh tranh với robot

    21/10/2014Phương MyHiện tại, rất nhiều người đã bị mất việc vì robot. Chính vì vậy, đã có hàng loạt sáng chế khoa học mới ra đời để giúp con người có thể tăng năng suất của bản thân, nhằm cạnh tranh với robot...
  • Lịch sử điều khiển học và khoa học hệ thống

    17/01/2014Bùi Quang MinhTheo Norbert Wiener, đối tượng nghiên cứu của Điều khiển học là cơ chế điều khiển các cơ thể sống và máy móc, dựa trên ý tưởng điều chỉnh hoạt động bởi vòng phản hồi ngược. Trong khi đó, Claude Shannon và Warren Weaver phát triển lý thuyết thông tin được coi là lý thuyết chung của tổ chức và quan hệ điều khiển trong các hệ thống khác nhau....
  • Domo: Robot mới, biết suy nghĩ

    20/04/2007Minh Quang (Theo Live Science/ Webwire/In The News)Một robot biết nhìn, suy nghĩ, phỏng đoán, sắp xếp đồ vật và biết kêu lên "Ui cha" khi bị bóp đau... Đó là những ưu điểm nổi bật của Domo, một sản phẩm robot mới của Viện Công nghệ Massachusetts, Hoa Kỳ...
  • Trưng bày về tiến hóa của Robot

    31/08/2006Trưng bày trên đây không chủ định đưa ra rốt ráo mọi tiến trình. Mục tiêu của trưng bày chỉ là ghi nhận các cột mốc trên con đường dài tự động hóa của robot. Sợi chỉ dẫn lỗi nối các mốc thời gian khác nhau cho ta thấy mục tiêu tối hậu của những nghiên cứu hiện nay, triển khai một cái máy, không nhất thiết giống người, thích nghi với một môi trường bấp bênh, có thể giúp cho nghiên cứu và phát triển. Một mục tiêu còn xa mới đạt...
  • Phát triển các 'Dịch vụ web trí tuệ nhân tạo'

    25/10/2003Thế giới web hiện nay chủ yếu gồm một số lượng khổng lồ các nút (node) dữ liệu (bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh và video). Các node dữ liệu được kết nối với nhau thông qua các siêu liên kết tạo nên một siêu mạng CNTT. Tuy nhiên, web hiện nay chưa thực hiện được nhiều tác vụ phức tạp với dữ liệu...
  • xem toàn bộ