Các nhà văn Nga đã phát biểu gì khi nhận giải Nobel?

11:40 SA @ Thứ Hai - 12 Tháng Ba, 2018
Tính cho tới thời điểm hiện tại (2016) có 5 nhà văn Nga được trao giải Nobel Văn học: Ivan Bunhin (1933), Boris Pasternak (1957), Mikhail Sholokhov (1965), Aleksandr Sogienhinsin (1972) và Ioxip Brodsky (1987).

Nhà văn Boris Pasternak được trao giải Nobel nhưng không được chính quyền Xô Viết cho sang Stokhom ( Thụy điển ) nhận giải. Thành thử chí có 4 nhà văn có mặt và có bài phát biểu trong Lễ trao giải.
.
Sau đây là những lược trích lời phát biểu khi nhận Giải Nobel Văn học của các nhà văn ấy.
.
IVAN BUNHIN: “ĐỐI VỚI NHÀ VĂN, TỰ DO TƯ TƯỞNG VÀ LƯƠNG TÂM LÀ MỘT ĐỊNH ĐỀ, MỘT CÁI ĐÍCH PHẢI ĐẾN
Kể từ ngày Giải thưởng Nobel ra đời, đây là lần đầu tiên các ngài trao giải cho một người lưu vong. Người ấy là tôi đây! Tôi luôn luôn biết ơn và ghi nhớ trong tâm khảm lòng mến khách của nước Pháp. Các vị thành viên Viện Hàn lâm khoa học Thụy Điển kính mến, cho phép tôi thay mặt cá nhân và tác phẩm của mình nói rằng quyết định của các ngài thật là tuyệt vời. Trên thế gian này cần tồn tại quyền lực của tính độc lập hoàn toàn.Không nghi ngờ gì, ngồi xung quanh dãy bàn kia là những đại diện của mọi chính kiến, mọi quan điểm triết học, mọi tín ngưỡng. Nhưng vẫn có cái gì đó chung, không lay chuyển: Đó là sự tự do tư tưởng và lương tâm-những gì chúng ta được thụ hưởng nhờ nền văn minh.Đối với nhà văn, Tự do là yếu tố đặc biệt cần thiết. Đó là một định đề, một cái đích phải đến đối với các nhà văn chúng ta. Thưa các ngài thành viên Viện Hàn lâm khoa học Thụy điển, việc làm của các vị một lần nữa chúng minh rằng tình yêu đối với Tư do là một tín ngưỡng có thật tại Thụy Điển.
.
MIKHAIL SHOLOKHOV: “NHƯ TRONG KINH PHÚC ÂM ĐÃ NÓI…
Hiện nay người ta rất hay nói tới mấy tiếng tính tiền phong trong văn học, hiểu như là những gì hiện đại được thể hiện về phương diện hình thức của văn chương. Theo quan niệm của tôi,những người nghệ sỹ tiền phong chân chính là những ai trong tác phẩm của mình khai mở những nội dung mới, xác lập nên những đặc điểm mới của cuộc sống trong thời đại chúng ta. Chủ nghĩa hiện thực nói chung, tiểu thuyết hiện thực nói riêng đều dựa trên những kinh nghiệm sáng tạo của các thiên tài trong quá khứ. Nhưng trong quá trình phát triển của mình chủ nghĩa hiện thức ấy dần tích tụ được những gì mới mẻ nhất, hiện đại nhất.
.
Tôi đang nói tới thứ chủ nghĩa hiện thực mang trong mình nó lý tưởng cải tạo đời sống, vì lợi ích của con người. Lẽ đương nhiên là tôi đang nói tới chủ nghĩa hiện thực mà bây giờ chúng tôi gọi bằng mấy tiếng chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Cái đặc sắc của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là ở chỗ nó phản ánh một thế giới quan phủ nhận tính trực giác cùng thái độ thoát ly khỏi hiện thực;nó kêu gọi con người hướng tới cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ của nhân loại; nó tạo điều kiện để đạt tới những mục đích thiết thân với hàng triêu triệu con người; nó chiếu rọi cho họ con đường đi tới tương lai.
.
Nhân loại chưa hề bị tán phát trong nỗi cô đơn, trong tâm lý cá nhân vị kỷ khiến họ ngụp lặn trong trạng thái phi trọng lượng như các nhà du hành vũ trụ khi thoát ra ngoài lực hút của trái đất. Chúng ta đang sống trên một hành tinh tuân thủ theo những quy luật có thật và như trong Kinh Phúc âm đã nói, những cơn phẫn nộ, những mối quan tâm thường nhật; những âu lo, những yêu cầu, những hy vọng hướng đến một ngày mai sáng tươi hơn của chính những quy luật có thật kia đang chi phối cuộc sống hôm nay của chúng ta.Những cộng đồng đông đúc sống trên trái đất đang vận động với những nỗ lực giống nhau; có chung những lợi ích sống và chính vì thế họ luôn thống nhất với nhau chứ không phải phân tán như có một số người nghĩ thế.
.
Đó chính là những con người lao động mà bằng bàn tay, khối óc của mình họ đang sáng tạo ra tất cả. Tôi thuộc số những nhà văn tự nhận ra danh dự và sự tự do cao cả của mình không là điều gì khác ngoài việc dùng ngòi bút phục vụ nhân dân lao động.
.
ALEKSANDR SOLZHENITSYN: “TÀI NĂNG CỦA NGƯỜI NGHỆ SỸ NẨY SINH NGAY TỪ LÚC CHÀO ĐỜI. VÀ CÙNG VỚI TÀI NĂNG ẤY LÀ Ý THỨC TRÁCH NHIỆM”.
.
Các nhà khảo cổ học sẽ không thể phát hiện ra những giai đoạn văn minh sớm của Con người nếu không có sự hiện diện trên cõi đời này ngành nghệ thuật của chúng ta.. Ngay từ buổi ban mai còn tranh tối tranh sáng của nhân loại, chúng ta đã nhận được món quà qúy ấy từ bàn tay của ai đó mà chúng ta không kịp nhận ra. Chúng ta cũng không kịp hỏi nữa: Để làm gì món quà này và tiếp cận với nó ra sao đây?
.
Tất cả những nhà tiên tri đã sai lầm và sẽ sai lầm khi cảnh báo rằng nghệ thuật sẽ phân hủy, sẽ mủn rách như những manh áo của mình, sẽ chết. Chúng ta sẽ chết và Nghệ thuật sẽ còn mãi.Thử hỏi, tận đến ngày xuống mồ chúng ta có hiểu hết mọi phương diện và những ý nghĩa của Nghệ thuật không đây?
.
Không phải mọi phương diện của Nghệ thuật đã được gọi tên ra.Còn phải nói nhiều hơn nữa. Nghệ thuật biết làm mủi lòng thậm chí những tâm hồn lạnh giá, khô héo để kéo nó tới với cái cao cả. Bằng phương tiện nghệ thuật, qua con đường ngắn gọn, rành rõ chúng ta đạt tới sự chân thật mà những suy nghĩ lý trí không thể đạt tới được.
.
Giống tấm gương nhỏ trong các chuyện cổ tích, nhìn vào gương ta sẽ nhận ra không phải là mình, mà là cái cái khoảnh khắc không thể đạt tới, không thể nhẩy tới, không thể bay đến. Và tâm hồn chỉ còn biết thổn thức mà thôi…
…..
Nỗi đau của một dân tộc khi văn học bị sự can thiệp trắng trợn của quyền lực –đó không chỉ là nỗi đau khi “ tự do báo chí” bị xâm phạm, mà đó còn là nỗi đau khi trái tim dân tộc đó bị cầm tù. Dân tộc đó không còn khả năng nhớ lại chính mình; dân tộc đó bị tước đoạt sự thống nhất về mặt tinh thần, và nói đại thể là tiếng nói của những người đồng bào trong cộng đồng đó không còn mang thiên chức giúp để họ hiểu biết nhau. Sẽ trở nên vật vờ, chết dần chết mòn những thế hệ người câm không còn khả năng kể về mình, về cộng đồng, về ông cha.Có những thiên tài như Akhmatova hay Zamiatin- những người cả đời bị cầm tù giữa bốn bức tường bê tông, bị buộc phải nín lặng cho tận tới khi xuống mồ để không còn được nghe thấy tiếng đồng vọng ngay của những dòng mình viết ra- đó không chỉ là nỗi đau của cá nhân họ mà còn là nỗi đau của cả dân tộc, là nỗi hiểm họa đối với cả dân tộc ấy. Suy rộng ra, đối với cả loài người, với sự im lặng bị bắt buộc ấy, con người sẽ hoàn toàn không thể hiểu được Lịch sử của mình.
Chúng ta không phủ nhận cái quyền của người nghệ sỹ được biểu hiện những sống trải, những chiêm nghiệm rất.. rất riêng tư, xem thường tất cả những điều khác tồn tại trên thế giới này. Chúng ta cũng sẽ không yêu cầu người nghệ sỹ lên án hoặc van nài, hoặc cố gắng hiểu cho ra cái cuộc sống chính chúng ta còn chưa hiểu được.Bởi lẽ, người nghệ sỹ chỉ làm nẩy nở được một phần tài năng của mình, còn phần lớn hơn của tài năng ấy đã sinh ra ngay khi anh ta cất tiếng khóc chào đời. Nhưng cùng với tài năng, chúng ta yêu cầu ở anh ta tinh thần trách nhiệm đối với khát vọng tự do của chính mình. Cứ cho rằng có những nghệ sỹ không cần cho ai cả, nhưng chúng ta vẫn rất đau lòng khi được chứng kiến anh ta rời bỏ cái thế giới rất riêng hoặc khoảng không gian được tạo nên bởi những ước muốn đỏng đảnh của anh ta , để rồi dâng hiến thế giới có thực vào tay những kẻ vụ lợi, nhỏ nhen, ngu dốt.
.
IOSIF BRODSKY: “AI ĐÃ TỪNG ĐỌC DICKENS, HỌ KHÓ BÁC BỎ NHỮNG GÌ CỦA DICKENS TRONG BẢN THÂN MÌNH, HƠN NHỮNG AI CHƯA TỪNG ĐỌC NHÀ VĂN NÀY

Tôi đồ chừng những ai đã từng đọc Dickens, họ khó xóa bỏ những gì của Dickens trong họ, hơn những ai chưa từng đọc nhà văn này. Tôi đang nói tới việc đọc sách của Dickens, Stendhal, Dostoievsky, Flaubert, Balzac…nghĩa là đọc văn học…chứ tôi không muốn nói tới việc đọc thông viết thạo, việc có trình độ học vấn…Người có chữ, có trình độ học vấn về phương diện này hay phương diện khác vẫn có thể chỉ là người đọc chữ, khi tự giết chết trong bản thân những gì do sách truyền cảm hứng và khăng khăng giữ vững tín điều của mình.Nhiều kẻ độc tài là người có học. Hitlle cũng thế. Mao Trạch Đông còn làm thơ nữa. Ấy vậy nhưng bản danh sách những người đã bị họ giết chết dài hơn rất nhiều bản danh sách những tác phẩm họ đã đọc.
.
Cái thế hệ ( trong đó có tôi )- bao gồm một lớp người được sinh ra khi những lò thiêu ở Auschwitz đã làm việc với công xuất cao nhất; khi Stalin đạt tới đỉnh cao quyền lực- cái thế hệ ấy, xét về nhiều phương diện, đã tự nguyện chuẩn bị về mặt tinh thần để tan biến trong những lò thiêu người kia, hoặc trong các nghĩa trang tại các “quần đảo ngục tù”.Nhưng không phải toàn bộ thế hệ ấy đã bị thiêu hủy, chí ít ra là ở nước Nga-thì ở đây lại là công lao của thế hệ tôi, để hôm nay tôi còn được xuất hiện ở nơi đây. Chỉ riêng việc tôi được đứng đây bây giờ trước quý vị chính là sự thừa nhận công lao ấy đối với văn hóa nói chung, văn hóa thế giới nói riêng…
Theo “ Nhân chứng và Sự kiện” CHLB Nga
Nguồn:Trannhuong
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mỗi thời đại, một cách đọc...

    07/07/2020Hồ Sĩ VịnhMỗi một thời đại có cách đọc tác phẩm của mình, và cách đọc theo thời đại của mình. Cách đọc mới không làm thay đổi và sai lạc cách đọc thời đại trước đó. Mọi cách đọc đều bình đẳng như nhau...
  • Suy nghĩ lệch lạc trong giới nhà giàu mới nổi về tinh thần quý tộc

    04/08/2019Đường HảiKhi nói đến giới quý tộc Anh, nhiều người thường nghĩ ngay đến cuộc sống xa hoa, phú quý và nhiều người hầu kẻ hạ. Nhiều nhà giàu mới nổi ở Trung Quốc thậm chí còn gửi con cái theo học tại các trường quý tộc Anh quốc, hy vọng chúng sau này sẽ trở thành “quý tộc”, nhưng những nhận định về giới quý tộc Anh của họ là chưa chuẩn xác...
  • Đại chúng hay tinh hoa?

    16/10/2017Nguyên NgọcKhông có xã hội nào toàn tinh hoa. Có tinh hoa, và có số đông. Đều cần. Văn hóa là vậy. Giáo dục cũng hẳn là vậy. Có cái đại chúng được học rộng rãi làm lực lượng. Và có bộ phận nhỏ tinh hoa dắt dẫn sự phát triển, và từng bước nâng cái số đông rộng rãi kia lên...
  • Nhà văn mang lại cuộc sống thứ hai

    02/10/2018Nguyễn Duy BìnhTrong một xã hội cởi mở, dân chủ, nhà văn là người cho bạn đọc sống cuộc sống thứ hai. [...] Mặc dù ngày nay có sự cạnh tranh của truyền hình, internet, nhưng tôi không hề bi quan về tương lai của văn học. Bởi vì cuộc sống thứ hai mà văn học ban cho chúng ta không chỉ giới hạn ở khía cạnh giải trí. Văn học mang lại cho chúng ta ước mơ, cho phép chúng ta lánh xa đời thường nhưng cũng đặt ra cho chúng ta một số câu hỏi...
  • Viết, với những nhà văn chân chính, tức là sống

    11/01/2018Phi Hà (thực hiện)Dịch giả Giáp Văn Chung, tháng 10-2017 được trao tặng Huân chương Công trạng Chữ thập vàng Hungary ngạch Dân sự, phần thưởng cao quý của Nhà nước Hungary, cho những nỗ lực bền bỉ trong nhiều năm qua để dịch thuật, giao lưu văn hóa giữa hai nước. Ông trả lời phỏng vấn về những nét đặc biệt của một nền văn học vĩ đại được đơm chồi từ một đất nước nhỏ bé...
  • Nơi ấy đã sinh ra một nhà văn

    08/06/2017Trọng VũGọi Đỗ Ngọc Việt Dũng (bút danh Do.Honza) là người Việt hay người Czech đều được. Bởi như phần kết trong một bài thơ của ông, thì: “Việt Nam ơi, chùm khế ngọt của tôi. Nơi tôi sinh ra và xin chết vì người. Cùng Tiệp Khắc cả một thời trai trẻ. Tôi sống nhớ người và chết vẫn khôn nguôi”...
  • Nhà văn Leo Tolstoy và Đạo Phật

    25/05/2017Thích Nguyên TạngThời gian gần đây, có nhiều độc giả thắc mắc về mối liên hệ giữa Đạo Phật và nhà văn Nga Leo Tolstoy. Vì họ phát hiện trong sách truyện của ông có nhiều quan điểm rất tương đồng với giáo lý nhà Phật...
  • Thế hệ các bạn phải hơn chúng tôi!

    26/06/2016TS. Lê Đăng DoanhTôi muốn chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm của một người làm công tác nghiên cứu khoa học, với tấm lòng chân thành chia sẻ kinh nghiệm thành công và thất bại, những điều tôi tâm niệm, trau dồi. Có điều tôi làm được, có điều tôi làm chưa tốt đâu nhưng tôi cứ trao đổi với các bạn.
  • Con người, mẩu bánh mì 150g và con chó

    08/05/2016Hoàng Hạnh (ghi theo lời kể của PGS Phạm Vĩnh Cư)Trong 900 ngày bi thảm khi Leningrad (nay là St. Peterburg, Nga) bị phong tỏa trong Đại chiến thế giới lần thứ 2, có một người phụ nữ độc thân vẫn chia khẩu phần ăn một ngày là 150 gram bánh mỳ trộn mạt cưa với con chó của mình. Con chó ấy cũng đã chịu nhịn đói chờ bà chủ về chia phần chứ nhất định không động vào mẩu bánh nhỏ xíu trên bàn. Câu chuyện phi thường đó được ghi lại trong “Sách phong tỏa”, đã được tái bản nhiều lần ở Nga...
  • 20 câu nói hay nhất của nữ nhà văn “Giết con chim nhại”

    21/02/2016Bích NgọcHarper Lee - tác giả của tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới - “Giết con chim nhại” - đã vừa qua đời ở tuổi 89. Nếu có di sản nào mà bà để lại, thì không gì khác hơn chính là trí tuệ mẫn tiệp mà bà thể hiện qua những câu chữ của mình...
  • Ba câu hỏi mầu nhiệm

    19/11/2015Ba câu hỏi là một truyện ngắn của nhà văn Nga Lev Tolstoy được xuất bản lần đầu vào năm 1885 trong tuyển tập Con người sống bằng gì, và các truyện khác. Câu truyện được viết theo kiểu ngụ ngôn kể về một vị vua muốn tìm câu trả lời cho ba câu hỏi mà ông xem là quan trọng nhất trong cuộc đời...
  • Giới trẻ Việt Nam và tình trạng văn hóa đọc đang xuống cấp

    27/10/2015Song ChiViệc đại đa số giới trẻ VN lười đọc sách hoặc chỉ đọc những thứ dễ đọc như truyện tranh, truyện tình cảm nhẹ nhàng của các tác giả VN, TQ thuộc thế hệ 7X, 8X, hay các tác phẩm theo trào lưu là một thực tế không mới...
  • xem toàn bộ