Cái chết đầy tự trọng

01:15 CH @ Thứ Năm - 04 Tháng Sáu, 2009

Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật vẫn tự cho mình là xứ sở của đạo lý thành hiền. Người ta thường nhắc lời của Khổng Tử nói rằng: "Làm người phải biết tự trọng và biết xấu hổ khi làm việc không tốt, còn làm lãnh đạo đất nước thì càng phải biết tôn trọng nhân phẩm danh dự và càng phải biết xấu hổ."

Như vậy tựu chung lại thì biết xấu hổ về việc làm xấu, vươn đứng lên làm việc làm tốt cho nhân dân, cho đất nước, đó chính là tự đề cao nhân phẩm của chính mình để trước là trở thành thiện-nhân, sau trở lên bậc Thánh nhân.

Nhưng các giá trị đạo đức đó đang ngày bị mất đi và nhiều người nay làm việc sai quấy, tội lỗi đã không dám nhận lỗi của mình mà quanh co nhiều khi tìm mọi cách lấp liếm mà phải chờ khi mọi cái được tung ra ánh sáng mới cúi đầu nhận tội.

Nam Hàn không phải quê hương của Khổng Tử nhưng lại có người biết tiết lễ và sẵn sàng chết vì đạo lý để giữ gìn nhân phẩm thanh tao của mình.

Quay về sự kiện ông cựu tổng thống Nam hàn Roh Moo-Hyun thì như ông nói: "Cuộc sống quả là khó khăn" như ông trăn trối. Từ một công nhân, tự học để trở thành luật sư, trở thành một chính trị gia lên tới đỉnh cao: đắc cử tổng thống của một quốc gia dân chủ và chính những gì ông đấu tranh chống tham nhũng ở quốc gia này sau nhiều năm đã đưa ông trở thành vị Tổng thống được nhân dân yêu quý. Nhưng rồi sáng 23-5-2009, phải kết thúc cuộc đời bằng cách gieo mình xuống một vách đá sâu. "Tôi cảm thấy xấu hổ trước người dân của mình," trước đó, ông Roh Moo-hyun thừa nhận khi phải đến Seoul theo triệu tập của tòa.

Ông Roh thành công nhờ xây dựng được niềm tin của công chúng vào ông như là một chính trị gia trong sạch và cái chết của ông được mô tả là gây sốc cho cả nước, từ hôm 23-5, người dân ở vùng quê ông đã xếp hàng dài, đã khóc khi quan tài ông đi qua. Ông nói, ông chỉ biết đến khoản tiền 6 triệu USD mà người thân ông cầm ấy khi không còn là Tổng thống.

Người ta đang tranh cãi việc truy tìm gắt gao sự vụ này có những động cơ chính trị, nhưng, rõ ràng cũng phải thừa nhận một điều không thể chối cãi được là đã có những khoản tiền lọt vào nhà ông, nó đã đi qua những người thân nhất, là vợ, là con trai, là cháu rể, là trợ lý của chính ông. Như vậy, cho dù ông có không trực tiếp cầm tiền và làm việc mờ ám này thì chính những người thân, các cộng sự của ông vì tham lam trước đồng tiền đã đưa đẩy ông để ngã vực, bỏ lại sự nghiệp và tiếng thơm, lòng tin của nhân dân dành cho ông xưa nay. Đau xót chính là ở chỗ này.

Có người đặt câu hỏi, những khó khăn ấy, chúng "khó" đến mức nào? Cái khó khăn mà ông nói ở đây chính là sự vật lộn của cuộc đấu tranh giằng co giữa cái xấu và cái tốt, giữa danh dự nhơ uế, giữa cái chân thiện mỹ và sự xấu xa mà chính ông đã luôn đứng về cái tốt, cái đẹp và hết mình bảo vệ nó vun đắp nó. Ông đã chọn cái chết và sự xin lỗi sâu sắc trước nhân dân và bạn bè yêu quý của ông. Cho nên, mọi người Nam Hàn và nhiều người trên thế gian này vẫn tin vào đức tính tốt đẹp của ông xưa nay và chấp nhận dễ dàng lời xin lỗi của ông hôm nay.

Người ta thương tiếc ông chính là ở điều này, chẳng phải ở nghi thức nhà nước đã dành cho ông trong tang điếu và lời văn muộn mằn cố chắt lọc của đối thủ mà hôm nay đang thay ông cầm lái đất nước này.

Vấn đề không chỉ là trái hay không trái những "quy định" hiện hành vốn đang có nhiều khoảng trống là nhận "tiền hối lộ" hay "tiền hoa hồng" hay núp dưới bất kỳ danh nghĩa nào thì bản chất của sự việc vẫn chỉ là một: nhân hội lộ và một nhà lãnh đạo nghiêm minh không nên để vợ con làm những việc mà dư luận có thể "nghi" về tính khách quan chứ đừng nói là tự tay cầm lấy nó.

Ông là Tổng thống và ông vẫn là người tự quyết định cái đúng cái sai và chịu trách nhiệm trước đất nước và nhân dân mình, đâu có thể biện minh kiểu "chiếu cố công trạng đóng góp cho đất nước", hay hãy để ông được "hạ cánh an toàn".

Đó là bản chất thiện mỹ của chính ông nên bạn bè và nhân dân đã đứng dài hai bên đường khóc và tiễn đưa ông như là sự chấp nhận lời xin lỗi cao đẹp đó.

Riêng tôi xin nghiêng mình chia tay ông và vẫn trân trọng quý mến ông vì sự sám hối đến cao độ và trong việc chọn cái chết để bảo toàn tính chân thiện mỹ, để lại bài học đạo đức cho đời và vòng hoa của tôi dâng đến mộ ông là mấy chữ vàng: "Tôi nghiêng mình trước cái chết trong thanh tao và luôn biết sám hối và thực hành chân thiện mỹ!"

>> Chùm ảnh đám tang ông Roh Moohyun

Một phần thủ đô Seoul của Nam Hàn ngừng lại khi hàng chục ngàn người tập trung dự đám tang của cựu Tổng thống Roh Moo-hyun.

Những người đưa tang mang mũ và bóng bay màu vàng - màu của chiến dịch của ông Roh, người qua đời tuần trước sau khi được cho là nhảy núi tự vẫn.

Quan tài của ông Roh Moo-hyun rời quê nhà Bongha vào đầu giờ sáng thứ Sáu để tới Seoul, cách đó 450km.

Bà quả phụ, các con và tang quyến dẫn đầu đoàn đưa tang từ Bongha tới cung điện Gyeongbok ở Seoul, nơi có khoảng 3000 người tham dự.

Rất nhiều người Nam Hàn vẫn chưa hết bàng hoàng sau cái chết của ông Roh. Ông xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, ban đầu làm luật sư về nhân quyền và sau đó hoạt động chính trị với cam kết chống tham nhũng.

Tuy nhiên, ông bị vướng vào bê bối sau khi gia đình ông bị cáo buộc đã nhận hối lộ từ một nhà sản xuất giày. Ông bác bỏ mình nhận hối lộ, nhưng đã lên tiếng xin lỗi thay mặt cho gia đình.

Tổng thống đương nhiệm, Lee Myung-bak, bị la ó khi ông lên đặt vòng hoa ở bàn thờ tại lễ tang.

Thi hài của ông Roh sẽ được hỏa táng sau buổi lễ, và tro sẽ được đưa về quê nhà Bongha.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Con người suy thoái?

    28/10/2015Vương Trí NhànĐịnh mệnh của con người là vươn tới tiến bộ; nhưng mọi sự tìm tòi sẽ là vô nghĩa và kết quả sẽ là tai họa nếu vận động đó lại dẫn đến sự suy thoái về nhân cách. Có nghĩa gì một sự tiến bộ kỹ thuật nếu nó giết chết tinh thần?
  • Giá trị của một xã hội “thành tín”

    27/10/2014Ths. Đặng Vũ Cảnh LinhMột xã hội coi trọng giá trị của niềm tin là xã hội có khả năng năng phát triển bền vững...
  • Từ chức: sao khó vậy?!

    18/04/2014Mạnh Cường - Hồng Hạnh“Tôi xin từ chức”- một câu nói rất đỗi ngắn gọn. Hàng ngày, hàng tháng có biết bao những sai phạm của các vị lãnh đạo ở nhiều cơ quan, đơn vị, gây ra hậu quả không nhỏ. Thế nhưng, câu nói ngắn gọn ở trên nghe vẫn cứ... “lạ tai” làm sao.
  • Lương thiện: Sức mạnh của người lãnh đạo

    28/11/2013Sông ThươngĐối với mỗi người dân, nhà lãnh đạo không chỉ là người có tài quản lý mà trước hết đó phải là một công dân lương thiện, trung thực. Luôn có cơ hội để các nhà lãnh đạo biểu thị sự gây ảnh hưởng về đạo đức của mình, nhưng điều quan trọng là họ có biết vận dụng mọi cơ hội chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo vĩ đại.
  • Quyền lực và đạo đức

    22/10/2010PGS - TS Bùi Đình PhongTheo "Từ điển tiếng Việt", quyền lực được hiểu là "quyền định đoạt mọi công việc quan trọng về mặt chính trị và sức mạnh để bảo đảm việc thực hiện quyền ấy"...
  • Chính trị của đẳng cấp, của mọi công chúng và của toàn cầu

    20/01/2009Nguyễn Tất ThịnhCó lẽ không cần phải mô tả gì thêm về sự kiện ngày 20 Tháng 1 Năm 2009, hôm qua, của Nước Mĩ – mà gần 4 tỉ dân chứng kiến, hầu như mọi người trên Hành Tinh đều biết đến và quan tâm, với những lí do khác nhau, nhưng đều chung một cảm nhận : Vĩ Đại !
  • Nên tập nghe những lời trách cứ

    05/09/2006TS. Nguyễn Ngọc ĐiệnLàm rõ vai trò, trách nhiệm cá nhân trong hoạt động lãnh đạo và luật hóa quyền phê phán của người dân đối với hoạt động của cá nhân người lãnh đạo, đặc biệt là người lãnh đạo quốc gia, là công việc bức bách trong khuôn khổ dân chủ hóa đời sống chính trị, xã hội...
  • Lòng tự trọng

    18/03/2006Phan Trọng HiềnTrông người, ngẫm ta mà buồn! Nhiều năm qua, ở nước ta xảy ra biết bao vụ tiêu cực “động trời” ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhưng hầu như chỉ mới có một vị bộ trưởng xin từ chức, còn lại đều “bình chân như vại”, xem như chuyện “của ai đó”, không liên quan gì đến mình (!)
  • Giải mã tham nhũng

    26/12/2005Thanh Vũ"Chân dung" tham nhũng đã được nhìn thấy rõ hơn, "địa chỉ” tham nhũng phổ biến nhất cũng được xác định qua kết quả điều tra xã hội học có tên “Nghiên cứu đấu tranh chống tham nhũng” do Ban Nội chính Trung ương thực hiện lần đầu tiên được công bố. Lại thêm một thái độ cương quyết trong víệc phòng chống quốc nạn này mà các thông tin công khai vào cuối tháng11 qua là một sự kiểm chứng sòng phẳng...
  • “Luận” về tham nhũng

    12/11/2005Phạm Thanh BìnhỞ nước ta những năm gần đây báo chí cũng đã tốn nhiều giấy mực để "luận" về tham nhũng. Vì thế, người viết bài này không dám cả gan vác bút qua cửa... nhà báo để luận về tham nhũng, mà chỉ xin dẫn lời một số văn nhân học giả Trung Hoa luận về cái tệ nạn trầm kha xuyên quốc gia này, để rồi mạn phép góp đôi lời bàn thêm.
  • Những bộ mặt của tham nhũng

    07/10/2005Ngô Tự LậpMặc dù "tham nhũng" là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều và tham nhũng là vấn đề đau đầu của mọi quốc gia, ở mọi thời đại, cho đến nay người ta vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất cho nó. Lý do là tham nhũng được tiếp cận từ nhiều quan điểm khác nhau, từ kinh tế, đạo đức, tôn giáo đến chính trị, xã hội và giai cấp, và các quan điểm này lại mang nặng dấu ấn lịch sử và cá nhân...
  • Ba cấp độ của sự lãnh đạo

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt,Bản chất của hoạt động chính trị là lãnh đạo, nói cách khác, cốt lõi của hoạt động chính trị là lãnh đạo. Tuy nhiên, khái niệm lãnh đạo được hiểu khác nhau trong các hệ thống chính trị khác nhau và tuỳ theo sự phát triển của hệ thống chính trị. Chúng ta không được phép đồng nhất chính trị và lãnh đạo, nhưng cần phải hiểu rằng bản chất của lãnh đạo là tạo ra hiệu quả của hoạt động chính trị...
  • Đánh thức lòng tự trọng bị xúc phạm

    23/10/2003GS. Tương LaiXã hội cần ứng xử với sinh viên với tư cách là “con người có giáo dục”, tức là “con người sẽ quyết định khả năng hoạt động của xã hội. Con người này cũng là hiện thân của các giá trị, niềm tin và trách nhiệm của xã hội. Để nhận được sự ứng xử đó, sinh viên phải tỏ rõ mình chính là “con người có giáo dục”.
  • xem toàn bộ