Cái đứng đằng sau luật pháp

11:48 SA @ Thứ Sáu - 21 Tháng Ba, 2014

... Ở cái chỗ luật pháp dừng lại, người ta vẫn luôn luôn có thể suy nghĩ dưới góc độ đạo đức hoặc văn hóa để trước tiên là hiểu hiện tượng, sau nữa là tìm cách khắc phục nó...

Luật pháp thường được định nghĩa trong các từ điển như là những quy định mọi người nhất thiết phải tôn trọng trong khi đạo lý suy cho cùng chỉ có nghĩa là những ước lệ hợp với lương tâm cho con người lại được xã hội thừa nhận và khuyến khích nên theo, ai theo được có nghĩa đấy là người tốt. Một hành động bị coi là phạm pháp, khi nó xâm phạm đến quyền lợi hoặc của cả cộng đồng hoặc của các thành viên trong cộng đồng, do đó, phải bị trừng phạt. Còn một hành vi bị coi là thiếu đạo đức tức là đã bị cộng đồng lên án. Có thể bảo sự lên án này chỉ dừng lại ở phạm vi một dư luận, song đối với người có lương tâm trong sáng, đã là một cái gì rất nặng nề. Lẽ tự nhiên là trong việc phân biệt một hành vi đạo đức và một hành vi phi đạo đức, một cộng đồng đã tự nói về mình rất nhiều. Sau hết, cũng nên ghi nhận rằng mặc dù những tiêu chuẩn đạo đức thường có tính nhân bản, nghĩa là chung cho mọi dân tộc, nhưng đi vào cụ thể ở mỗi dân tộc nó lại mang những sắc thái riêng. Đến đây, bắt đầu thấy xuất hiện vai trò của văn hóa, nó là lối sống, lối nghĩ, các quan hệ giữa con người với thiên nhiên và con người với con người, tất cả đã trở thành nền nếp ở từng dân tộc và làm nên sự khác biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác.

... Thỉnh thoảng, tôi cứ phải giở sách ra để ôn lại những ý tưởng trên, nhất là gần đây, đọc báo chí, nghe đài, được biết thêm nhiều hành động mà chúng ta quen gọi là hiện tượng tiêu cực. Nhiều người nông dân hám lợi, mang bán thứ rau quả phun thuốc trừ sâu, săn vào gây ra độc hại. Các lò mổ bò mổ lợn thường là kém cỏi về mặt vệ sinh nghĩa là ủ sẵn bệnh tật hại người. Nhà máy, bệnh viện hàng ngày tống ra đủ thứ chất thải làm ô nhiễm môi trường. Rồi hàng hóa thì làm ẩu, cốt bán rẻ để cạnh tranh giá kể người mua mang về có không dùng được, thì cũng không quản ngại. Cho đến gần đây lại xảy ra những vụ tham nhũng ghê gớm, tham nhũng đến mức người ta tin rằng các đương sự phải mất hết lương tâm thì mới bảo nhau vét sạch tiền của nhà nước đến như vậy! Có biết bao hành động ngang tai trái mắt đang xảy ra chung quanh, và có cơ ngày một phát triển. Mà lấy luật pháp để trị nhau thì không phải dễ. Tội lỗi ở đây như cái cây, gieo mầm hôm nay, hôm sau mới “kết quả”, lúc bấy giờ người có lỗi đã cao chạy xa bay, ai làm gì nổi! Vả chăng, trong tình trạng xã hội hỗn hào, mọi người chen chúc nhau để sống, muốn lần ra đầu mới của cái ác sẽ gặp muôn vàn rắc rối, dễ gì bắt tận tay day tận trán để luận tội? Nhưng ở cái chỗ luật pháp dừng lại, người ta vẫn luôn luôn có thể suy nghĩ dưới góc độ đạo đức hoặc văn hóa để trước tiên là hiểu hiện tượng, sau nữa là tìm cách khắc phục nó.

Chắc chắn là không có gì khiên cưỡng khi gắn một số hiện tượng tiêu cực nói trên và các hành động tương tự với lối làm ăn (kèm theo là lối sống nếp nghĩ) có tự ngày xưa, khi người ta sống theo kiểu khôn vặt (ăn cỗ đi trước lội nước đi sau) và vô trách nhiệm (sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi) chỉ biết đến quyền lợi của gia đình mình (đèn nhà ai nhà nấy rạng), chỉ biết đến cái làng của mình là cùng (trống làng nào thì làng ấy đánh, thánh làng nào thì làng ấy thờ), ngoài ra, bỏ qua mọi chuyện, bởi “có chết thì cả làng cùng chết”. Tóm lại, đồng thời với việc truy cứu về mặt pháp luật, cần xem xét ngay cội rễ của các hiện tượng nói trên về mặt đạo đức – văn hóa, để bắt mạch cho trúng. Đến lượt nó, mỗi tội lỗi, và phản ứng trước tội lỗi – kể cả những tội lỗi nhỏ, hoặc quá tinh tế, pháp luật không kết luận nổi – lại cũng nói lên một điều gì đó về tình trạng tâm lý xã hội nói chung. Nếu như ở đây có sự dửng dưng, tức thờ ơ, mặc kệ kẻ có tội và không sao hình thành nổi dư luận cũng như không cắt nghĩa được nguyên nhân sâu xa dẫn đến tội lỗi, thì đó chính là một bằng chứng cho thấy sức khỏa tinh thần nói chung của xã hội đang có vấn đề, và sự chữa chạy cho mỗi cá nhân không thể kết quả, nếu không có sự chữa chạy cho cả cộng đồng nói chung.

Đang nghĩ vân vi như vậy thì gần đây, qua báo Nông thôn ngày nay, số ra 12.6.99, tôi lại được biết thêm về một hiện tượng phải nói là kỳ cục giữa công ty X và công ty Y có sự tranh chấp. Để trả thù, bên Y liên tiếp gửi tới bên X những chiếc quan tài và các vòng hoa tang, trong đó đề rõ tên tuổi kẻ thù của mình. Như một phóng viên Nông thôn ngày nay nhận xét, đây quả là kiểu khủng bố chưa từng có ở Việt Nam. Sự việc “độc đáo” đến mức các nhà chức trách đang phải theo dõi để tìm cách luận tội cho chính xác. Tuy nhiên, theo tôi nghĩ, nhiều bạn dọc của chúng ta, khi nghe chuyện, hẳn không khỏi nhớ tới những cách trả thù vốn có từ xưa, và còn lưu truyền lại qua lời đồn đại của dân gian; căm giận ai thì đi dò hỏi mồ mả ông cha người ta rồi đào lên để hạ nhục. Hoặc làm hình nhân thế mạng, viết tên kẻ thù của mình lên đóm rồi lấy kim châm vào chỗ hiểm và thuê thầy địa lý về yểm vào đất độc. Hoặc như trong truyện Tấm Cám, cái đầu của Cám sau khi chết được Tấm mang ra làm mắm để gửi về cho người mà Tấm vẫn gọi là mẹ ghẻ (cũng tức là mẹ đẻ của Cám). Thì ra, cái hành động kia không hẳn đã đơn độc như chúng ta tưởng tượng. Trong khi lên án nó và đồng tình với mọi sự trừng trị đích đáng, đồng thời phải thấy nó thuộc về một cái gì di truyền trong tâm lý xã hội, do đó, có khi hoạt động ngoài ý muốn từng con người cụ thể. Nói cách khác, trong cái hành động kỳ cục kia thấy có cả những căn nguyên văn hóa sâu xa (văn hóa ở đây không chỉ bao gồm tinh hoa mà như các nhà nghiên cứu khoa học xác định, còn bao gồm cả những cặn bã cần vứt bỏ). Và như vậy là trên đường suy nghĩ về hiện tượng tiêu cực, chúng ta có thể phần nào yên tâm vì đã lần đến đầu mối cuốic ùng, còn như việc lo chữa chạy thì sao, đấy lại là chuyện khác.

Chắc chắn, mỗi khi đứng trước một hiện trượng tiêu cực, lại còn lo lần ra căn nguyên đạo lý văn hóa của nó, công việc phải làm sẽ trở nên vô cùng bề bộn. Chẳng phải là lâu nay nhiều người chúng ta có thói quen suy nghĩ một cách đơn giản “truyền thống căn bản là tốt”, “đạo lý nhìn chung là lành mạnh”, để xuê xoa mọi chuyện. Nhưng chính bởi thế, nay lại chính là lúc xã hội phải lo nhận thức cho thấu đáo hơn. Bề bộn mấy thì bề bộn, để giải quyết đến cùng mọi chuyện tiêu cực, không thể có cách nào khác. Bởi các vấn đề đạo lý văn hóa không chỉ liên quan đến pháp luật mà còn liên quan đến mọi mắt xích khác trong guồn máy xã hội. Nói như một viện sĩ người Nga, ông D. Likhachev: Không có văn hóa, xã hội không thể trở thành xã hội có đạo lý.

Và nếu không có cả văn hóa lẫn đạo lý, thì mọi cải cách trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học đều trở nên vô nghĩa, tức không thể thực hiện.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Gia tài văn hóa của Việt Nam

    05/04/2019Phan NgọcTại sao có một bề dày văn hóa mà Việt Nam chưa bao giờ giàu có cả? Bởi vì, bề dày văn hóa như một kho vàng, tuy nhiên phải vất vả đào bới mới có được và từng cá nhân một phải làm cho chính minh. Nhưng trước hết phải có người chỉ cho anh ta thấy kho vàng đã. Do đó, phải có một chính trị sáng suốt của anh ta, cho anh ta và vì anh ta. Và xây dựng những tổ chức để cùng nhau dào bới...
  • Lẫn lộn và ngộ nhận

    01/11/2018Nguyễn Ngọc ĐiệnCon người vẫn có thể trở nên vĩ đại từ việc chấp nhận những điều bình thường, làm những việc bình thường để thu được những kết quả bình thường. Nhưng chắc chắn người ta không bao giờ trở nên vĩ đại từ sự hoang tưởng và nhất là từ việc gán cho mình những tính cách vĩ đại hoặc phẩm chất ưu việt không có thật, nếu không muốn nói là chỉ có thể trở nên lố bịch với những thứ đó...
  • Truyền thống

    24/04/2018Nguyễn Trần BạtMột đất nước mà không có truyền thống, không có lịch sử, không có những giá trị vĩnh hằng thu không thể có hiện tại, càng không thể có tương lai. Tuy vậy, vai trò của truyền thống trong quá trình phát triển của quốc gia, đặc biệt là đối với các quốc gia đang cải cách thể chế, luôn luôn có tính hai mặt....
  • Văn hóa và Tăng trưởng

    25/11/2016Nguyễn Trần BạtỞ đâu con người có năng lực nhận thức tốt hơn, có năng lực và điều kiện hưởng thụ tốt hơn, có điều kiện để tư duy một cách tự do và sáng tạo hơn, có sức cạnh tranh tốt hơn, tóm lại, ở đâu con người cảm thấy hạnh phúc thì ở đó có sự phát triển....
  • Tính lạc hậu tương đối của Văn hoá

    25/05/2016Nguyễn Trần BạtTrong số những cuộc xung đột, những xung đột về văn hóa tuy không phải luôn hữu hình và quyết liệt, nhưng âm thầm, bền bỉ, dai dẳng và có sức cản rất lớn đối với tiến trình phát triển chung của nhân loại. Nghiên cứu về tính lạc hậu tương đối của văn hóa với tư cách một thuộc tính tự nhiên của văn hóa và ảnh hưởng của nó đối với tiến trình phát triển và toàn cầu hóa là việc làm rất quan trọng, bởi nó sẽ giúp các dân tộc hạn chế khả năng xảy ra xung đột trên cơ sở đó, khai thác những ảnh hưởng tích cực của văn hóa...
  • Một đóng góp vào việc nhận dạng con người Việt Nam hôm nay

    29/11/2014Vương Trí NhànCó những cuốn sách làm cho người đọc căm ghét cuộc sống( chẳng hạn; một số tác phẩm hiện thực phê phán); có những cuốn sách làm cho người đọc thêm yêu đời nhiều hơn. Còn qua những trường hợp như Thời xa vắng của Lê Lựu, đọc xong, tự nhiên tôi cứ thấy tiếc đời...
  • Nhận diện những hiện tượng phản văn hóa

    27/10/2014Phùng HiểnỞ nước ta, nhiều năm gần đây cùng với sự xuất hiện các giá trị văn hóa mới, những hiện tượng phản văn hóa ngày một gia tăng. Nhận định và đấu tranh với các phản văn hóa không phải một việc đơn giản. Có những phản văn hoá lại nhân danh văn hóa, nhân danh chủ nghĩa nhân đạo tồn tại như những mẫu mực sống của một cộng đồng người nhất định...
  • Văn hoá và Tương lai

    17/05/2014Nguyễn Trần BạtTương lai không phải là của văn hoá, tương lai là của con người với tư cách là một thực thể văn hoá. Trình độ nhận thức của con người đã đạt đến mức con người nhận thấy văn hoá trở thành quan trọng....
  • “Chỉ gìn giữ văn hóa không đủ, còn phải phát triển văn hóa”

    24/03/2006Thạch LựuNgười phụ nữ giữ trọng trách Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc Hội gọi công việc của mình là làm PR cho nước Việt Nam. Trong suốt quá trình đi giới thiệu Việt Nam, văn hóa là lĩnh vực mà bà Ninh chú trọng và có ý thức gạn đục khơi trong những đóng góp của người ngoài để làm quà cho những người làm văn hóa trong nước. Đôi khi món quà ấy không phải lúc nào cũng ngọt ngào…
  • Nhân nào quả nấy

    04/02/2006Vương Trí NhànNhà phê bình Vương Trí Nhàn thật khéo léo khi chọn hình thức phiếm luận để bàn về văn hóa đương thời. Câu Nhân nào, Quả ấy của người xưa được tác giả khai thác rất đắc. Nó không đơn thuần chỉ là một lời cảnh báo. Nó nhắc ta đọc để nhìn lại mình, nhìn lại hiện tại và nhận lấy trách nhiệm làm chủ nền văn hoá nước nhà...
  • Nghĩ về nền văn hóa mới và cơ hội mới

    28/01/2006Phan NgọcChúng ta đang bước vào thời đại mới của nền văn hóa mới, với sự phát triển nhanh chóng của văn minh, của kỹ thuật, công nghệ. Bản thân kỹ thuật, công nghệ là biểu hiện, là tài sản chung cho trí tuệ loài người, không phụ thuộc riêng vào một dân tộc nào, và theo phép biện chứng của C.Mác, thì khi kỹ thuật sản xuất thay đổi, đời sống tinh thần cũng thay đổi...
  • Đi tìm ẩn số đẳng cấp văn hóa

    13/01/2006Giàu có, mức sống cao nhưng tầm văn hóa mỏng, người ta sẽ đi về đâu? Băn khoăn ấy là ẩn số cần được lưu tâm...
  • Một vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam

    10/12/2005Là một nhà nghiên cứu văn học, GS Hà Minh Đức rất quan tâm đến sự phát triển của nền văn hoá dân tộc vì theo ông văn hoá gắn với sự phát triển chung của đất nước, với mỗi con người, mỗi cuộc đời. Dưới đây, Tạp chí xin giới thiệu đôi điều suy nghĩ của GS về văn hoá Việt Nam.
  • Tản mạn về một số hiện tượng văn hóa Việt Nam đương đại trong quan hệ với quá trình “đứt gãy văn hóa”

    06/12/2005Nguyễn HoàMột hệ thống giá trị văn hóa - văn minh lạ lẫm được du nhập... đã gây nên một cuộc đảo lộn và một quá trình “đứt gãy văn hóa” xuất hiện. Nhưng quá trình du nhập ấy, sự “đứt gãy văn hóa” ấy dẫu mạnh mẽ đến đâu vẫn không thể nhanh chóng thay thế tất thảy mọi hành vi ứng xử, mọi thói quen, nền nếp văn hoá... có tuổi đời đã hàng nghìn năm. Nó phải chấp nhận một tình trạng “lưỡng phân"...
  • Vượt đèn đỏ…

    29/11/2005Nguyễn Quang ThiềuCó thể có những người khi đọc xong bài này thì bĩu môi: "Nói gì không nói lại đi nói toàn chuyện vặt vãnh”. Xin thưa các quí bà và các quí ông của tôi, những chuyện vặt vãnh đó đang làm cho các thành phố của chúng ta lộn xộn trong giao thông (gây chết người không ít), bẩn thỉu trong môi trường và vô nguyên tắc trong lối sống....
  • Biết mình yếu để mạnh hơn

    01/09/2005Trần Hữu QuangBài viết sau nêu ra một số điểm yếu trong tư duy quản trị của tầng lớp doanh nhân Việt Nam hiện nay và thử đi tìm căn nguyên của chúng, mong góp phần vào việc xây dựng một đội ngũ doanh nhân ngày càng mạnh và bản lĩnh...
  • Cái tánh di truyền của dân tộc ta

    31/08/2005X.T.T. (Tiếng Dân, số 179, ngày 15-05-1929)Trong mục “Lật chồng báo cũ” chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu với độc giả trích đoạn các bình luận về đạo đức xã hội của các nhà văn hóa thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám 1945 trên các báo chí công khai. Trước hết là một số bài của báo Tiếng Dân do nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng làm chủ nhiệm kiêm chủ bút...
  • xem toàn bộ