Cái lý của những thành ngữ “phi lý"

06:31 CH @ Thứ Tư - 30 Tháng Chín, 2015

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta dùng tiếng Việt một cách tự nhiên. Không mấy ai và không mấy khi phải băn khoăn về nghĩa lý của điều này điều khác. Tuy nhiên, đôi khi do nghề nghiệp hoặc rất tình cờ, chúng ta đề cập tới logic của những hiện tượng tiếng Việt.

Nhiều bạn cảm thấy tiếng Việt rắc rối quá có nhiều hiện tượng không giải thích được Lúc đó, có người lấy khuôn mẫu của một tiếng nước ngoài nào đó để đối chiếu với tiếng Việt có người lấy "logic hình thức" để xem xét. Và không ít bạn "phát hiện" ra những cách nói "mâu thuẫn", "ngược đời", "không hợp logic" của tiếng Việt. Có người đã từng viết trên báo, nói trên đài, trình bày trong hội nghị rằng lối nói này, lối nói khác là "không hợp logic".

Những lối nói "mâu thuẫn", "phi logic" này chúng ta gặp ở mọi cấp độ, mọi phương diện ngôn ngữ. Ở đây chúng tôi nói đến hiện tượng "phi logic" ở phương diện thành ngữ. Đó là lối nói "ngược đời" kiểu "cao chạy xa bay”, “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”...

Không ít người cho rằng thật là vô lý khi dùng lối nói như trên, tại sao không dùng "cao chạy xa bay", "thượng cẳng tay, hạ cẳng chân"?...

Chúng tôi muốn chứng minh rằng, những thành ngữ "ngược đời" này lại rất chuẩn mực, tức là nó có cái lý của nó.

Trước hết, xin đừng lấy thành ngữ nước ngoài "cao phi viễn tấu” mà đòi hỏi thành ngữ Việt Nam phải là "cao bay xa chạy". Nếu vậy, hắn bạn cũng không đồng ý với Nguyễn Du khi ông viết:

“Liệumà cao chạy xa bay
Ái ân ta có ngần này mà thôi”

(Truyện Kiều, câu 1971)

Nói như trên không có nghĩa là nhất nhất phải viết là "cao chạy xa bay". Viết như một câu của Tú Mỡ cũng vẫn đúng: “Cao bay xa chạy biết là đi đâu”.

Trong cuộc sống, người ta thường quy ước dùng một sự vật nào đó để nói lên một điều gì đó. Cách dùng như thế được gọi là biểu trưng. Chẳng hạn, người Việt thường dùng các bố phận không thấy được trong cơ thể con người đó là lục phủ ngũ tạng nghĩa là ruột, gan, lòng, bọng, phổi để biểu trưng cho ý chí, tâm tư, tình cảm, tấm lòng những suy nghĩ thầm kín của con người. Vậy nên mới có các thành ngữ:

Mặt sứa gan lim

Lòng vả cõng như lòng sung

Ruột để ngoài da

Miệng thơn thớt dạ ớt ngâm

Khẩu xà tâm Phật

Miệng nam mô bụng một bồ dao găm

Suy bụng ta ra bụng người...

Trong thành ngữ "mẹ tròn con vuông” thì cặp tròn /vuông chính là hình ảnh của cặp (mặt trăng - mặt đất). Đó là một chỉnh thể biểu trưng cho sự hoàn hảo, trọn vẹn.

Trong "cao chạy xa bay", cặp chạy/ bay có nghĩa biểu trưng là trốn đi nơi khác, cặp xa/ cao biểu trưng cho sự thật nhanh và biệt tăm. Người ta có thể "cao chạy xa bay" bằng honda ôm bằng ôtô tải hay bất cứ phương tiện gì cũng được chứ không nhất thiết phải chạy hay bay. Vì người xưa đâu có bay được lên không trung như nghĩa đen của từ ngữ đó.

Như vậy đừng hiểu "cao chạy xa bay" theo nghĩa đen. Nên biết cái lý tính logic của thành ngữ này ở tầng sâu hơn: tầng nghĩa biểu trưng.

Chúng ta gặp một thành ngữ nữa có thể gây thắc mắc: "thượng cẳng chân hạ cẳng tay". Tại sao chân tháp, tay cao mà lại thượng cẳng chân, còn hạ cẳng tay? Điều này có thể lý giải theo con đường hình thành nghĩa biểu trưng của thành ngữ.

Xét cặp thượng/ hạ thì thấy: Để trỏ tông thế một vật người Việt có lối nói lấy hai bộ phận của hai đầu cực sự vật đó làm đại diện.

Loài vật chuyển động theo thế nằm ngang, đầu đi trước, đuôi theo sau. Hai đầu cực của chúng là đầu và đuôi. Vì vậy cặp đầu/ đuôi đại diện cho con vật. Phác thảo về Con vật chỉ cần dùng đầu/ đuôi:

Khen ai khéo tạc con voi
Có đủ cả đầu đủ cả đuôi…

Con người thường dùng các bố phận thân thể của mình và bộ phận những con vật xung quanh để đặt tên cho sự vật. Theo khuynh hướng này, cặp đầu/ đuôi cũng được dùng để biểu thị cho một tổng thể. cho toàn bộ quá trình của sự vật: "đầu đuôi câu chuyện", "đầu đuôi sự việc", cần nói "có đầu có đuôi". Do vậy, trong "đầu trộm đuôi cướp", “đầu thừa đuôi thẹo", "đầu xuôi đuôi lọt” thì hai cặp đầu/đuôi - trộm/cướp tạo ra nghĩa "đánh giá tổng thể thì vật đó thuộc loại thừa thẹo không ra gì”… mà người ta không cần hỏi “đuôi thẹo” nghĩa là gì?

Sự đối lập chân/ đầu là sự đối lập giữa hai phần thấp nhất và cao nhất của con người, một động vật đứng thẳng. Về mức độ cặp "thấp/ cao" có thể là sự biểu trưng của sự đối lập (ít - nhiều) Do vậy, qua "được đằng chân, lân đằng đầu” chúng ta hiểu được nhượng bộ một chút thì sẽ lân tới đòi hỏi một mức độ cao hơn mà ta không cần hiểu "được đằng chân" nghĩa là gì.

Cặp thượng/ hạ lại sắp xếp biểu trưng sự vật theo phạm trù trên dưới, cao thấp, biểu hiện một quan hệ tôn ti, thứ bậc. Do vậy nó cũng được dùng để trỏ tổng thể. Trong "thượng vàng hạ cám", cặp vàng/ cám thể hiện sự hiếu động giữa những vật có giá trị nhất với những vật ít có giá trị nhất. Mà thượng/ hạ trỏ tổng thể các sự vật còn vàng/ cám trỏ tổng thể các phẩm chất. Thế nghĩa của thành ngữ "thượng vàng hạ cám" cũng được hình thành theo con đường biểu trưng trỏ "tất tần tật, từ cái quý nhất tới cái ít giá trị nhất".

Trong "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" chúng ta đã gặp hai đối cực đối lập đều mang nghĩa biểu trưng: Cặp thượng/ hạ biểu trưng cho tổng thể sự vật hiện tượng từ cao đến thấp nhất. Cặp (cẳng chân, cẳng tay) biểu trưng cho hành động vũ phu, cho sự đánh đập. Do vậy mà ý nghĩa của thành ngữ này là "đánh đá túi bụi, bất kể lúc nào bất kể vào đâu”.

Tóm lại, những thành ngữ “phi lý” xét cho cùng cũng có cái lý của nó.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bên tình bên lý, bên nào nặng hơn?

    13/01/2018Phạm Vũ Lửa HạTình huống mâu thuẫn Lý-Tình được hai nhà xã hội học Mỹ Samuel Stouffer và J. Toby đặt ra năm 1951 để nêu một thế khó xử thường gặp: tuân thủ luật lệ chung hay tôn trọng quan hệ tình cảm riêng.
  • Sự khác biệt giữa đức tin và lý trí

    15/04/2017Người ta luôn luôn viện dẫn kinh nghiệm, lý trí hoặc đức tin để hậu thuẫn cho những điều họ tin tưởng. Tôi hiểu lý trí và kinh nghiệm là gì, nhưng còn đức tin? Nó có phải là một bột phát cảm tính hoặc cơn dâng trào của tình cảm? Nó có đi ngược lại, hay có thể hòa giải được, với tất cả lý trí và kinh nghiệm? Các nhà tư tư tưởng lớn nói gì về đức tin?
  • Những nghịch lý của cuộc sống

    25/02/2017Kim LuânCó những điều hiển nhiên đến nỗi bạn không bao giờ bận tâm về nó. Có những điều tưởng chừng như rất nhỏ nhặt và bạn đã không làm từ rất lâu vì nhiều lý do...
  • Lý tính phê bình

    02/11/2016Lê ĐạtKhoa học và kỹ thuật cuối thế kỷ XX tiến như vũ bão. Một lần nữa, một số các nhà văn, nhà thơ, nhà truyền thông lại có cơ hội ca ngợi sức mạnh vạn năng của khoa học thực nghiệm và bước đi bạt núi ngăn sông của nó. Giữa giàn kèn đồng ồn ào trên, tiếng nói nhỏ nhẹ của một nhà tri thức học...
  • Tháp Babel và sự hỗn loạn về ngôn ngữ

    22/12/2015N.B (theo History)Sách Sáng thế, cuốn đầu tiên trong Kinh Cựu ước, có nói đến tháp Babel khi kể về thuở hồng hoang của thế giới loài người. Cuốn sách giải thích vì sao loài người lại nói nhiều ngôn ngữ khác nhau...
  • Những nghịch lý giáo dục

    30/09/2015Hoàng TụyVì sao con em ta giỏi toán mà đời sống kinh tế, xã hội ở nước ta về nhiều mặt lại thể hiện một cung cách làm ăn không hề biết tính toán? Vì sao trẻ em ta có tinh thần kỷ luật cao, mà đời sống công cộng của người lớn trong xã hội lại biểu lộ một ý thức kỷ luật, trật tự thấp kém không thể chấp nhận được ở một nước cần hướng tới công nghiệp hóa và hiện đại hóa? Vì sao trẻ em được dạy bảo phải thật thà, trung thực, mà xã hội người lớn có quá nhiều gian dối, tham nhũng, buôn lậu? Bao nhiêu câu hỏi là bấy nhiêu nghịch lý nhức nhối.
  • Bàn về “Cái vô lý” và “Cái thiếu hiểu biết” trong xã hội

    01/07/2015Vũ Duy PhúLâu nay, những ai quan tâm đến cải cách giáo dục, đều thấy rõ tầm quan trọng của việc xác định “Triết lý Giáo dục". Có lẽ cũng không thừa, nếu nói một chút về khái niệm Triết lý nói chung...
  • Tôi nghi ngờ ông Hegel

    07/11/2014Thảo Hảo (Phan Thị Vàng Anh)Tôi được người bạn tặng cho bộ Mỹ Học (2 tập) của Heghen. Tuy nhiên thỉnh thoảng tôi có mở ra rồi đóng lại ngay, vì thấy khó hiểu, đọc cả một trang mất một lúc, nhưng nếu ai nói tóm tắt lại thì không tóm tắt được, nhất là hiểu được Triết qua... bản dịch tiếng Việt. Triết khó vì cái gì?
  • Nghịch lý CIO: Làm sao để vừa thành công vừa Hạnh phúc?

    25/10/2014Minh Anh dịch, Megan SantosusKhi nói về nghề giám đốc công nghệ thông tin (CIO), người ta nghĩ đến dạng người gần như độc tưởng - luôn đi sớm về khuya, cống hiến bản thân cho công việc, không có thời gian để tạo sự thăng bằng trong cuộc sống...
  • Nghịch lý sách - có không?

    11/07/2006Phạm Thọ XuânChuyện viết sách, xuất bản sách, phát hành sách thì nhiều. Vui có, buồn có và cũng lắm nghịch lý. Sách ghi chú thích là “tham khảo nội bộ” mà trên thực tế lại phát hành rộng rãi...
  • Nghịch lý tiền lương

    11/05/2006Nguyễn Vạn PhúNếu như cách đây 10 năm, mức lương 1.500 USD Mỹ/tháng cho người trong nước là rất hiếm hoi, chủ yếu ở các công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì nay mức 3.000 USD, thậm chí 5.000 USD không phải là ít, ở ngay công ty trong nước. Trong khi đó, lương phổ biến của công nhân trước đây 10 năm chừng 700.000 đồng, bây giờ giỏi lắm cũng chỉ trên 1 triệu/tháng...
  • Nghịch lý của quy luật 80/20

    02/04/2006Trong marketing, quy luật 80/20 có nghĩa là 80% doanh thu hay lợi nhuận của doanh nghiệp thường do 20% số khách hàng thường xuyên tạo ra (tính thường xuyên này được xác định theo doanh số mua hàng của từng khách hàng)...
  • Triết lý dân tộc Việt Nam qua tục ngữ

    10/03/2006Võ Thu TịnhTheo các nhà biên khảo thì các câu tục ngữ là một "quyển sách khôn, một kho tàng kinh nghiệm và hiểu biết về vũ trụ và về nhân sinh" giúp cho dân gian ta "có được một tri thức thông thường để làm ăn và cư xử ở đời"...
  • Hiểm hoạ của nghịch lý

    02/03/2006TS Nguyễn Đức MậuCó một số quan chức hôm qua xuất hiện ở những nơi sang trọng, xuất hiện trên báo chí và được đánh giá như những cán bộ có nhiều năng lực và mẫu mực, thế nhưng hôm nay lại bị khởi tố, bắt giam vì tham nhũng. Nghịch lý kiểu này mang đầy hiểm hoạ đối với xã hội.
  • Triết lý cùn

    04/02/2006Sưu tầm1. Người ta dùng thời gian để kiếm tiền... rồi lại dùng tiền để đốt thời gian.
    2. Tiền không thành vấn đề , nhưng vấn đề là không có tiền!
  • Nghịch lý của thời gian

    09/08/2005TS. Nguyễn Sĩ Dũng“Thời gian chúng ta có là tiền bạc chúng ta không có” (Ilia và Petrov). Nhật xét nói trên không biết hóm hỉnh đến đâu, nhưng thật sự an ủi lòng người: Cuối cùng thì chúng ta ai cũng có được một cái gì đó – chí ít ra là thời gian. Thời gian không sở hữu được nhưng ai cũng có. Cái dễ sở hữu hơn là tiền bạc thì ngược lại – nhiều người không có.
  • Vài suy nghĩ nhân bài các lí thuyết ngôn ngữ học cuối thế kỉ XX

    08/08/2005GS.TS Nguyễn Đức DânTrên tạp chí Tri thức và sức mạnh số tháng 11-12 - 1998 có tóm lược bài của V. Demjankov tổng kết các lí thuyết ngôn ngữ học chủ yếu nửa của thế kỉ XX, những khuynh hướng mà theo tác giả đã làm thay đổi tận gốc rễ ngôn ngữ học, một "khoa học của các khoa học", "từ khoa học nghiên cứu về các hình thức ngữ pháp và lịch sử ngôn ngữ chuyển thành lí thuyết triết học - tâm lí học về tư duy và giao tiếp của con người". Mỗi hướng và trường phái lí thuyết ngôn ngữ học mới ngày càng trở thành khoa học về bản chất và cấu trúc "tâm linh" của con người, về các phương pháp con người tương tác với nhau và với thế giới.
  • xem toàn bộ