Căn bệnh “Bán trời không văn tự”

09:52 CH @ Thứ Sáu - 29 Tháng Sáu, 2018

Có lẽ trên mặt đất này chỉ có những đứa trẻ con mới không bị tham vọng làm vẩn đục bầu không trời trước mắt. Với chúng, tình yêu và hạnh phúc là những thứ bên cạnh, giản dị và đơn sơ. Chúng không có khái niệm về tham vọng, về danh lợi, về bạc tiền.Trong những đôi mắt đen lóng lánh hạt nhãn ấy, không có những thứ khí hắc ám của đời sống phủ bụi. Và chỉ khi đi qua những ngày tháng ấy rất lâu, mỗi người trong chúng ta mới chợt nhận ra mình nghèo đi nhiều quá.

Không biết có phải vì tiếc nuối quá khứ giàu có mà khi đã lớn lên, con người ta thường bị sân si bởi những điều nhỏ vụn. Đôi khi là chút tiền còm, khi là chút sĩ diện, lúc là mảnh danh hão. Cứ thế, những tham vọng, dẫu bé như nến mỏng cũng khiến con người nhỏ bé so với thơ ấu. Và cái mặc cảm nhỏ bé và nghèo từng ấy luôn khiến chúng ta phải cương lên, để tự an ủi mình vạm vỡ, mạnh mẽ và vĩ đại. Cái cương lên ấy, tôi đồ rằng, trong mỗi người đều có, cũng như cũng có những lúc chạnh lòng, lúc đắng mình nhìn lại ngày tháng đi qua như một vệt nắng chiều và cuộc đời trôi vèo như cái khoát tay. Nhưng ở mỗi người là một biểu hiện khác. Cách mà anh trí thức, cách mà nhà văn hóa muốn biểu đạt nó khác với anh dân cày, với anh thợ hồ đầy vôi vữa, lại càng khác với những kẻ lưu manh giả danh trí thức. Tất cả mọi sự sẽ dừng lại ở mức bình thường nếu mỗi người đều nhìn lại mình trước khi làm một việc gì đó. Vào cái buổi hỗn tạp của đời sống, người ta thường dạy nhau trên những bàn nhậu rằng, bây giờ dại là chết, khôn lại càng chết cay chết đắng, chỉ thằng biết là sống. Cái biết ở đây được hiểu là cách mà người ta chừng mực sống, như con tằm chừng mực nhả tơ. Hãy sống đúng với những gì mình có.

Nhưng trong chúng ta (hoàn toàn có thể có người viết bài hay-đặc biệt trên những bàn nhậu bia tràn bờ), có bao nhiêu người sống được cái chừng mực của chính mình? Không ít người ta gặp hàng ngày sống vượt những cái mình làm, thậm chí nói những cái mình không có không làm, mong kiếm chút danh tiếng lòe thiên hạ. Lâu ngày, những lời khoác lác ấy đã bám vào ta và ta chợt nghĩ rằng có cái sự ấy thật và ta vĩ đại hơn ta tưởng nhiều quá. Và bất chợt ta giống như một kẻ tự dệt cho mình một chiếc áo quá đẹp cho dù biểt rằng mình không xứng đáng để mặc nó. Cái bi kịch cuộc đời “ tỷ phú đô la Lê Quốc Hồ” cũng chính là điều ấy. Có thể khởi thủy cho chuỗi việc làm bất thường và gây nguy hại cho đồng loại như vậy, “thầy Hồ” không hề nghĩ hậu quả nó lại khó lường đến thế. Không có khả năng chữa bệnh nhưng “thầy” làm liều và đúng là cũng… chưa chết ai thật nên thầy phong cho mình đủ thứ tài phép, quyền năng, thần dược, chữa bách bệnh… Đến khi những bệnh nhân đầu tiên bị dị chứng thì tên tuổi của “thầy“ đã đi quá ngưỡng bình thường. Nhiều bệnh nhân đến tìm, tin lời “thầy” đoái thương. Không ai kiểm chứng và cũng chẳng ai muốn kiểm chứng tài năng chữa bệnh của Lê Quốc Hồ. Dường như ngày càng nhiều người vì một sự xúi giục hay sự cuống tín nào đó sẵn sàng bố thí mạng sống của mình cho quỷ dữ khi không ngần ngại đi chữa bệnh bằng những phương pháp kỳ dị. Và dường như, với những người này, chút thần phép lại là thứ thuốc an thần tốt hơn cá thuốc ngủ bán đầy tại các hiệu thuốc. Trong số những ông "vua nổ", có lẽ Lê Quốc Hồ đáng được đưa vào Guinness bởi cái bệnh "trăm voi không được bát nước xáo" và giỏi huyễn hoặc mình, lừa mị người khác. Không phải ngẫu nhiên mà có cả "đại gia" thuốc bổ bỏ cá bạc triệu để cho "thầy" chữa bệnh, đã xác nhận thông tin "thầy" mất nhiều tiền trên báo và còn cho thầy thuê văn phòng làm nơi khám chữa bệnh nữa. Bởi một thầy thuốc giỏi đã từng trở thành nhân vật của mấy chục tập phim truyền hình thì chỉ cần qua vài câu chuyện về chuyên môn là có thể hiểu được “trình” của thầy tới đâu ngay chứ không phải đợi đến khi tiền mất tật mang mới khấu đầu kêu oan như thế. Còn nếu như "đại gia" này mà tin vào lời “thầy" một cách ngây thơ như vậy, thì người ta hoàn toàn có thể đặt câu hỏi về những bài thuốc vốn xuất xứ từ “Sơn Đông mãi võ” của ông, liệu chúng có tốt được như những lời quảng cáo?

“Hội chứng Lê Quốc Hồ” có lẽ không đâu nhiều như giới văn nghệ. Cho đến tận khi ngồi viết những dòng này, tôi vẫn nghĩ rằng, những nghệ sĩ chân chính thường âm thầm làm việc, âm thầm cống hiến, nhiều khi họ quên mình đi vì những tác phẩm, những đứa con mang nặng đẻ đau. Và công việc sáng tạo vốn nặng nhọc, tốn hao tâm sức, nên họ không có công sức và thời giờ để ngồi "nổ" về những dự định, về những điều hão huyền xa xôi. Và họ còn đủ liêm sỉ để không ngồi vẽ ra những phẩm chất tốt đẹp cho mình, vẽ ra những thành tựu cho mình. Mọi danh lợi với những nghệ sĩ này là điều khá xa lạ. Tiếc rằng, cái khái niệm theo cách tôi nghĩ nghệ sĩ chân chính ấy đã không còn mấy người. Giới nghệ là giới “nổ" giỏi nhất. Không cần phải đến các quán nhậu để nhìn các nhà văn mân mê những củ lạc luộc mắt xa xăm nhìn những cốc bia hơi Hà Nội để nói về những sáng tác ở thì tương lai xa và những giá trị vượt trội trong tác phẩm của mình, không cần đến sân khấu mới biết được các ca sỹ, diễn viên đang diễn những vai diễn vĩ đại của đời mình, đang dệt những khúc ca bất hủ… chỉ cần nhìn lên mặt báo là đã có những dấu hiệu của hội chứng Lê Quốc Hổ. Giới làm phim đang truyền miệng một câu chuyện về một "đạo diễn giấy", nghĩa là anh này chưa từng làm bộ phim nào nhưng xung quanh anh ta quá nhiều. Nếu lên mạng search cái tên B.V chắc chắn thông tin chính thức nào về việc khởi quay bộ phim. Khán giả Việt Nam năm 2005 được các đạo diễn thích "nổ" cho ăn bánh vẽ quá nhiều. Biết bao dự án làm phim tung tin rầm rộ nhưng rối im lìm không kèn không trống, không biết bao giờ quay và bao giờ trình chiếu. Nó giống như một thứ bong bóng thả lên trời. Nhưng nếu bong bóng tan đi là hết thì lời của các nhà làm phim vẫn rất tưng bừng trên các trang báo. Có một điều lạ là dường như họ, những “chuyên gia đại ngôn” bắn đại bác vào dư luận ấy, không có khái niệm của hai từ “tự trọng". Cứ nói cho đã cơn sướng, rồi hậu quả của nó, sự mất niềm tin của khán giả vào phim ảnh Việt Nam, là điều xa xỉ không ai cần đếm xỉa tới. Qua đó mới thấy chưa đâu khán giả dễ tính và dư luận lại dễ dịu xuống như ở Việt Nam trước những lo lắng, bất thường của đời sống. Cái ưu điểm dịu dàng ấy lại chính là nhược điểm, bởi nó vẫn để vùng đất trống cho những kẻ thích nói hơn làm tác oai tác quái, gây nhiễu thông tin.

Trong làng văn, có một số người thích tham gia các diễn đàn để bàn những vấn đề lớn trong văn chương và tác phẩm của họ thì lại thích bàn những chuyện lặt vặt. Mới đây, khi xem một chương trình truyền hình, lần đầu tiên trong đời tôi phải chứng kiến một thảm kịch, đó là người được phỏng vấn đã gần như “cướp đài phát thanh” khi không cho người phỏng vấn (lẽ ra phải là người làm chủ cuộc đối thoại) được quyền dẫn dắt cuộc phỏng vấn đi vào cái đích cuối mà những người làm chương trình muốn hướng tới. người được phỏng vấn là một tác giả trẻ, ồn ào nhiều bởi những vụ tai tiếng và là nỗi khiếp sợ của các phóng viên văn hóa văn nghệ. Với tác giả trẻ này, hình như đến 2/3 số phóng viên văn hóa nghệ thuật là kẻ thù, họ luôn rình rập đâu đó để lao ra đánh đập và vùi dập tài năng (?!). Trước ngày ra tập sách mới, “tài năng trẻ” đã gọi điện đi nhiều nơi để chặn mọi ngả đường tiếp kiến để nếu phóng viên nào có mom men đến ngôi đền thiêng văn chương của tài “tài năng trẻ” cũng phải ngần ngại. Buổi ra mắt tập sách “tài năng trẻ” hứa sẽ tặng sách cho bạn đọc, nhưng mỗi người muốn tặng hãy bỏ ra số tiền đúng bằng… giá bìa. Tác giả trẻ này tuyên bố, tôi cần một tình yêu lớn nhưng thiết nghĩ những tình yêu nho nhỏ mà bạn đọc dành cho tác phẩm của mình còn chẳng biết giữ thì lấy đâu ra tình yêu lớn dưới cái gầm trời vốn chật hẹp này? Đó là chưa kể, “tài năng trẻ” này luôn cho rằng thơ của mình có thể cứu cả thể giới, không chấp nhận cho ai ở Việt Nam vượt qua mình, nếu ai trót giới thiệu một tác giả là trẻ hơn và tài hơn thì sẽ dính chưởng “khủng bố tin nhắn” của “tài năng trẻ”. Những thói tật này không hoàn toàn đúng với Lê Quốc Hồ và “tài năng trẻ” của chúng ta cũng chưa dám lừa bịp ai để kiếm tiền. Nhưng nhìn lại thì có một điểm chung rất khó gọi cho chính xác, chúng ta gọi là thói giẫm vào cái bóng do mình tự vẽ lên rồi tự trầm trồ, ôi, sao mà mình vĩ đại thế không biết!

Báo mới đưa tin, có đám người bất lương nhặt đá ngoài đường đem về mài đi lừa bán bạc tỷ cho kẻ dại, nào đó là đá trời -thiên thạch. Chuyện hoang đường đến thề mà cũng có người tin. Quả là trời bây giờ giá cũng rẻ và cũng bán được ra tiền. Thế nên những nhân vật như Lê Quốc Hồ mới có tiền lệ để dệt bóng cho mình. Đến đây, tôi cứ lẩn thẩn nghĩ, nếu họ sống đúng với những gì là của mình, có khi cuộc đời họ sẽ thanh thản, sự yên bình và giàu có như những đứa trẻ mắt hạt nhãn lấp lánh khắp thế gian…

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sống thứ sinh: Nguồn gốc sự bất hạnh của con người

    04/06/2018Trích đoạn sau nằm trong tiểu thuyết Suối nguồn (The Fountainhead) của Ayn Rand, ở đó bà khắc hoạ chân dung, cuộc đấu tranh, và chiến thắng của những con người thực sự - người chỉ công nhận năng lực tư duy độc lập như động lực duy nhất cho hành vi cá nhân – với xã hội những người sống dựa vào ánh sáng của người khác...
  • Về chứng bệnh ảo tưởng

    27/08/2017Hạnh NguyênChúng ta đang sống trong thời đại có quá nhiều kẻ hão huyền và ảo tưởng về bản thân mình. Có lẽ những người nông dân gắn cả đời họ trên đất đai và ngũ cốc không mang trong mình cái chứng bệnh chết người ấy. Bởi, danh phận đơn giản và đầy thách thức xác thực đã cho họ một con đường đúng...
  • Ý nghĩa của tiền bạc

    20/09/2016Minh Huệ & AlphabooksTrong tiểu thuyết Atlas Shrugged xuất bản năm 1957 với đề tài là "vai trò của trí tuệ trong sự tồn tại của con người", Ayn Rand đã đưa ra những khái niệm mới mẻ về giá trị của tiền bạc. Rằng ham mê tiền bạc không phải là nguồn gốc của mọi tội lỗi. "Sự ham mê tiền bạc tức là nhận thức được rằng tiền được làm ra nhờ năng lực của con người và là phương tiện để đổi lấy những gì xứng đáng nhất"...
  • Cái giá phải trả cho sự giàu có

    19/06/2016Trần Cao DũngNgười cha giàu nói với tôi có rất nhiều cách để làm giàu. Cách nào cũng có cái giá của nó. "Ta càng phục vụ nhiều người bao nhiêu, ta càng trở nên giàu có bấy nhiêu.”
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: nhắm mắt bắt chước, ngại thay đổi, đổ tại trời

    23/10/2015Vương Trí NhànNgười nước chúng ta sự tính lợi hại xét hơn thua không rõ, cứ người sau thì làm theo những điều người trước hay làm. Bởi vậy cho nên cả nước giàu không đặng giàu nhiều, nghèo thì nghèo đến đỗi không áo không quần mà thay, rồi mỗi mỗi cứ đổ lỗi cho trời cho số, cho ngày sinh tháng đẻ...
  • Thời đại ảo và những hệ luỵ mang tên @

    24/06/2015Dương Bình NguyênNhưng đã đến lúc, cần nhận thức một cách cụ thể rằng, có không ít người trẻ coi internet là một công cụ để thực hiện mục đích xấu và những hành vi đồi bại. Đã đến lúc cần phải tạo ra một môi trường để cho họ “tư duy lại tương lai” của mình. Nói như giáo sư Chu Hảo, rằng cho đến tận bây giờ để trả lời sòng phẳng câu hỏi “sống để làm gì?” thật không phải dễ dàng. Nhưng sống với ước mơ và vươn tới cái đẹp thì cũng không phải quá khó khăn. Có bao nhiêu người đã bội ước với tuổi trẻ của mình? Cái đó tuỳ thuộc vào tư duy của bạn. Nhưng @ thì phải đẹp, đẹp hơn rất nhiều ước mơ về một chiếc xe 5.900USD
  • Hình mẫu

    15/06/2015Nguyễn Hữu TháiHình mẫu là gương tiêu biểu về nhân cách và hoạt động của những con người mà ta có thề lấy làm chuẩn noi theo để tiến lên trong cuộc sống. Thường thì họ là những người thành công và hoạt động chân chính trong các lĩnh vực sinh hoạt khác nhau trong đời thường và là các nhân vật xuất sắc mà các phương tiện truyền thông đại chúng hay đề cập đến...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Tham giàu cho mau, cạnh tranh tầm thường

    18/10/2014Vương Trí NhànLàm quan thì cạnh tranh nhau cầu cho được tiền nhiều chức lớn, mà đạo đức tốt xấu, chính tích hay hèn lại không hề cạnh tranh đến. Ở trong làng thì cạnh tranh nhau chỗ ăn chỗ ngồi, ngôi trên ngôi dưới, ngoài cái đó không hề so sánh hơn thua, ai thiện ai ác, ai hiền ai ngu...
  • Phiếm bàn về chữ 'Khát'

    10/09/2014Nguyễn Quang Thân"Khát" chỉ một nghĩa đen duy nhất là khát nước. "Khát" còn vô vàn nghĩa bóng... "Khát" được làm nên sự nghiệp. "Khát" được sống, được yêu thương, được thi thố tài năng cho những việc hữu ích, được biến những giấc mơ đẹp thành hiện thực. Đấy là những cơn khát làm con người thăng hoa, làm nhân loại tiến lên phía trước. Nhưng Khát tiền là một trong những cơn khát khốc liệt nhất của rất nhiều người...
  • Khi nào tiền bạc làm nên hạnh phúc?

    01/07/2014Đức LêĐúng là tiền bạc có thể làm người ta hạnh phúc. Nhưng với điều kiện ta phải có nhiều tiền hơn là những người xung quanh ta. Đó là kết quả của cuộc nghiên cứu mới đây nhất về hạnh phúc của nhà khoa học.
  • Lối sống

    27/02/2013Nguyễn Trần BạtCon người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một nước, một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc phải tuân thủ những qui tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn. Những qui tắc này bao trùm tất cả các lĩnh vực: đạo đức, thẩm mỹ... Trong số đó, có những qui tắc dần dần được cá nhân thừa nhận và trở thành thói quen...
  • Trước hết, đạo lý!

    03/12/2005Nguyễn Mạnh HàoThiết kế và thực hiện dần cho nhân dân cả nước một lối sống lành mạnh, tốt đẹp, vui tươi – một lối sống bắt rễ sâu thẳm vào văn hóa truyền thống dân tộc, nhờ đó gia tăng bản lĩnh hội nhập hấp thụ tinh hoa thế giới, là một vấn đề cực kỳ bức thiết và trọng đại mà tiếp cận trước tiên và cơ bản nhất là tiếp cận đạo lý của các thế hệ Việt Nam đã đúc kết và từng trải cho đến hôm nay...
  • Nhẹ dạ, cả tin hay… tham?

    17/11/2005Nguyễn HoàTừ câu chuyện của “đại bịp" Lê Quốc Hồ suy rộng ra, lại thấy "thầy Hồ" không phải là cá biệt. Qua báo chí hầu như ngày nào cũng có một tin tức đại loại như tỉnh A tỉnh B, Công ty X, Công ty Y, gia đình E, gia đình F bị… lừa.
  • Đạo

    28/10/2005Nguyễn HuyPhải nói ngay rằng tiếng Việt có nhiều từ “đạo” - đồng âm, khác nghĩa. Có điều, gần đây dư luận rất hay nhắc đến một từ “đạo”, không phải là một trong những từ chính thống, có giải nghĩa trong từ điển tiếng Việt mà lại là một từ gọi tắt, và đáng buồn - theo nghĩa xấu. Ấy là “đạo” trong “đạo chích”...
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • Về chuyện tiền bạc

    18/07/2005Tiền bạc là vị sứ giả làm trung gian trao đổi các vật iùm cho mọi người, đó là ý nghĩa ban sơ của nó.
    Khi loài người phát triển sinh hoạt về mọi mặt thì ý nghĩa của tiền bạc thay đổi theo một cách tích cực hơn, tinh vi hơn.
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • Nhân cách trẻ

    27/01/2004Mỗi thế hệ có một quan niệm của mình về nhân cách. Lớp già và lớp trẻ nhiều khi “xung khắc” cũng một phần vì nghĩ về nhân cách khác nhau, về ứng xử khác nhau. Nhân cách có nét chung phổ biến mà cũng có nét riêng đặc thù của mỗi lớp người, mỗi thành phần, thậm chí mỗi cá nhân...
  • xem toàn bộ