Chỉ văn minh phần xác

05:46 CH @ Thứ Ba - 26 Tháng Giêng, 2021

Những vật vô tình đã dần làm chúng ta mất đi nhân tính. Chúng ta nâng niu chúng nhưng lại quay lưng vô cảm với đồng loại. Đó là mặt trái của công nghệ, hay đó là một câu trả lời thật đơn giản: Nếu không lấy văn hóa làm nền tảng, con người sẽ sống ngày càng man rợ!

Nhiều người đã giật mình khi nghe chuyện hai ông bà cụ muốn đến với nhau ở tuổi 91. Ở tuổi đó mà họ vẫn thể hiện sự trân trọng cuộc sống và tình người.

Ở phía ngược lại, chúng ta lại lạnh lưng với những vụ chém giết man rợ của nhóm côn đồ trên đê sông Đáy. Xa hơn nữa là chuyện cô bé xinh đẹp bị săm hình rết lên mặt, ba thanh niên trẻ tuổi vô cớ dội nước người đi đường...

Điều gì đáng giật mình hơn? Nên bước ra với cuộc đời mỗi sớm mai hay thu mình giữ lấy thân?

Một câu hỏi mà nhiều người đã không nghĩ tới: Sao các nước phát triển "lắm tiền nhiều của" mà người ta vẫn đầu tư rất nhiều vào văn hóa? Đương nhiên, họ không thích chơi trội như đám cưới đình đám của đại gia Việt. Với họ, danh tiếng luôn đi trước tiền bạc. Danh tiếng tự nuôi sống mình bằng chữ tín chứ không cậy nhờ vào đồng tiền để đánh bóng.

Tôi đã chứng kiến một người nước ngoài sang trọng vuốt thẳng từng tờ bạc lẻ khi trả tiền một tách cà phê. Trước đó, ông đã xin chút nước sôi để khuấy đều và uống nốt những hạt đường dưới đáy tách. "Một ứng xử văn hóa của một người văn minh", anh bạn ngồi cạnh tôi khi đó đã thốt lên như vậy....

Giờ đây, khi đời sống tiêu dùng đã phần nào bão hòa thì nhiều người mới thấm: Xế hộp để mang theo đao kiếm, máy tính để chat sex, sắm điện thoại sành điệu để con trẻ lột áo quay phim nhau. Trẻ em được chăm chút bằng phiếu bé ngoan để rồi ra đường nhập vào bầy sát thủ... Tất cả đều nói lên một điều: tiền bạc và công nghệ không thể làm thay phần việc của "bà mẹ văn hóa".


Phải chăng, càng hiện đại về phần xác thì lại càng man rợ về phần hồn. Tục săn đầu người của các bộ tộc có đáng sợ bằng việc thanh niên có học chặt người thành nhiều mảnh vứt mỗi tỉnh một phần? Tục hiến tế trinh nữ có man rợ bằng việc cưỡng hiếp rồi giết chết các cô gái? Thậm chí, có kẻ còn nhẫn tâm cưỡng dâm cả xác chết...

Tuy chỉ là một bộ phận trong xã hội nhưng ung nhọt đó đủ làm tê tái cả một cơ thể cộng đồng.

Tóm lại, văn hóa là cái không thể trao đổi trong đời sống tiêu dùng, không thể trực tiếp đáp ứng được những đòi hỏi quen thuộc mà chúng ta thường định tính là "miếng cơm, manh áo". Nhưng cao hơn bất kỳ sức mạnh, hay luật lệ nào, nó có thể kiểm soát được nhân tính.

Vào thời điểm cuộc sống còn đơn giản, kinh tế và công nghệ chưa phát triển, thực ra vai trò của văn hóa không lớn lắm. Bởi lẽ, con người có ít cái để tính, ít ham muốn và kiêng nể nhau. Thế nhưng, khi tất cả đã phát triển, tư duy lợi nhuận, sức mạnh cộng nghệ... dễ làm người ta lóa mắt.

Một chiếc ti vi công nghệ mới, mạng internet tốc độ cao đủ tạo nên một thế giới ảo khiến bạn coi thường tình cảm với người hàng xóm. Ngồi trong xe hơi sang trọng không còn cảm giác chạm mặt người qua đường. Kéo, thả màn hình cảm ứng có thể tâm sự không giới hạn, thay vì đến tận nhà thăm hỏi một người thân và cảm nhận cuộc sống của họ... Chúng ta đã tạo ra và rồi chính chúng ta lại bị vây hãm giữa bầy "quái vật" công nghệ đó.

Những vật vô tình đã dần làm chúng ta mất đi nhân tính. Chúng ta nâng niu chúng nhưng lại quay lưng vô cảm với đồng loại. Đó là mặt trái của công nghệ, hay đó là một câu trả lời thật đơn giản: Nếu không lấy văn hóa làm nền tảng, con người sẽ sống ngày càng man rợ!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thế hệ trẻ văn minh hay bơ vơ

    26/11/2019Nguyễn Vĩnh NguyênĐơn giản, nếu được hỏi sẽ mang gì khi đến một hòn đảo, câu trả lời của thanh niên Đức là: đĩa CD mà tôi thích! Cuộc triển lãm Jung:de do viện Goethe tổ chức tại TP.HCM “dọn ra” 17 cái mặt CD, mỗi CD là một vấn đề thuộc đời sống người trẻ Đức. Thanh niên Đức đang thực sự quan tâm đến vấn đề gì trong cuộc sống của họ? Họ sẽ “định diện” nền văn hoá mà họ đang làm chủ như thế nào?
  • Văn minh đô thị vẫn là câu chuyện dài

    18/08/2018Thượng TùngMặc dù không mới nhưng văn minh đô thị cũng chưa bao giờ được xem là câu chuyện cũ. Bởi xây dựng văn minh đô thị là một tiến trình dài, đòi hỏi sự kế thừa và phát huy liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ở đâu có đô thị, ở đó có văn minh...
  • Vai trò của nhân tố văn hoá trong nền văn minh

    26/05/2016TS. Hồ Sĩ QuýTới tận hôm nay, những định nghĩa về văn hóa được coi là có giá trị nhất vẫn chưa làm thỏa mãn giới nghiên cứu. Vì thế việc định nghĩa khái niệm này còn đang được xem như một điều thách thức - những định nghĩa mới, xuất phát từ những cách hiểu khác nhau tiếp tục xuất hiện...
  • Để phân biệt người Hy Lạp văn minh với người man di mọi rợ

    20/05/2015Nguyễn An NinhNền văn minh hiện nay quả thật là một sự đáng xấu hổ. Cho tới bây giờ loài người luôn luôn rêu rao lên như một điều chân lý: con người khác với con vật vì hơn con vật ở chỗ có khối óc biết suy nghĩ và có trái tim biết thương cảm, trong khi thật ra con người khác với con vật vì lẽ giản dị là con người nói láo, con vật thì không nói láo...
  • Gương soi công bằng, dân chủ và văn minh!

    16/02/2015Nguyễn Bỉnh QuânKhi chính quyền và người dân chưa ý thức được tầm quan trọng, thiết yếu của không gian công cộng,văn hóa công cộng, chưa chăm chút đầu tư cho không gian công cộng, chưa giáo dưỡng xây dựng lối sống nơi công cộng thì cái xã hội mà ta mong mỏi, công bằng-dân chủ-văn minh, chưa thể hiện hình...
  • Nghĩ về thứ văn hóa mà không thể hướng tới văn minh

    22/04/2014Nguyễn Tất ThịnhRất nhiều người cùng chung thứ văn hóa ‘làng xã’ đó mà tranh chấp, chửi đánh nhau bể đầu, rất khó dung nạp nhau, khó hòa hợp vào các chuẩn mực chung, mà lại có khuynh hướng bài xích, tẩy chay những người khác họ. Trong khi có nhiều người ở một thứ văn hóa khác thế, nhưng sống trong xã hội văn minh, lại biết tôn trọng, dung nạp, hòa hợp...
  • Tản mạn về văn minh và văn hoá

    24/02/2011TS. Phạm Duy NghĩaNgày xưa các cụ thường bảo người Tây chỉ hơn ta vì họ giỏi cái văn minh cơ khí, chứ còn phương Đông nghìn năm thâm trầm và huyền bí, nền văn trị, dùng văn để giáo hoá con người, tức là văn hoá của ta chẳng dày gấp mấy lần xứ họ...
  • Thêm một lần bàn về văn hóa và văn minh

    16/11/2008Đỗ Kiên CườngThời gian qua, trên Tia Sáng và trên một số báo khác, có nhiều bài viết rất thú vị bàn về chủ đề văn hóa (và văn minh) trong quá trình canh tân đất nước1. Bài viết này xin bàn thêm về chủ đề rất phức tạp và quan thiết này, nhằm góp thêm một tiếng nói để rộng đường dư luận.
  • Đối thoại văn hóa hay đụng độ văn minh

    23/07/2006PGS. TS. Hồ Sĩ QuýSự đối thoại giữa các nền văn hóa là phương thức tối ưu cho sự lựa chọn của con người, là quy luật khách quan của sự phát triển bền vững. Sự đối thoại giữa các nền văn hóa là giá trị định hướng an toàn đối với tiến bộ xã hội...
  • Văn hóa và văn minh

    27/10/2005Theo nghĩa cơ bản của nó, thuật ngữ “văn hóa” nghĩa là sự cải thiện hay sự hoàn thiện bản chất. Nông nghiệp cải thiện đất đai và thể dục phát triển cơ thể. Vậy văn hóa con người là sự phát triển tất cả các khía cạnh thuộc bản chất con người – đạo đức , trí tuệ và xã hội. ...
  • xem toàn bộ