Thế hệ trẻ văn minh hay bơ vơ

10:33 SA @ Thứ Ba - 26 Tháng Mười Một, 2019

Đơn giản, nếu được hỏi sẽ mang gì khi đến một hòn đảo, câu trả lời của thanh niên Đức là: đĩa CD mà tôi thích! Cuộc triển lãm Jung:de do viện Goethe tổ chức tại TP.HCM “dọn ra” 17 cái mặt CD, mỗi CD là một vấn đề thuộc đời sống người trẻ Đức

Thanh niên Đức đang thực sự quan tâm đến vấn đề gì trong cuộc sống của họ? Họ sẽ “định diện” nền văn hoá mà họ đang làm chủ như thế nào?

Mười bảy bình diện được khảo sát đó là: cảm xúc, quan niệm gia đình, hoạt động xã hội, đào tạo sau phổ thông, trường học, máy tính, thời gian rảnh, thể thao, thời trang, các phương tiện thông tin, âm nhạc, ngôn ngữ thanh niên, điện ảnh và sách báo, các giá trị, nhập cư, những vấn đề khác.

Thanh niên Đức hút thuốc lá ngày càng nhiều và sớm hơn. Cannabis – một loại thuốc gây nghiện được thanh niên Đức sử dụng nhiều nhất, quan trọng hơn, phần đông quan niệm sử dụng loại thuốc gây nghiện mới “thời thượng”. Trẻ em và thanh niên Đức cũng uống nhiều thức uống chứa cồn. Họ thường xuyên rơi vào tình trạng rối loạn tâm lý, trầm uất, sử dụng bạo lực… Và trong hành vi ngôn ngữ của họ cũng có nhiều sự thay đổi đáng kể (tình trạng này cũng xảy ra ở Việt Nam). Những cụm từ mốt luôn được sử dụng theo thời điểm, nhiều từ ảnh hưởng của văn hoá hip-hop được gọi là “kanak sprak”, ngôn ngữ chat, tiếng Anh và nhất là nhiều ngôn ngữ bắt nguồn từ những từ chỉ cơ thể, tình dục, bạo lực…

Trong khi đó, phim ảnh được xem là kênh giải trí xôm tụ nhất. Cũng có thể nhận thấy phim giải trí Hollywood cũng chinh phục và lôi kéo giới trẻ Đức cách đặc biệt. Phim Đức đôi khi cũng được ủng hộ trên rạp nhà. Gần đây xuất hiện xu thế người trẻ Đức tự cầm máy làm phim thể hiện điều họ muốn nói. Đã có 612 đoạn phim và sản phẩm multi media phần lớn từ những “đạo diễn” không chuyên mang ra tranh giải thưởng phim trẻ Đức 2005. Văn hoá đọc khá phát triển. Khoảng 1/4 thanh niên Đức đọc sách lúc rảnh. Mỗi năm Đức có 90.000 ấn phẩm sách mới, khoảng 3.500 trong số đó là đầu sách cho thiếu nhi, thiếu niên của các tác giả Đức.

Giới trẻ Đức tiếp cận phương tiện công nghệ khá cao. Cứ 10 thanh niên thì có 9 người có điện thoại cầm tay, thời gian “nấu cháo điện thoại” trung bình của họ mỗi ngày là 45 phút. Trong khi đó, tỷ lệ có máy tính, laptop riêng là 90%. Internet và truyền hình lại cạnh tranh nhau gay gắt và không phải ai cũng biết cách “phân xử” thời gian hợp lý cho hai phương tiện truyền thông này. Trong hai tiếng mỗi ngày cho việc đọc báo thì họ dành nhiều tình yêu cho các tạp chí thời trang, giải trí, mua sắm hơn nhật báo thông tin. Và hàng hiệu, mốt đóng vai trò quan trọng trong đời sống của họ.

Hãy ghi lại cảm xúc về một vật dụng mà bạn quan tâm để chúng tôi hiểu bạn đang quan niệm điều gì quan trọng trong cuộc sống

Trong khi đó, chính trị đang là chủ đề hờ hững đối với họ, niềm tin họ dành cho các đảng phái chính trị không cao. Ngược lại, nhìn ở mặt tích cực, nhiều vấn đề thuộc về toàn cầu như môi trường, nhân quyền, chăm sóc người già… đang tăng cao. Một vấn đề nóng bỏng đó là nhập cư vì trên 1/4 học sinh ở Đức có bố mẹ sinh ra ở nước ngoài, họ được mặc nhiên mang thân phận nhập cư. Họ lớn lên với sự hài hoà hai nền văn hoá trong mình, nói hai ngôn ngữ – tiếng mẹ đẻ để giao tiếp trong nhà và tiếng Đức khi ra ngoài đường. Xung đột, phân biệt tôn giáo trước đây vẫn là vấn đề nhức nhối trong trường học nhất là đối với những thanh niên gốc Đức – Thổ. Và trong những trường học, giới trẻ Đức cũng đang chịu một tình trạng mà người trẻ Việt Nam đang nếm trải: chạy theo thành tích mà cha mẹ và nhà trường áp đặt, kỳ vọng.

Sự chuyển biến trong mối quan tâm, giá trị đời sống dẫn đến sự thay đổi về những mối quan hệ gần gũi. Có những quan niệm khi được đặt vào trong gia đình dễ nảy sinh xung khắc. Với một thiếu niên Đức từ 12 – 17 tuổi, những nhóm bạn đóng vai trò quan trọng hơn cả gia đình. Vì thanh niên Đức ở tuổi này sẵn sàng nói chuyện về quan niệm gia đình, tình dục, những tâm sự thầm kín với bạn bè hơn tỉ tê với ba mẹ…

Giới trẻ Đức đang văn minh, hạnh phúc hay bơ vơ? Có thể gặp trong cuốn sổ ghi chú những vật dụng mà mỗi người quan tâm nhất những dẫn chứng cụ thể. Rất nhiều người trẻ Đức quan tâm đến: gấu nhồi bông, giày bốt hàng hiệu, ra trải giường, sách, áo mới và những vật dụng thuộc về văn hoá tiêu dùng, giải trí. Viện Goethe lần này cũng mở một trò chơi trong suốt thời gian triển lãm mời gọi người trẻ đến xem có thể ghi lại tên, địa chỉ của mình trên mảnh giấy nhỏ cùng với câu trả lời đồ vật nào/điều gì đang thực sự làm cho bạn quan tâm rồi án lên tấm bảng. Một triển lãm mục đích cung cấp thông tin và hướng đến sự thấu hiểu, chia sẻ. Người trẻ rất dễ dàng kết nối với thế giới trong thời đại công nghệ làm cho thế giới trở nên bé nhỏ, nhưng cũng thực sự đang rất bơ vơ trước câu hỏi ý nghĩa cuộc sống hay hạnh phúc là gì.

Liệu những gì được các bạn trẻ Việt Nam ghi lại ở đây có gợi mở những sự tương đồng hay dị biệt nào đó giữa lối sống, tâm thế của người trẻ của hai quốc gia, hai hoàn cảnh địa lý và đời sống hoàn toàn khác nhau nhưng đang đứng trước những xu thế chung của toàn cầu hoá?

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Để người Việt trẻ trở thành "công dân toàn cầu"

    29/09/2018Lan HươngGiới trẻ Việt cần gì để trở thành một công dân toàn cầu trong ngôi nhà chung của thế giới thời hội nhập? Quyền và nghĩa vụ của những người Việt trẻ trong thời đại mới? Bí quyết nào để thành công trong sự nghiệp?
  • Văn hóa ứng xử của giới trẻ

    26/05/2016Sương LamBên cạnh những cái "được" dễ thấy của người Việt trẻ như kiến thức rộng, tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tư duy nhạy bén... thì cũng có những điều trái khoáy: các bạn "thiếu văn hóa" một cách trầm trọng trong ứng xử. Chúng ta vẫn thường nghe "Thanh niên là rường cột của nước nhà", là "hy vọng của quốc gia"... Vậy thì Việt Nam ta rồi sẽ về đâu?
  • Tại sao? - Câu hỏi thiếu của giới trẻ Việt

    07/04/2015Cách bạn đặt câu hỏi trước một sự vật hiện tượng thể hiện góc độ mà bạn quan tâm về chúng. Việc này cũng xây dựng cho bạn phản xạ trong những tình huống khác nhau...
  • Chứng hoang tưởng trong giới trẻ

    11/03/2014Phương Nguyên - Diệu HiềnAi cũng có quyền mơ ước! Nhưng khi ước mơ vượt quá xa khả năng, và chủ thể của nó không hoặc không muốn nhận ra điều đó thì trở thành chứng hoang tưởng...
  • Dịch giả Cao Xuân Hạo: Giới trẻ đang học cái thứ gần 100%... không phải là tiếng Việt

    04/11/2012Chỉ thương cho những người Việt nhỏ tuổi sẽ bắt chước kiểu nói ngô ngọng giống mấy ông Tây học tiếng Việt 3 tuần mà quên dần những phương tiện diễn đạt trau chuốt, chính xác và tinh tế của tiếng mẹ đẻ, cho đến khi đọc Kiều hay thơ Xuân Diệu không còn chút khả năng rung đùi nào nữa - nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo đã phải thốt lên như vậy trước bi kịch ngôn ngữ Việt Nam hiện đại...
  • Chủ nghĩa chuộng giới trẻ ở phương Tây đã hết thời?

    22/10/2008Lưu Hương Thanh dịchNgười ta từng coi những người đã vào độ tuổi 50 là những kẻ ngoài cuộc vì cho rằng họ không còn tinh thần chiến đấu, không còn sức tiến lên… Thế nhưng thực tế gần đây đã chứng minh ngược lại. Một xu hướng mới đang được hình thành ở các nước phương Tây, mà theo chuyên gia ngành xã hội học người Pháp Francois Dubet thì “lực hút” của xã hội đang được chuyển dần từ thanh niên sang những người ngoại tứ tuần.
  • Tôi đã lạc quan hơn về giới trẻ

    14/04/2008Cẩm TúNổi tiếng với Đất nước đứng lên khi mới 23 tuổi, nhà văn Nguyên Ngọc còn được biết đến bởi những đóng góp vào thành tựu của văn học Việt Nam thời kỳ Đổi Mới, khi ông giữ chức Phó tổng thư ký Hội Nhà văn, Tổng biên tập báo Văn nghệ.
  • "Biểu tượng" của giới trẻ Việt Nam

    23/09/2007Danh từ “8X” và “9X” đã trở thành một “thương hiệu” được sử dụng phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đến bây giờ, những từ ngữ này đã có tính chất phổ cập toàn dân và trở thành “biểu tượng” cho giới trẻ Việt Nam với hình ảnh một lớp người năng động, cá tính, sành điệu và… chịu chơi...
  • Một số tính cách đáng báo động của giới trẻ

    11/08/2006Khánh HuyềnVới bản tính năng động và tuôn đổimới, giới trẻ Việt Nam ngày nay nhanh chóng hòa nhập và bắt kịp với lối sống hiện đại. Tuy nhiên, trong hành trang vào đời củahọ có khôngít những tínhcách xấu, làm cản trở sức vươn lên và cống hiến củahọ...
  • Không chỉ lớp trẻ học Bill Gates

    24/04/2006Hà Văn ThịnhChuyến thăm chưa đầy 24 h của người điển hình cho sự luôn sáng tạo, đột phá công nghệ mới, của sự mạo hiểm, thông minh trong thời kỳ hiện đại, và là người giàu nhất hành tinh đến VN là một sự kiện đặc biệt. Chính vì thế, giới trẻ VN đã và sẽ học hỏi được rất nhiều từ cuộc đời Bill Gates nói chung, qua lần đi này nói riêng...
  • Giới trẻ đang “chi tiêu” thời gian như thế nào

    12/10/2005Cảnh báo sự lây lan của virut ngủ. Nhiều người đã biết kéo dài thời gian của ngày. Có phải họ đang “cận thị” về tương lai của chính mình?
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • Tin vào thế hệ @

    05/07/2005Liệu có cần thiết phải băn khoăn và lo âu quá nhiều như vậy về một thế hệ mới xuất hiện trong xã hội hay không? Thay vì hồ nghi, xin hãy tin tưởng. Thay vì xét nét chúng ta hãy hướng dẫn họ bằng những tấm gương cả tốt lẫn xấu của các thế hệ đi trước. Tôi rất phục các bậc tiền bối khi quyết định dựng Bia Tiến Sĩ trong Văn Miếu Quốc tử Giám với mục đích để răn đe hậu thế: Người thực tài có công với đất nước sẽ được vinh danh, người không thực tài sẽ chịu nhục vì cái hư danh của mình đến muôn đời...
  • Hip-hop nhìn từ văn hoá thời trang

    06/06/2005Bài viết này được viết ngẫu hứng bằng những suy nghĩ rời rạc, tản mạn của tác giả về một góc của cái trào lưu đang chi phối giới trẻ ngày nay: hip-hop và văn hóa hip-hop. Tôi không còn trẻ và cũng chưa già, nhưng biết mình cũng không ngoại lệ tầm ảnh hưởng khó cưỡng lại ấy.
  • Giới trẻ Việt Nam và cuộc "cách mạng thời trang"

    12/11/2003Ben StockingSau cơn bão váy ngắn áo hai dây từ phương Tây, sau làn sóng tóc vàng môi nâu du nhập từ Hàn Quốc, giới trẻ Việt đang tiến hành một cuộc “cách mạng thời trang”? Trước mối xung đột thế hệ gay gắt quanh chuyện  áo dài áo ngắn, giới trẻ sẽ khẳng định mình như thế nào? Dưới đây là góc nhìn của một nhà báo nước ngoài về cuộc “cách mạng thời trang” này ở xứ Việt.
  • xem toàn bộ