Chủ nghĩa Makeno

12:36 CH @ Thứ Ba - 31 Tháng Năm, 2016

Mỗi năm nước ta có 130-160 ngàn người ung thư mắc mới, số liệu được công bố tại Hội thảo do Hội Ung thư Việt Nam tổ chức ngày 16/10 vừa qua ...

Vậy là cứ mỗi năm, số người mắc căn bệnh “phải chết” này bằng dân số một thành phố nhỏ thuộc tỉnh. Và cứ mấy năm sau, dân số tương đương một thành phố nhỏ như vậy sẽ bị xóa sổ, là người Việt với nhau, bạn có cảm thấy đau lòng?
Xuống An Giang thăm anh Thìn, một nông dân trồng rau, Tony thấy rau mướt quá nên xin một ít, anh Thìn nói “cái đó để cắt bán. Nhà ăn trồng bên này, chú ăn thì cắt bên này”. Như vậy, người ta chỉ ăn sạch cho gia đình mình, còn “ra chợ bán” cái khác. Nói rồi anh Thìn uống ngụm cà phê, ngồi nhìn “cánh đồng bất tận” trước mặt, không rõ nghĩ gì.

Cà phê 7 phần là chất độn "tắm" với hóa chất nhuộm vài. (Ảnh: VnExpress).
Tony xuống chợ Kim Biên, thấy “hương cà phê tổng hợp” là mặt hàng bán chạy nhất. Anh Trung, chủ 1 sạp ở đây nói với Tony, mấy cơ sở rang cà phê nó nói, nếu không bỏ cái này vô, cà phê không dậy mùi thơm, không bán được. Rồi chỉ vào mấy thùng LAS (chất tạo bọt), họ cũng mua cái này nữa nè em, không có LAS sao có bọt. Rồi rang phải cháy đen cháy đỏ, bỏ bơ, nước mắm…để có màu và mùi “đậm đà gu Việt”. Mà nào chỉ có cà phê. Bún phở gì cũng đầy hóa chất, khái niệm "bún thiu" không còn nữa, khi bún bây giờ để cả tuần vẫn không bị mốc, bị chua.. Anh nói, anh có bao giờ uống cà phê và ăn bánh bún gì ngoài đường đâu. Sợ lắm. Sợ nhưng vẫn bán. Đó là việc kinh doanh của anh.
Tony cũng sợ, nhưng vì thèm uống cà phê vào buổi sáng nên phải mua cà phê Arabica về tự rang tự xay, pha loãng toẹt và cảm thấy yên tâm. Mỗi lần ra quán, nhìn những ly cà phê sóng sánh đen ngòm kia, Tony cảm thấy kinh hoàng. Dù bạn bè cứ khuyên, thôi kệ, mắt không thấy là được, cũng sống có là bao.

Tony đi ăn ở hàng miến gà trên phố Hàng Mành, do chị Ngọc, một người quen, mở bán. Chị nói miến này chị bán cho khách, em ăn thì vô sau nhà chị nấu riêng cho. Mì chính (bột ngọt) này chị mua chợ Đồng Xuân 50 nghìn một cân, gà này là gà dai thải của Hàn Quốc, chị và các con không dám ăn em à. Để chị nấu riêng cho, em đẹp trai quá, chết sớm uổng.

Tony chợt nghĩ. Rồi một ngày, anh Thìn, anh Trung, chị Ngọc…đều gặp nhau ở bệnh viện ung bướu, nằm ở 3 cái giường trong 1 phòng bệnh. Cả 3 đều ngơ ngác không hiểu vì sao, mình đã phòng kỹ đến vậy mà…

Vấn đề nằm ở đâu, nếu không phải nằm ở nếp nghĩ? Nếu người Việt chúng ta không nghĩ cho người khác, không thương đồng bào mình, thì con số 160,000 người mắc ung thư mỗi năm ở Việt Nam sẽ không dừng lại.

Ở biên giới Việt Trung, hàng ngày vẫn ùn ùn lê,lựu, táo, nho xanh nho đỏ, mì chính, bánh kẹo…Cơ quan hữu quan ư, không có cơ quan nào có thể quản lý nổi 300km đường biên, và hàng vạn người qua lại biên giới hàng ngày. Nguyên tắc nước chảy vùng trũng, nơi đâu có tiêu thụ thì nơi đó có cung. Khi các tiểu thương ở chợ vẫn lấp liếm nguồn gốc xuất xứ hàng hóa của họ bán, khi các nông dân vẫn âm thầm tự manh mún cứu gia đình của họ bằng cách “trồng riêng nhà dùng”, thì cứ mấy giây, các bệnh viện ung bướu lại có một người nhập viện.

Và ở Đà Lạt, nông dân vẫn đổ bỏ bắp cải, hồng, cà chua cho bò ăn. Và ở Phan Thiết, nông dân vẫn cứ để thanh long héo úa trên cành, vì “công hái còn cao hơn giá bán”. Ở dọc tuyến phố, những người Việt đội nón cần mẫn đẩy xe bán nho xanh Made in China, ghi xuất xứ Phan Rang. Các xe tải chở khoai tây từ biên giới vẫn ùn ùn chạy lên Lâm Đồng, nơi đó các tiểu thương cần mẫn lấy đất đỏ bazan trét vào, hóa phép thành khoai tây Đà Lạt…

Tất cả, đều gốc từ một nếp nghĩ LỢI ÍCH CỦA MỖI CÁ NHÂN, bạn có chút lương tri, hãy nghĩ cho người khác, nghĩ lớn cho cộng đồng. Vì nếu để mặc người, thì người cũng để mặc ta.

Đọc xong bài này, bạn có suy tư hay cũng chỉ là makeno?

P/S:Makeno là thành ngữ gần đây của giới trẻ, nghĩa là “mặc kệ nó”
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vô cảm trong thế giới ảo

    22/12/2019Quỳnh TrangTừ chuyện câu nói vô cảm, bất nhã của một cô gái người Trung Quốc trước thảm họa xảy ra với các đồng loại khiến cư dân mạng bất bình, “ chân dung” của lối sống mất phương hướng, lệch lạc, thậm chí bất nhẫn của một bộ phận giới trẻ hiện nay đã được nhận diện. Đó cũng là lời cảnh báo cần thiết về tác động của thế giới ảo...
  • Bệnh vô cảm

    26/01/2019Hồng VănSếp tôi hay nói nửa đùa nửa thật với các nhân viên, đại ý rằng có một số nhân viên trong nhiều trường hợp đã vô cảm trước những sự việc, hiện tượng bức xúc xảy ra ngoài xã hội, ngoài cộng đồng và xem nó như trách nhiệm của ai đó, ở cơ quan nào đó chứ không phải liên quan tới nghề nghiệp của mình...
  • Vô cảm là lớp cặn nổi trên bề mặt xã hội

    07/05/2018Hà Loan (Thực hiện)Càng ngày, chúng ta càng phải chứng kiến những câu chuyện đau lòng, những vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Người ta không khỏi bàng hoàng về sự suy đồi đạo đức mà biểu hiện rõ nhất là sự vô cảm của con người. Người ta lo ngại “bệnh vô cảm” đang có sức lây lan rất lớn, len lỏi khắp mọi ngóc ngách của đời sống xã hội.
  • "Chiến đấu với chính mình để nhường nhịn người khác"

    16/02/2018Nhật LệNhững trăn trở của luật sư Nguyễn Ngọc Bích trong nhiều cuốn sách và bài viết sắc sảo của ông về kinh tế, giáo dục, triết học... đã thu hút được một số lượng lớn độc giả...
  • Luận bàn về ý thức trách nhiệm và thói vô cảm

    10/07/2017Phạm Lê Vương Các, sinh viên tp.HCMĐề thi Đại học môn Văn khối C năm nay được cho là hay nhất từ trước đến giờ với phần nghị luận về “tinh thần ý thức trách nhiệm và thói vô cảm” một vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng. tuy nhiên có một số ý kiến nhận định cho rằng vấn đề này là “quá tầm” so với trải nghiệm của thí sinh. Vậy thì có tinh thần trách nhiệm và nói không với thói vô cảm có khó thực hiện như chúng ta vẫn nghĩ không hay là chúng ta chưa giáo dục được ý thức trách nhiệm cho thế hệ trẻ ngày nay?
  • Vô cảm và bất lực

    12/05/2016Vương Trí NhànHàng ngày các tin tức thuộc loại tiêu cực đã quá nhiều. Nhiều tới mức câu chuyện “người Việt thuộc loại chuộng dùng hàng ngoại nhất châu Á” do một tổ chức nghiên cứu quốc tế nêu lên, và vài tờ báo trong nước đăng lại... chẳng khiến mấy ai bận tâm.
  • Người Việt quá duy tình, sao lại nói vô cảm?

    14/04/2016Dân HùngTrong mối quan hệ mang tính Nhà nước, hay còn gọi là công việc, thỉnh thoảng, người ta thường hay nhắc đến từ"tội" mỗi khi có chuyện phê bình, kỷ luật xử lý một cá nhân nào đó,chữ tình hay được xét đến đầu tiên sau đó mới đến lý, mới đến quy định, pháp luật.
  • Vô cảm

    14/04/2016Lê Ngọc SơnKhi truyền thống bàn nhiều đến chuyện người đi đường thấy tai nạn không dừng lại giúp đỡ, hay thấy đánh nhau nhưng chẳng can ngăn… liền quy kết cho thói vô cảm của người đời, hay sự thờ ơ của lối sống thị dân. Trong thời đại mà các giá trị thay đổi một cách chóng vánh như hiện nay, thì đó cũng là điều dễ hiểu...
  • Trái tim vô cảm

    07/12/2015Trịnh Trung HòaAi cũng có một trái tim nhưng không phải vì thế mà trái tim nào cũng rung động như nhau. Có trái tim vô cùng nhạy cảm, chỉ một chút rung động nhẹ nhàng cũng xao xuyến cả tâm hồn nhưng cũng có trái tim trơ trơ như gỗ đá trước những buồn vui của người khác...
  • Vô minh và vô cảm

    20/04/2015GS Chu HảoNhững biểu hiện Vô minh và Vô cảm như thế chỉ có thể bị hạn chế, bị đẩy lui trong một thể chế dân chủ, với một nền giáo dục nhân văn . Thể chế dân chủ đảm bảo những quyền tự do cơ bản của con người, trong đó quyền tự do bầy tỏ chính kiến của mình để làm phong phú, đa dạng và đổi mới tư duy của toàn xã hội để gạt bỏ mọi giáo điều ý thức hệ, có lẽ là quan trọng nhất...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ai mạnh thì theo; Biếng nhác, vô cảm

    14/04/2015Vương Trí NhànHiện tượng quá đông dân và thường xuyên thiếu việc làm khiến cho nhiều người có tâm lý sống ngày nào biết ngày ấy. Ở thôn quê, những kẻ có chút tiền bạc hoặc có đủ ruộng chỉ còn thích ăn không ngồi rồi...
  • Trách nhiệm với người khác, trách nhiệm với xã hội

    01/07/2014Nhà văn Nguyễn KhảiTôi vốn là người nhút nhát, thích sống yên phận, mình không đụng ai, cũng mong đừng ai đụng đến mình. Sống như thế tất nhiên là rất ích kỷ, là cá nhân, là không xã hội chủ nghĩa. Nhưng, xem ra sống cũng vẫn được, không tốt lắm nhưng cũng không hẳn là xấu lắm...
  • Nguyện cho người khác được hạnh phúc

    09/05/2014Nguyễn Thế ĐăngMột đời sống bình thường của chúng ta càng có nhiều “nguyện cho” thì càng được thăng hoa thành hạnh phúc. Đời sống của chúng ta càng thấm đẫm những nguyện cho thì đời sống ấy càng thấm đẫm hạnh phúc. Cuộc đời của chúng ta càng ngày càng giàu có những nguyện cho này; càng ngày càng giàu có hạnh phúc...
  • Lắng nghe, thấu hiểu người khác cũng là nghệ thuật

    08/11/2013TS. Nguyễn Chí ThuậtNhà tâm lý học Ba Lan Krytyna Skarzyska, trong một bài viết của mình, đã có câu kết luận khiến nhiều người phải suy nghĩ: “Chất lượng cuộc sống của chúng ta phụ thuộc khá lớn vào việc xung quanh chúng ta có nhiều người thấu hiểu chúng ta hay không”...
  • Người khác

    14/09/2013Hoa hậu Nguyễn Thu ThủyTôi muốn kể một câu chuyện, một câu chuyện hết sức bình thường không hề có chủ định ngụ ngôn hay hàm ý sâu xa nào...
  • Sự nhẫn tâm, vô cảm và trách nhiệm

    25/10/2011Nguyễn Văn NhậtHơn lúc nào hết, sự vô cam cần được nhận diện đúng nơi, đúng chỗ. Nếu không, từ những chuyện nhỏ như sự kiện trong mẩu tin trên, nếu không được xử lý đến nơi đến chốn, nó có thể gây thành những trận cuồng phong vô cảm cuốn phăng dân tộc này!
  • Tồn tại bằng cách mang lại lợi ích cho người khác

    13/10/2010Kim YếnLà “thủ lĩnh” của nhóm Thứ Sáu – nhóm chuyên viên kinh tế đã tham gia một cách dũng cảm và hiệu quả vào công cuộc đổi mới kinh tế, ở ông hội đủ phẩm chất của một doanh nhân, tầm nhìn và sự quyết đoán của nhà nghiên cứu kinh tế, sự điềm tĩnh và kiên nhẫn cùng nỗ lực không ngừng nghỉ với trách nhiệm sâu sắc của một công dân...
  • Trẻ thành thị có vô cảm với láng giềng?

    27/06/2009Tiến sĩ giáo dục Nguyễn Minh Thức - Giảng viên tâm lý học Nguyễn Văn CôngBài viết của hai chuyên gia giáo dục và tâm lý học dưới đây có thể sẽ gây ra những phản ứng đa chiều trong dư luận. Dù ở cực nào, đồng tình hay phản đối thì cũng cho thấy vấn đề rất đáng quan tâm. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến tranh luận để có thể tiệm cận được gần nhất với vấn đề mà gần đây không ít nhà văn hoá, xã hội học đã báo động: trẻ em ở thành thị có đời sống tình cảm nghèo hơn trẻ ở nông thôn
  • Tự điều chỉnh chính mình trước khi điều chỉnh người khác

    25/11/2008Nguyễn Thị Thùy Dương

    Chuyện kể rằng, khi bà mẹ dẫn cậu con trai mắc chứng ăn rất nhiều đường đến gặp thánh Gandi, nhờ ông khuyên cậu bé không ăn nhiều đường nữa, thánh đã bảo bà mẹ dẫn cậu bé về và hẹn một tuần sau thì quay lại. Một tuần sau bà mẹ dẫn con đến và rất ngạc nhiên vì sau 5 phút cậu bé nói chuyện với thánh Gandi, cậu bé đã ăn ít đường hơn hẳn. Bà mẹ không hiểu vì sao...

  • Đừng bắt chước và nhại lại người khác

    15/11/2006Vũ HuyếnTrên một tin, một bài báo, trên một bức ảnh hay một phóng sự, chỉ nên nói một điều, nhấn mạnh một chủ đề. Nếu không các bài báo sẽ trở thành một thứ “lẩu thập cẩm” ăn nhiều là chán. Vấn đề nêu ra không sai nhưng không rõ, không nổi bật. Đó là thứ hạng của các bài viết ẩu hoặc của các tay viết thường “chỉ sợ độc giả không hiểu mình".
  • Không nên vô cảm trước sự tụt hậu

    15/07/2006GS. Hoàng TụyTrong kiến nghị gửi lên Trung ương và Chính phủ, chúng tôi đề nghị cần phải xây dựng lại giáo dục (GD) từ gốc. Vì sao?
  • xem toàn bộ