Trẻ thành thị có vô cảm với láng giềng?

11:31 CH @ Thứ Bảy - 27 Tháng Sáu, 2009

Bài viết của hai chuyên gia giáo dục và tâm lý học dưới đây có thể sẽ gây ra những phản ứng đa chiều trong dư luận. Dù ở cực nào, đồng tình hay phản đối thì cũng cho thấy vấn đề rất đáng quan tâm. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến tranh luận để có thể tiệm cận được gần nhất với vấn đề mà gần đây không ít nhà văn hoá, xã hội học đã báo động: trẻ em ở thành thị có đời sống tình cảm nghèo hơn trẻ ở nông thôn

Giáo dục lòng nhân ái, văn hoá ứng xử ở trẻ là vấn đề xã hội ngày nay cần quan tâm đặc biệt. Cùng với quá trình đô thị hoá của nền kinh tế thị trường thì mặt trái của nó cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách của trẻ, dẫn đến lối sống thực dụng, thiếu kỹ năng ứng xử. Nhất là với thế hệ 10X, sinh từ năm 2000 trở đi.

Theo kết quả điều tra xã hội học của một số giảng viên tâm lý học ở trường Sĩ quan lục quân 2 với 200 trẻ ở thành phố Biên Hoà (Đồng Nai) về mức độ quan tâm đến gia đình lân cận thì có đến 62% trẻ trả lời không biết và 70% trẻ cho rằng ít quan tâm. Quả là một con số đáng lo ngại khi mà sống ở thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay, nhiều bậc phụ huynh chỉ biết mãi lo kiếm thật nhiều tiền, bởi “nhiều tiền thì con cái học giỏi”. Đi làm cả ngày tối về đóng cửa theo kiểu “đèn nhà ai nấy tỏ” mà chẳng cần quan tâm đến những người hàng xóm xung quanh. Chính cách sống này của các ông bố, bà mẹ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến trẻ em thành phố ít quan tâm đến những người hàng xóm, láng giềng.

Đúng là “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”. Ở trường các em được thầy cô dạy phải ngoan ngoãn, sống hoà thuận, yêu thương ông bà, cha mẹ, anh chị em; gần gũi, thân tình với thôn xóm, láng giềng, quan tâm giúp đỡ mọi người… Nhưng nếu hỏi một đứa trẻ ở thành thị tên người nhà bên cạnh là gì thì chắc chắn mươi mười các cháu lắc đầu không biết. Ngược lại ở nông thôn, khi hỏi một người ở “đầu làng, cuối xóm”, thậm chí ở xã bên cạnh là ai thì các cháu vẫn có thể nói vanh vách.

Thật đáng lo cho các em ở thành thị khi gia đình ít quan tâm đến vấn đề này. Các ông bố, bà mẹ chỉ biết đi làm, sau đó về nhà và “nhốt kín” trẻ trong nhà khi trẻ đi học về. Nếu chẳng may có vấn đề gì xảy ra, các cháu chỉ có thể gọi điện cho bố mẹ mà không thể nhờ vả vào ai khác được. Còn ở nông thôn các em có thể tự mình sang nhà hàng xóm chơi với lũ bạn, bố mẹ chưa về vẫn đảm nhiệm việc nhà đến nơi, đến chốn. Điều này cho thấy trẻ thành thị đang mất dần cái quý giá của nhân cách, đó là tình cảm hàng xóm, láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau.

Sự vô cảm hay thờ ơ của trẻ có thể sẽ dẫn đến sự phát triển nhân cách khi trưởng thành, để lại dấu ấn đặc biệt. Ban đầu là sự không quan tâm của cha mẹ với láng giềng, dần dần hình thành thói quen đó ở chính trẻ. Thói quen này sẽ in đậm trong nếp sống, nếp nghĩ, hành vi, dẫn đến xem chuyện đó rất bình thường. Trẻ sẽ dần quen với suy nghĩ “đèn nhà ai nấy tỏ”, không mải mai muốn giúp đỡ, tương trợ những người xung quanh khi họ cần.

Môi trường hẹp mà trẻ đang sống (có bố mẹ, anh chị em, bạn bè, hàng xóm) là điều kiện ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cách trong những năm đầu đời của trẻ. Môi trường đó tốt hay xấu sẽ tác động đến cách nghĩ, cách nói cũng như cung cách giao tiếp, ứng xử… Nếu các bậc cha mẹ mải lo kiếm tiền, không giáo dục lòng nhân ái thì hậu quả là con cái sẽ sống lạnh nhạt, vô cảm, thờ ơ với hàng xóm, thiếu đoàn kết yêu thương lẫn nhau. Hình thành cái tôi cá nhân, vị kỷ với người xung quanh. “Đừng bao giờ để các cháu không biết đến vô tâm, vô cảm là gì và sống quay lưng lại với hàng xóm, láng giềng” – đó chính là bài học đầu tiên để trẻ bước vào đời, để trở thành một công dân có ích cho xã hội.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?

    09/07/2005Phan ĐăngTrong độ tuổi tiểu học, nhu cầu đọc của trẻ em là rất lớn. Văn hóa đọc, vì thế ảnh hưởng sâu đậm tới quá trình “nhận biết thế giới” và hình thành nhân cách của trẻ.
  • "Trẻ con bây giờ mở miệng là khoe ô tô..."?

    04/08/2018Trang Ngọc (thực hiện)Trẻ con hiện nay mở miệng khoe "nhà tao có ô tô, nhà mày không có" nghe thì rất đau lòng. Trở lại ngày xưa, tụi trẻ con chúng tôi cũng khoe nhau: "Nhà tao hôm nay ăn cơm có thịt", thì miếng thịt hồi đấy cũng tương đương như cái ô tô bây giờ. Nhưng đúng là có nhiều câu của trẻ nghe rất đau lòng. Ông bố trẻ, hoạ sĩ Trần Nhật Thăng nhìn nhận.
  • Dạy sai có thể khiến cả một dân tộc sai lầm

    30/07/2018“Hiện nay từ đào tạo mẫu giáo đến đào tạo tiến sĩ phương pháp dạy đều giống nhau. Cách làm này sẽ thủ tiêu sức sống cá nhân. Cứ học dồn, cứ nghĩ rằng làm trước là xong mà không thấy chất lượng cuộc sống của mỗi giai đoạn một khác... Bản thân tôi cả một đời dạy học. Với tôi, “trẻ em là cứu tinh của dân tộc”. Giáo sư Hồ Ngọc Đại trăn trở.
  • ... “Thật đáng buồn cho cách dạy của chúng ta...”

    06/09/2013Thời Hàn Băng (Trung Quốc)Bài “Các em thật giỏi quá” để lại trong tôi một ấn tượng mạnh hơn bất cứ lời bình nào về nền giáo dục của nước Mỹ.
  • Dạy con hồn nhiên trong thế giới cạnh tranh

    29/05/2009Kiên Giang (Theo Family Cricle)Cho dù trong lĩnh vực thể thao, học hành hay chỉ là quần áo đi chơi, ngày nay trẻ em bị thúc ép rất mạnh trong một bầu không khí tranh đua. Vấn đề là làm sao cha mẹ có thể dạy con cái cuộc sống hằng ngày không phải là “một cuộc đua xe khổng lồ”.
  • Trẻ em đã được nuôi dưỡng như thế nào?

    17/06/2008Kim QuyênTrẻ em chúng ta ngày nay được nuôi dạy về vật chất và tinh thần đầy đủ tiện nghi hơn lớp trẻ ngày xưa rất nhiều. Chúng ăn uống có nhiều dinh dưỡng và ngày ngày tiếp thu những chương trình giảng dạy cách tân nơi nhà trường, tiếp cận những phương tiện giải trí hiện đại mà trẻ em ngày xưa có nằm mơ cũng không thấy...
  • Việc nuôi dưỡng trẻ em

    30/11/2006Giúp chúng hiểu biết và kiểm soát những hoạt động của lứa tuổi vị thành niên còn ngu dốt của chúng, cho đến khi lý trí thế chỗ nó và giải thoát chúng khỏi rắc rối đó, chính là điều bọn trẻ muốn, và các bậc bố mẹ hướng tới… [Đứa trẻ] không hiểu chính nó để hướng dẫn ý chí của nó… Nó hiểu cho nó thì nó cũng phải quyết định cho nó; nó phải ra lệnh cho ý chí nó và điều chỉnh những hành động của nó, nhưng khi nó đến giai đoạn mà cha nó trở thành một người tự do, thì đứa con đó cũng trở thành một người tự do ...
  • Thiên đường của trái tim

    07/10/2005Là một nhà giáo dục, nhà tư tưởng và nhà văn, Komensky đã để lại những tác phẩm có giá trị tư tưởng lớn. Các chuyên gia sư phạm coi Komensky là người đặt nền móng cho lý luận dạy học tiên tiến hiện đại. Những nhận định của ông về xã hội, về con người và cuộc đời… vẫn giữ nguyên tính thời sự và đầy sức thuyết phục. Những ước mơ của ông về một thế giới công bằng của những con người biết hành động theo lẽ phải và ánh sáng của trí tuệ, những khát vọng của ông về một thiên đường “nơi mà cái thiện sẽ ngự trị trong trái tim của mọi người” mãi mãi sẽ còn là mục tiêu hướng tới của các thế hệ...
  • Giá trị sống

    09/07/2005Nguyễn Thị OanhVài thập kỷ nay trong giáo dục đạo đức cho tuổi trẻ trên thế giới người ta dùng hai khái niệm mới là giáo dục kỹ năng sống (KNS-life skills) và giá trị sống (GTS - living values).
  • Tại sao người Mỹ thích dạy con học tại nhà?

    04/12/2003Ngày càng có nhiều gia đình Mỹ dạy con học ở nhà do chán ngán hệ thống giáo dục công và chi phí trường tư quá cao...
  • xem toàn bộ