Công bố nghiên cứu lớn nhất về bộ gen của người Việt: Nhiều bất ngờ lớn

09:35 CH @ Thứ Hai - 12 Tháng Tám, 2019

Công trình “Nghiên cứu về bộ gen của người Việt” vừa được các nhà khoa học công bố cho thấy hệ gen người Việt có sự khác biệt so với hệ gen các quần thể người khác, thể hiện qua sự khác biệt lớn về tần suất xuất hiện của nhiều biến đổi di truyền...

Công trình “Nghiên cứu về bộ gen của người Việt” là nghiên cứu lớn nhất về bộ gen người Việt Nam, được thực hiện từ việc giải trình tự bộ gen của 305 người Kinh khỏe mạnh, đồng thời, kết hợp với dữ liệu của 101 người đã được công bố trước đó.

Khác xa bộ gen người Hán Trung Quốc

Tạp chí di truyền quốc tế uy tín Human Mutation (IF 4,5) vừa công bố “Nghiên cứu về bộ gen của người Việt".

Công trình “Nghiên cứu về bộ gen của người Việt” do các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Tế bào gốc - công nghệ gen Vinmec (VRISG) thực hiện. Công trình này là cơ sở dữ liệu đồ sộ đầu tiên về hệ gen người Việt Nam, được thực hiện từ việc giải trình tự bộ gen của 305 người Kinh khỏe mạnh tại Vinmec; đồng thời, kết hợp với dữ liệu của 101 người đã được công bố trước đó.

Theo đó, kết quả nghiên cứu công bố hơn 24 triệu điểm biến đổi, trong đó có hơn 700 nghìn điểm mới hoàn toàn. Theo đó, hệ gen người Việt có sự khác biệt so với hệ gen các quần thể người khác thể hiện qua sự khác biệt lớn về tần suất xuất hiện của nhiều biến đổi di truyền.

Cụ thể, công trình phát hiện 1,24 triệu biến đổi xuất hiện phổ biến ở người Kinh, nhưng xuất hiện rất ít ở các quần thể người khác. Đây là đóng góp quan trọng, cung cấp cơ sở tham chiếu có độ tin cậy cao cho các nghiên cứu, ứng dụng Y - Sinh tiếp theo về sức khỏe người Việt có liên quan đến hệ gen.

GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, Viện trưởng VRISG, Chủ nhiệm đề tài cho biết, các phân tích về hệ gen người Việt được công bố thể hiện sự khác biệt của người Kinh đối với các quần thể người khác. So sánh với cơ sở dữ liệu 1000 hệ gen người, khoảng 1/3 số lượng biến đổi di truyền ở quần thể người Kinh không xuất hiện trong quần thể người Hán và ngược lại.

Theo GS Liêm, một phát hiện thú vị không nằm trong dự tính ban đầu, đó là bộ gen người Việt khác xa bộ gen người Hán phía Bắc Trung Quốc.

So sánh với cơ sở dữ liệu 1000 hệ gen người, khoảng 1/3 số lượng biến đổi di truyền ở quần thể người Kinh không xuất hiện trong quần thể người Hán và ngược lại. “Sự giao thoa giữa người Trung Quốc và người Việt diễn ra hàng nghìn năm, về lý thuyết sẽ pha trộng gen nhiều, nhưng thực tế sự pha trộn này không nhiều”, GS Liêm nói.

Trong khi đó, bộ gen người Việt có nhiều điểm giống với gen của người Thái, nằm gần với bộ gen người Hán phía Nam Trung Quốc , có sự giao thoa nhất định nhưng không nhiều. “Sức đề kháng của bộ gen người Việt cao, ít bị pha trộn”, GS Liêm cho biết.

Đặc biệt, kết quả phân tích nguồn gốc tổ tiên của các quần thể người cho thấy người Đông Nam Á hiện tại, bao gồm người Kinh Việt Nam có nguồn gốc chính từ người Đông Nam Á cổ đại.

Các dữ liệu cũng khẳng định người Kinh và người Thái có hệ gen tương đồng cao và quan hệ tiến hóa gần gũi. Trong khi đó, sự giao thoa và dịch chuyển gen từ các quần thể người Đông Á đến quần thể người Kinh Việt Nam là không đáng kể.

Đối với các nhà khảo cổ học, lịch sử và di truyền học, thông tin mới về hệ gen của người Việt là cơ sở để có thể nghiên cứu tiếp về nguồn gốc của người Việt trong tương quan với các dân tộc khác trong khu vực.

Đồng thời, dữ liệu từ công trình nghiên cứu cũng góp phần củng cố giả thuyết khoa học về việc con người từ châu Phi đến định cư tại các nước Đông Nam Á, sau đó mới di cư sâu vào lục địa theo hướng từ phía Nam lên phía Bắc.

Xây dựng "Lá tử vi sinh học"

GS.TS Nguyễn Thanh Liêm cho rằng đây là một dữ liệu bộ gen người Việt lớn nhất, đầy đủ nhất từ trước đến nay. Nó như cuốn từ điển đầy đủ nhất tra cứu về hệ thống dữ liệu gen người Việt tính đến thời điểm hiện tại. Trước đó, các nhà khoa học trong nước thường phải tham chiếu bộ gen từ quần thể người nước ngoài.

“Dữ liệu về hệ gen liên quan chặt chẽ đến sức khỏe và bệnh học, có thể góp phần giải đáp các vấn đề về ung thư, các bệnh di truyền… nhất là trong xu thế phát triển của Y học cá thể hóa những năm gần đây. Do đó, công trình trên có ý nghĩa quan trọng việc xây dựng phương pháp phát hiện sớm các gen ung thư, chuyển hóa và đáp ứng với thuốc điều trị, các bệnh di truyền, chuyển hóa, thoái hóa thần kinh (Parkinson, Alzeimer..)", GS Liêm cho biết.

GS Liêm giải thích thêm, y học ngày nay đang hướng tới điều trị cá thể hoá. Ví dụ trước kia, phác đồ điều trị ung thư phổi áp dụng cho tất cả bệnh nhân. Khi dùng các loại thuốc đó có khoảng 60% kết quả tốt, 40% không đáp ứng do bộ gen mỗi người có những điểm khác nhau.

Khi tiến tới cá thể hoá, điều trị cho từng người một, dựa vào gen của từng người một. Lúc này công trình này sẽ là cuốn từ điển để các bác sĩ tham chiếu.

Hay như với thuốc tim mạch, có người dùng 1mg/kg cân nặng đã đáp ứng tốt, có người lại không hiệu quả vì có gen kháng lại, không hấp thu thuốc.

Được biết, hiện Vinmec đang kết hợp cùng Viện Big Data thuộc Tập đoàn Vingroup tiếp tục nghiên cứu giải trình tự hệ gen cho hơn 1.000 người Việt.

"Mục tiêu của chúng tôi là triển khai xây dựng ‘Lá tử vi sinh học" dựa vào giải mã bộ gen từng người để tiên lượng bệnh nhân, nhằm phát hiện sớm và ngăn ngừa bệnh tật liên quan các nhiều vấn đề sức khỏe của người Việt hiện nay”, GS Liêm nói.


Các nhà khoa học nghiên cứu về bộ gen người Việt.

Trước đó, dự án 1000 bộ gen thế giới gồm 26 quần thể, xây dựng bộ gen chuẩn cho thế giới. Nhiều quốc gia còn xây dựng hệ gen chuẩn của họ. Hiện có khoảng 10 quốc gia tham gia vào câu lại bộ 100 nghìn bộ gen.

“Nghiên cứu về hệ gen của người Việt Nam” là một trong những nghiên cứu đầu tiên của các nhà khoa học trong lĩnh vực công nghệ gen tại Việt Nam đăng tải trên Human Mutation(IF 4.5) - Tạp chí uy tín hàng đầu thế giới, có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực di truyền. Nghiên cứu trên đã được hội đồng chuyên môn của tạp chí lựa chọn là một trong những nghiên cứu xuất sắc, được đăng tải rộng rãi;khẳng định khả năng nghiên cứu chuyên sâu, độc lập và bắt kịp xu hướng của các nhà khoa học Việt Nam.

Nguồn:Dân Trí
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trao đổi với ông Trần Gia Ninh về bài "Nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt"

    16/01/2019Hà Văn ThùyTS Trần Gia Ninh có công sưu tầm những tài liệu mới từ cổ thư khiến cho bài viết có những chi tiết khác với những gì đã biết từ trước nên có thể lôi cuốn được một số người. Tuy vậy, tài liệu mà ông đưa ra chỉ được gom lại từ những sách mang tính sử ký chung mà không phải sách chuyên khảo về Bách Việt nên không phản ánh được toàn diện cách nhìn từ cổ thư...
  • Trao đổi với ông Hà Văn Thùy về “Nguồn gốc người Việt-người Mường”

    16/04/2017Tạ ĐứcHôm qua, có người hỏi tôi, Hà Văn Thùy đã viết 3 bài về cuốn sách của Tạ Đức, đăng trên mấy trang mạng liền, sao Tạ Đức không có một bài đáp lại?
    Tôi trả lời: có 3 lý do...
  • Lịch sử phương Đông và nền sử học không ADN

    24/06/2016Hà Văn ThùyCông nghệ khảo sát ADN người đang sống cho ra khám phá chưa từng có. Nghiên cứu Quan hệ di truyền của dân cư Trung Quốc đưa ra kết luận: “Người hiện đại Homo sapiens xuất hiện ở châu Phi từ 160.000 đến 180.000 năm trước. Khoảng 70.000 năm cách nay, con người từ châu Phi theo ven biến Ấn Độ tới Việt Nam...
  • Tìm nguồn gốc của quan niệm Đồng Bào

    27/05/2016Hà Văn Thùy“Sự thật, người Việt đã vay mượn hai chữ “đồng bào” từ Hán ngữ, cho nên “đồng bào” không phải là một sáng tạo của người Việt dựa theo huyền sử một bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ như Wikipedia đã “tưởng tượng”!
  • Thêm một lần buộc phải tranh biện với GS L. Kelley

    10/05/2016Hà Văn ThùyKhông có chuyện người phương Tây di cư tới làm nên dân cư Trung Quốc nhưng chắc chắn người từ Trung Quốc sang phương Tây góp phần sinh ra tổ tiên người châu Âu...
  • Chủ nhân di chỉ khảo cổ An khê có đúng là người Việt cổ?

    13/04/2016Hà Văn ThùyĐọc bài báo, chúng tôi rất mừng với thành công của các nhà khảo cổ Nga-Việt về phát hiện khảo cổ cách đây 80 vạn năm ở Gia Lai. Tuy nhiên, theo chúng tôi, phát hiện này là bình thường, không có gì gọi là “chấn động” vì nó không phải là đóng góp mới cho khảo cổ học thế giới...
  • Con người rời khỏi châu Phi khi nào?

    30/11/2015Hà Văn ThùyCon người rời châu Phi 85000 năm hay 60000 năm trước là chuyện của các nhà khoa học, dường như không quan hệ gì tới cuộc sống bình thường của nhân loại hôm nay. Tuy nhiên, với người Việt Nam, những con số vô hồn ấy lại có ý nghĩa vô cùng lớn lao...
  • Phải chăng tiếng Việt chỉ có 1200 năm lịch sử?

    13/10/2015Hà Văn ThùyTrong Hội thảo Việt học quốc tế lần thứ nhất tổ chức tại Hà Nội năm 1998, Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn có tham luận nhan đề: “Thử phân kỳ lịch sử 12 thế kỷ của tiếng Việt.” ... Nhưng ở cuối tham luận, dường như không thực sự tin vào đề xuất của mình, tác giả thận trọng viết: “Cho đến đây chúng ta vẫn chỉ chuyên nói về 12 thế kỷ lịch sử của tiếng Việt. Vì tự đóng khung như vậy tất nhiên tư liệu sẽ hạn chế, không đủ để soi sáng một số vấn đề...
  • Thủy tổ người Việt thực sự ở đâu?

    20/09/2015Hà Văn ThùyTừ lâu, tôi tâm niệm sẽ làm một khảo cứu nghiêm túc xác định nơi sinh thành của thủy tổ người Việt nhưng vì chưa đủ duyên nên chưa thành. Nay nhân có người “đòi”, xin được trả món nợ. Tìm ra chính xác tổ tiên người Việt là việc vô cùng khó vì thế mà suốt 2000 năm qua, dù bỏ bao công sức và tâm trí, chúng ta vẫn đi tìm trong vô vọng.
  • Cuộc truy tìm nguồn gốc người Việt lần thứ ba

    20/02/2015Hồ Trung TúTruy tìm nguồn gốc người Việt ngỡ như đã xong bỗng gần đây được xới lên, nhất là trên mạng, nơi có điều kiện bày tỏ quan điểm một cách khá bình đẳng. Theo dõi những cuộc trao đổi này, chúng tôi chợt nhận ra vẫn còn những câu hỏi vô cùng lớn về nguồn gốc người Việt chưa được giải đáp...
  • Đọc “Nguồn gốc người Việt - người Mường” của Tạ Đức

    10/07/2014Trần Trọng DươngCuốn “Nguồn gốc người Việt - người Mường” của Tạ Đức ngay sau khi ra đời đã tạo nên những dư luận trái chiều. Người thì cực lực phản đối, cho đó là “phản dân tộc” hay “ngụy khoa học”; người thì hết lời khen ngợi bởi sức đọc bao quát của tác giả và vấn đề rộng rãi và mới mẻ của cuốn sách...
  • Gen vị kỷ - nguồn gốc của văn hóa nhân loại?

    09/07/2011Từ quan điểm lấy gen làm trung tâm, Richard Dawkins cho rằng sự ích kỷ có thể chính là mô hình của văn hóa nhân loại. Gen vị kỷ là cuốn sách về hậu tiến hóa của Richard Dawkins, thể hiện quan điểm mới về động lực của tiến hóa. Bee.net.vn trích đăng chương Cuộc chiến giữa các giới tính...
  • Di truyền học và cuộc tranh luận về nguồn gốc loài người

    07/09/2008Đỗ Kiên CườngNgười hiện đại về giải phẫu xuất hiện đầu tiên ở đâu và khi nào? Bằng chứng hóa thạch và kỹ thuật di truyền cho thấy, họ có nguồn gốc Đông Phi khoảng 200 ngàn năm trước; và các cuộc di cư chiếm lĩnh hành tinh chỉ bắt đầu từ 60 ngàn năm trước. Tuy nhiên hiện chưa rõ chuyện gì đã xảy ra khi họ gặp những người có trước, như người Neanderthal hay người đứng thẳng. Người hiện đại thay thế hoàn toàn những người đó hay có sự hòa huyết ít nhiều giữa họ với nhau?
  • Về mối quan hệ giữa di truyền sinh học và tính kế thừa xã hội trong lịch sử phát triển con người

    16/10/2006Nguyễn Kim LaiMối quan hệ giữa tính kế thừa xã hội và di truyền sinh họctrong lịch sử phát triển con người là một trong những vấn đề quan trọng trong việc nghiên cứu sự tác động qua lại giữa cái sinh học và cái xã hội. Việc làm rõ vấn đề này đòi hỏi chúng ta phải xem xét quá trình tồn tại xã hội của con người có ảnh hưởng như thế nào đến các đặc điểm di truyền sinh học của nó, hay nói cách khác, quá trình xã hội hóa có để lại đấu ấn trong "ký ức phát sinh chủng loại" của con người không?
  • Cái tánh di truyền của dân tộc ta

    31/08/2005X.T.T. (Tiếng Dân, số 179, ngày 15-05-1929)Trong mục “Lật chồng báo cũ” chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu với độc giả trích đoạn các bình luận về đạo đức xã hội của các nhà văn hóa thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám 1945 trên các báo chí công khai. Trước hết là một số bài của báo Tiếng Dân do nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng làm chủ nhiệm kiêm chủ bút...
  • xem toàn bộ