Đáng quý nhất là giữ được phẩm giá

08:02 CH @ Thứ Bảy - 02 Tháng Giêng, 2016
Làn sóng các bác sĩ giỏi của Việt Nam tìm đường sang Mỹ ngày một nhiều. Chuyên viên hô hấp Võ Thị Kim Loan, người phụ nữ đã vượt qua mọi rào cản của ngôn ngữ, kỳ thị, sự khắc nghiệt của môi trường nghề nghiệp, để viết nên những trang sách thấm đẫm nước mắt và nụ cười với tác phẩm "Tìm lại giấc mơ – Hành trình trên nước Mỹ" vừa xuất bản.



- Ngoài lý do “theo chồng bỏ cuộc chơi”, điều gì khiến một người phụ nữ của đồng bằng Nam bộ yêu nghề, yêu sinh viên như chị phải ra đi?

Cần Thơ là nơi tôi chọn, đã mua nhà, có nghề nghiệp ổn định, lại được đứng trên bục giảng, điều mà tôi rất đam mê. Mục đích sâu xa của tôi là học hỏi thật nhiều để truyền bá kiến thức cho sinh viên, cùng các đồng nghiệp xây dựng khoa y mạnh lên.
Phụ trách Y6 chuyên ngành hồi sức, một ngày đẹp trời, khi biết tôi có chồng quốc tịch Mỹ, không hiểu vì sao mình lại không được chấm điểm và hướng dẫn làm luận văn tốt nghiệp cho sinh viên nữa. Họ ngang nhiên mời một giáo viên khoa khác về chọn bệnh án cho sinh viên thay tôi, trong khi chỉ có mình là chuyên ngành hồi sức cấp cứu. Không được cống hiến, điều đó đau lắm, tôi quyết định ra đi.

- Phụ nữ Việt Nam bước ra thế giới “mang tiếng” quá nhiều, với riêng chị, làm thế nào để có thể sống bằng ước mơ, năng lực?

Nhiều bác sĩ đã chọn con đường ra đi, dù là bác sĩ rất giỏi, nhưng qua đó chịu nhiều thiệt thòi. Người Việt giờ bị mang tiếng quá rồi, sống bằng đôi chân, năng lực, phẩm chất của mình cũng vô cùng khó khăn. Để làm được phải trả bao đắng cay và nước mắt. Giờ ngồi nghĩ lại, viết lại mà nước mắt vẫn chảy dài…

Với tôi, sang đó giống như con cá không có nước. Khủng hoảng lớn nhất về y khoa mình dự đoán trước rồi, nhưng kéo dài thời gian học, sự khác biệt về văn hoá, quan hệ người và người rất lạnh lùng, kỳ thị sắc tộc ngấm ngầm trong mọi hoạt động xã hội còn dữ dội hơn. Mình luôn phải thông minh gấp đôi, làm việc chăm chỉ gấp đôi, nhưng chỉ được hưởng bằng một nửa những gì của người bản xứ. Tôi vượt qua hết nhờ động lực lớn nhất của tôi lúc ấy là phải trở lại ngành y.

- Khó khăn lớn nhất với chị là gì khi hoà nhập vào môi trường y khoa chính thống của Mỹ?
Hạnh phúc nhất là được làm ở hai hệ thống y khoa khác nhau Việt Nam và Mỹ để có sự so sánh công bằng… Ở Mỹ họ giỏi điều trị dạng bệnh đặc biệt, còn mình thì bệnh nhiễm trùng nhiều, bác sĩ được lăn lộn thực tế nên có kinh nghiệm hơn.

Như tôi đã chia sẻ trong cuốn sách, ở tuổi 40 mà học một ngoại ngữ thì khó vô cùng dù mình được sống ngay trong cộng đồng ấy, đã bao nhiêu lần tôi cứ nghĩ mình sẽ không thể tiếp tục con đường y khoa của mình khi không nói được tiếng Anh tốt. Và dù chuyên môn của tôi có đạt điểm cao cỡ nào, đôi lúc cũng chỉ vì tiếng Anh mà tôi suýt bị đuổi.

Thời điểm tôi chọn ngành hô hấp tại đại học cộng đồng Foothill (kết nối trường đại học De Anza và đại học Stanford), nhiều kỹ sư, thạc sĩ thất nghiệp nhảy vào học ngành mình rất nhiều. Thú vị nhất với tôi là các lớp giáo dục tổng quát về kỹ năng sống, họ dạy từ cách nghe điện thoại, ngôn ngữ âm nhạc, lịch sử nước Mỹ, vi tính, cách sống và làm việc đội nhóm đến thể dục, để hình thành con người một cách toàn diện.

- Tạo dựng tương lai, lẽ sống cho những đứa con với một người mẹ trẻ trên đất khách quê người vất vả thế nào?

Học trong điều kiện một nách hai con, con đầu mới vô mẫu giáo, con thứ hai vừa sinh mấy tháng, nhiều khi tâm trạng rối bời vì phải làm sao kiếm tiền trả thuê nhà, làm sao đủ tiền nuôi con ăn học… Nhiều đêm không ngủ, bị bệnh viện hăm đuổi dù chỉ còn một năm thực tập. Cuộc đời tôi có cái gì đó lạ lắm, vừa ngã xuống có người vực mình dậy liền.
Tôi tin có gì đó không giải thích được. Là người làm khoa học, nhưng tôi vẫn hay dẫn các con đi chùa, thắp nén nhang cho tổ tiên ông bà.

Mình và ông xã không tương đồng, nhưng cũng phải gìn giữ để tạo niềm tin cho con. Con gái lớn của tôi giờ đã 20 tuổi, đang dự định làm tiến sĩ y khoa. Con trai 15 tuổi, cũng lo lắm, đang hướng cháu theo khoa học tự nhiên. Thế hệ con trẻ thì hội nhập rất nhanh. Ở Mỹ coi trọng tính độc lập, nhưng tôi vẫn cho con ngủ chung với mình để giữ tình gia đình. Giờ hai đứa thân nhau còn hơn thân với mẹ nữa. Tôi luôn dạy con giữ gìn tiếng Việt, văn hoá Việt dù đôi lúc con đặt câu hỏi về văn hoá hai nước có chênh lệch nhiều.

- Vậy là chị đã tìm thấy “giấc mơ Mỹ” của riêng mình?

Hạnh phúc nhất là được làm ở hai hệ thống y khoa khác nhau Việt Nam và Mỹ để có sự so sánh công bằng. Tôi thấy mỗi nơi có cái hay, cái dở. Nền y khoa Mỹ kỹ thuật rất cao. Ví dụ như mổ tim thấy họ đem cả trái tim ra ngoài lồng ngực, sau vài ngày bệnh nhân ngồi chơi tỉnh bơ, thật kỳ diệu. Ở Việt Nam học lý thuyết nhiều, không được thực tập. Ở Mỹ họ giỏi điều trị dạng bệnh đặc biệt, còn mình thì bệnh nhiễm trùng nhiều, bác sĩ được lăn lộn thực tế nên có kinh nghiệm hơn. Một điều đặc biệt nữa là người Việt ở Mỹ rất nhiều, vô bệnh viện như có rào cản vậy, rất tội nghiệp. Nhiều người nhịn đói, mắc tiểu cũng không biết kêu ai. Gặp được bác sĩ Việt Nam mừng ghê lắm, giống như quen thân từ hồi nào.

- Động lực nào khiến chị viết cuốn sách này?

Tiếp xúc với nhiều bạn bè muốn gửi con đi học nước ngoài và có ý định qua bên đó học, tôi muốn giúp họ ít nhiều biết thế nào là nước Mỹ để quyết định xem có chịu nổi không.
Tôi cũng muốn chia sẻ với những người mẹ, người chị khi phải sống ở xứ người. Một cán bộ giảng dạy ra đi mà không làm được gì thì làm sao tiếp tục đứng trên bục giảng, được học trò tôn trọng. Với nghề, thành công của mình chẳng có gì lớn lao, người bình thường cũng làm được. Nhưng đối với mình, vừa có hai con, vừa khó khăn về gia đình, để trở thành người phụ nữ bình thường như bao phụ nữ khác, giữ được phẩm giá mới là điều đáng quý nhất. Phải chống chọi tới khi nào không chống chọi được nữa.

- Vì sao chị lại lấy tên nhân vật chính là Lúa?

Có lẽ vì hồi nhỏ mình cấy giỏi lắm, vì chân mình dài, đi nhanh, hay đi ngoài bìa để làm mẫu cho người đi sau cấy được thẳng hàng. Mình cấy cháy lưng. Mình cũng đã quyết tâm đi học để không phải cấy lúa nữa. Nhưng không còn cấy nữa, mình bỗng nhớ lúa, và Lúa cũng chính là mình, có là gì thì cũng sinh ra từ ruộng cày, để lớn lên có ngày hôm nay.
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập

    15/05/2018Phan Đình DiệuSinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó".
  • Hội nhập những giá trị cá nhân

    22/04/2018Nguyễn Trần BạtTôi nghĩ rằng, đi tìm cái quy luật tinh thần của mỗi một vĩ nhân trong cuộc đời chính là cách tốt nhất để chúng ta dẫn mình đến những thử nghiệm tinh thần của mình...
  • Nỗi buồn lớn của doanh nhân nhỏ

    08/04/2016Nguyễn Mạnh Hùng“Có một thứ tài sản duy nhất trên thế gian này ta cho đi không hề bị mất đi mà lại được thêm. Đó là tri thức”. Câu nói này của tôi luôn vang lên tại bất cứ buổi nói chuyện, hội thảo hay toạ đàm nào về sách và văn hoá đọc trên khắp mọi miền đất nước.
  • Về 'niềm tự hào' trong hội nhập toàn cầu

    21/10/2015Nguyễn Tất ThịnhBạn hãy hỏi một người nào đó tuổi từ thiếu niên đến cao niên, từ người nghèo đến giàu xem 'niềm tự hào' của họ là gì? Bạn sẽ thấy càng người thành đạt thực sự thì câu trả lời sẽ là về những giá trị rộng lớn mà họ thụ hưởng được khắp năm châu bốn bể, thành giá trị của chính họ trong hành trình sống và sự nghiệp! Nhưng bạn lại thấy tuyệt đại đa số chính khách sẽ hô lên...
  • Muốn hội nhập, phải thoát khỏi văn hoá làng xã

    29/09/2015M. T. ghiViệt Nam là một dân tộc ngàn đời nay sống bằng nghề nông trồng lúa nước, cho nên toàn bộ văn hoá VN, xã hội VN, cái hay cái dở của VN đều từ văn hoá làng xã mà ra...
  • Đối thoại với Doanh nhân

    14/09/2015Nguyễn Tất ThịnhHàng tuần, tôi thường gặp nhiều Doanh nhân đề chia sẻ kiến thức và trao đổi ý kiến. Rất nhiều bạn là những người giỏi giang, học nhiều và có văn bằng cao….Các bạn đi qua muôn khó khăn trong cuộc sống để phát triển bản thân và Doanh nghiệp. Tôi luôn nhận được từ các bạn nhưng câu hỏi có vẻ như ngoài các kiến thức về CEO…nhưng thật hào hứng và thú vị, làm chúng ta quan tâm thực chất, quay trở lại công việc của mình thấy ‘đẹp Đời sáng Đạo’ hơn biết bao !
  • Doanh nhân – một góc nhìn

    13/10/2014Vũ Quốc TuấnDoanh nhân nước ta đã được công nhận là “lính xung kích thời bình” và từ năm 2004, ngày 13 tháng 10 hàng năm được lấy làm “Ngày Doanh Nhân”. Ngày 13/10 năm nay, xin góp thêm một góc nhìn về doanh nhân với kinh tế thị trường...
  • Hưởng thụ văn hóa của doanh nhân: Một nhu cầu lớn và có thật

    13/10/2014Kim YếnĐối với nhiều doanh nhân, nhu cầu hưởng thụ văn hóa gần như trở thành một đam mê vô tận. Nó làm cho cuộc sống vốn đầy rẫy bận rộn và lo toan trở nên thi vị hơn, ý nghĩa hơn. Niềm đam mê ấy đôi khi còn lớn hơn công việc đa đoan của người kinh doanh nữa. Theo cách riêng, mỗi doanh nhân tìm tòi trong sự tận hưởng về văn hóa, nghệ thuật những giá trị song một cách nghiêm túc, để có thể cân bằng giữa trí tuệ, tình cảm, ý chí.
  • Một chút đối thoại với các bạn Doanh nhân

    30/09/2014Nguyễn Tất ThịnhTôi luôn mang 5 chữ ( THỰC / THÀNH / THẤU / THUẬN / THIỆN ) của chính mình để trao đổi. Khá nhiều đối thoại, hôm nay rỗi rãi, tôi viết lại một chút ít…cũng là cách chúng ta làm giàu thêm cho nhau…
  • Doanh nhân & lòng từ bi

    14/05/2014Giác Hạnh HoaCác nhà doanh nhân đã quên mất một điều là nếu như một chức danh nhỏ nhất là tạp vụ hay người bảo vệ thôi, nếu bản thân họ không thấy hết được trách nhiệm công việc của họ, họ không làm tròn trách nhiệm của họ chỉ trong một lúc, một ngày thôi thì điều gì sẽ xảy ra trong ngày hôm đó đối với doanh nghiệp?
  • Trong cuộc chơi hội nhập giáo dục, nước nào đứng ngoài sẽ bị tụt hậu

    24/03/2014Xuân Trung (lược ghi)“Trong cuộc chơi hội nhập giáo dục này, nước nào đứng ngoài sẽ bị tụt hậu và khó có cơ may tham gia vào việc hoạch định chính sách giáo dục quốc tế”...
  • “Chỉ hội nhập kinh tế thuần túy là không đủ”

    13/03/2014Kim Thái“Rất mong Đại hội kỳ này tìm ra được điểm hợp lý để cân đối giữa cải cách thể chế và tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam”, ông Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Invest Consult Group, bày tỏ nhân cuộc trò chuyện với VnEconomy, trong dịp Đại hội Đảng XI diễn ra tại Hà Nội...
  • Hội nhập giữa đời thường

    12/03/2014Vương Trí NhànNhững chuyển biến hôm nay - những biến chuyển mà trong cuộc hội nhập đã diễn ra hai chục năm và được đánh dấu bằng việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Theo tôi phải xem đây như một nét mới của người Việt hiện đại...
  • Hội nhập để góp phần phát triển văn hóa

    14/10/2010Nguyễn HòaLâu nay, dường như câu hỏi về sự được - mất trong hội nhập, giao lưu văn hóa với thế giới đang là nỗi băn khoăn của nhiều người và thiết nghĩ, nếu xét về bản chất thì câu hỏi ấy mới chỉ đề cập tới "phần nổi của tảng băng". Bởi với sự đa dạng, phong phú, nhưng không kém phần phức tạp của khả năng sản xuất, truyền bá văn hóa - văn minh như ngày nay, người ta dễ bằng lòng với việc nhận diện văn hóa trong những biểu hiện bề ngoài, nơi mà sự được - mất thường lộ diện cụ thể, còn những chuyển dịch và những biến thiên văn hóa có ý nghĩa quyết định lại ...
  • Doanh nhân Việt Nam có từ bao giờ?

    17/08/2010Bá TúTrải qua nhiều giai đoạn của lịch sử, bằng nhiều thuật ngữ khác nhau (người buôn bán, thương nhân, tầng lớp tư sản, giới công thương), đến nay thuật ngữ doanh nhân VN mới chính thức trả về nguyên ngữ
  • Doanh nhân, trí thức cần làm gì?

    20/04/2010Lê Hiếu DânDoanh nhân và trí thức luôn là những người đi đầu để người khác noi theo. Nhưng thực trạng hiện nay của xã hội ta thật khó có thể trở thành nền tảng cho một quốc gia phát triển như mong muốn...
  • Doanh Nhân Việt Nam - niềm tự hào đất nước

    13/10/2009TS. Hồ Bá ThâmDoanh nhân Việt Nam
    Niềm tự hào đất nước
    Ơi các chị các anh!
    Những chiến sĩ xung kích
    Những dũng sĩ, anh hùng hôm nay...
  • Văn hóa và lối sống của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

    27/08/2009PGS.TS. Phạm Hồng TungLối sống chỉ là những giá trị văn hóa, những mô hình và phương thức ứng xử được đa số cá thể của một cộng đồng người xác định nào đó chấp nhận (cái được lựa chọn) và hiện thực hóa trong hoạt động sống hằng ngày của họ. Trong số đó có cả những giá trị, những truyền thống và những cách ứng xử được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhưng cũng bao gồm cả những giá trị ngoại sinh, những cách ứng xử và những biểu tượng… ngoại nhập.
  • Hội nhập ngược về văn hóa

    25/08/2009Nguyễn Văn MinhVới tốc độ toàn cầu hóa chóng mặt như hiện nay, không còn đơn thuần là cuộc đua tranh giành quyền lợi giữa các liên minh đa quốc gia mà suy về bản chất – đó chính là cuộc ganh đua giữa các nền văn minh...
  • Tạ Thị Ngọc Thảo và triết lý của doanh nhân Phật tử

    03/04/2008Tiếp tục những trăn trở của một người đi trước dành cho giới trẻ, chị Tạ Thị Ngọc Thảo chia sẻ với bạn đọc một cách sống và làm việc theo triết lý nhà Phật trong thời đại cạnh tranh ý tưởng...
  • Văn hóa thời hội nhập: Sắp xếp trong hỗn độn

    25/03/2008Phạm NguyễnTrong lịch sử văn hóa Việt Nam, ít nhất chúng ta đã trải qua hai lần biến đổi lớn về văn hóa xã hội và phải nói rằng hệ quả của nó đã đưa tới những biến đổi tích cực, theo hướng đi lên của dân tộc. Lần một, sự biến đổi ấy đã kéo dài và phát triển trong ngót nghét hai thiên niên kỷ mà ảnh hưởng của nó là văn hóa phương Đông , rõ nét và mạnh mẽ hơn, nhanh chóng hơn trong một bối cảnh toàn cầu hóa...
  • Giáo dục muốn hội nhập thì phải chấn hưng từ trong nước

    12/02/2007Trần Ngọc HàĐã có thâm niên hơn 50 năm làm công tác trồng người, GSVS Nguyễn Văn Hiệu không chỉ được biết đến là một nhà vật lý cơ học danh tiếng thế giới mà ông còn là một nhà giáo có tâm và suốt đời tận tụy với nghề. Còn một lẽ khác khiến tôi tìm đến với ông để thực hiện cuộc trò chuyện này trước thềm hội nhập bởi ông là một nhà giáo thẳng thắn và dám nói. Những kiến giải của ông về các vấn đề giáo dục dẫu có hơi “động chạm” và “khó nghe” nhưng nó thiết thực và đáng để những nhà quản lý, hoạch định chính sách về giáo dục phải suy ngẫm….
  • xem toàn bộ