Về 'niềm tự hào' trong hội nhập toàn cầu

08:12 SA @ Thứ Tư - 21 Tháng Mười, 2015

‘Cội nguồn’ ai cũng có, thương yêu, gắn bó…thậm chí đi đâu cũng nhớ về, và cuối đời…’lá rụng về Cội’…. Rất nhiều bài thơ, lời ca về điều đó….của riêng tư mỗi người, rất nên tôn trọng ! Trong bài này tôi viết về những thực tế khác trong ‘hội nhập’ – gắn với tinh thần ‘khai phóng’ cùng những cơ hội mới cho mọi người trong một thế giới rộng lớn, để chúng ta cùng thử suy nghĩ : tạo nên ‘niềm tự hào’ mới của mình, đóng góp cho ‘Cội nguồn’ của mình tốt đẹp hơn...

Xây Thành rồi phải có quy tắc cho chính Nó, để đi qua Nó, người quản Thành tạo ra những khái niệm tình cảm gắn với những thứ trong Nó ( niềm tự hào / cội nguồn... ) để Dân chúng gắn bó, trở về Nó, vì Nó...càng thế Quan càng quan trọng, càng danh giá, càng trùm Thiên hạ! Hội nhập, phá bỏ Thành đi ...chỉ còn sự Tự do của Thiên hạ... Nhưng Thiên hạ thuộc về những người mang tầm vóc của Nó! Họ tự hào về giá trị của chính mình cho Thiên hạ, và Thiên hạ tự hào có họ...

Bạn hãy hỏi một người nào đó tuổi từ thiếu niên đến cao niên, từ người nghèo đến giàu xem 'niềm tự hào' của họ là gì? Bạn sẽ thấy càng người thành đạt thực sự thì câu trả lời sẽ là về những giá trị rộng lớn mà họ thụ hưởng được khắp năm châu bốn bể, thành giá trị của chính họ trong hành trình sống và sự nghiệp! Nhưng bạn lại thấy tuyệt đại đa số chính khách sẽ hô lên rằng : niềm tự hào là Dân tộc / Đất nước / Quốc gia ...và muốn càng nhiều người dân càng có tình cảm thế càng tốt! Dễ hiểu vì chính khách luôn muốn : ( Dân chúng + Quốc gia ) của mình! Nên tạo khái niệm 'tự hào gắn với Cội nguồn' ( Dân tộc / Đất nước / Quốc gia ...)


TRONG KHI THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI, CÀNG HỘI NHẬP HƠN !
Càng thế, thì quan niệm về 'niềm tự hào xưa cũ' đã khác đi lắm rồi! Hàng tỉ người Dân sẽ định vị những 'tự hào của mình' trong Thế giới hội nhập, không theo cách các chính khách hô hào.

HÃY HÌNH DUNG:

. Tần Doanh Chính là người nước Tần vốn tiểu man, sau này thành Hoàng Đế Trung Hoa, thì niềm tự hào của ông ta là nước Tần hay Trung Hoa thống nhất?

. Tổng thống Mĩ Obama thuộc Tộc Kenia da đen, nhưng niềm tự hào đich thực và xứng đáng của ông ấy hẳn là thành tựu gì với Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ trong vị thế dẫn đầu Thế Giới

. Một nhà khoa học của nước nghèo nhỏ, được giải Nobel thì niềm tự hào không phải là chốn quê xưa đã được sinh ra, mà vì tầm vóc công trình nghiên cứu đã được Thế giới công nhận và ứng dụng

. Niềm tự hào của các Doanh nhân là các dự án làm giàu đẹp, để đời ở những vùng miền vốn hoang hoá, biến sự xác xơ thành cơ hội sống phát triển cho nhiều người từ tứ xứ.... Họ thương yêu quê mình nhưng không nhất thiết phải mang điều hão

. Trong niềm tự hào của Edixon không có bố , chả có kí ức tốt về ngôi trường tiểu học cùng các thày cô ...Người Mẹ tuyệt vời cũng không ngự ở đó, nhưng Thế giới biết ơn ông

SUY NGHĨ VỀ HIỆN NAY :

. Thay vì 'niềm tự hào Dân tộc' hay 'tinh thần Quốc gia' là 'tính công dân Toàn Cầu' ! Vì người ta có thể được sinh ra, định cư, và làm ăn ở những Nước khác. Niềm tự hào của mỗi người là giá trị của chính họ: có được như thế nào về : ( nền giáo dục, sự thành đạt, môi trường sống, phúc lợi được hưởng, quyền được tự do và bảo vệ ) ở nơi mà họ nhận được Thẻ Công Dân / Chứng minh thư / hay ID / bằng và các chứng chỉ khác ....

. Tri thức của mỗi người có thể có được bao gồm các tinh hoa văn hoá của các Nước, những kiến thức chung nhân loại được mọi Quốc gia phát triển, kế thừa và kết tinh thành hệ giá trị tiêu biểu trên Thế giới và phổ biến bởi phương thức giáo dục văn minh tiến bộ! Như thế không nhất thiết phải khăng khăng lưu giữ trong mình thật nhiều mọi điều của một Dân tộc hay Quốc gia mình mang quốc tịch. Học sinh có nhiều khả năng lựa chọn các Nước khác nhau. Nếu hãnh diện, thì về những trường hay, thày giỏi ở nơi họ được thụ hưởng. Sau này họ chịu ảnh hưởng tich cực về điều đó hơn là 'cái nôi Cội nguồn' chưa phát triển của mình.

. Về nguyên lý và đã thành thực tế: một người được sinh ra có thể nhờ mượn người phụ nữ nào đó, hoặc cấy Gene hay sinh sản vô tính... ở Mĩ rồi mang về nước nào đó! Sau lớn lên phải lấy học tiếng Anh làm trọng...rồi có thể định cư ở một Quốc gia khác nhưng luôn phải tuân thủ những điều giống nhau : luật pháp, đóng thuế, đi lính....Họ không nhất thiết phải trăn trở về tổ tiên, cố tìm, dựng nên những danh nhân, quốc sĩ, hào kiệt của 'Đất nước riêng mình' để niềm tự hào phải dựa dẫm.. Khi Thế giới có những người vĩ đại đích thực, lừng lẫy.... Khi có nhiều cơ hội làm việc với những người hay người tài ở mọi nơi...thì hãy tiếp cận

. Chính trị sẽ không theo cách của truyền thống! Vì lẽ Tam Dân là giá trị phổ quát, tất yếu mà bất cứ nền chính trị nào cũng phải phụng sự, nếu không muốn bị đào thải nhanh chóng! Chính trị là một nghề trong xã hội mà thôi! Chính khách không thể cai trị, ăn trên ngồi chốc như xưa! Khó một nước nào áp đặt một thể chế khép kín, riêng biệt đến mức tự tách mình ra khỏi nhân dân và cộng đồng Thế giới... Người dân có nhiều cơ hội và năng lực thực tế để thể hiện nguyện vọng, quyền hạn và lựa chọn của mình, chẳng phải trăn trở Dân tộc mình từng có chính khách giỏi không để nhâm nhi tự hào ! Ai tầm cỡ đem về cho họ thái bình, thịnh vượng thì bầu và tôn vinh, không thì người khác, ở miền khác! Người vĩ đại thì màu da nào, ở đâu, thời nào cũng được toàn Thế giới học hỏi, ngưỡng mộ... Bằng không, thì có là cùng chủng, thấy tủi hổ, cần loại bỏ!

. Quay về khái niệm 'CỘI NGUỒN' vốn được hiểu là : cha mẹ, quê hương , Dân tộc , Đất nước, Quốc gia! Rồi tình cảm 'lá rụng về Cội' .... Ngẫm xưa nay người hay: phát tán phổ cập giá trị ưu trội, cống hiến của mình...cho Thiên hạ... cuối đời thân xác về cát bụi trả lại Tạo Hoá....không câu nệ 'Cội nguồn' hay 'niềm tự hào gắn với Cội nguồn' . Hội nhập thì khái niệm 'Thiên hạ' thay cho 'Cội nguồn' . Thiên hạ thuộc về những người mang tầm vóc của Nó! Họ tự hào về giá trị của chính mình cho Thiên hạ, và Thiên hạ tự hào có họ... Nếu 'Cội nguồn' của bất cứ Ai không ổn thì hãy cải tạo cùng với người 'Thiên Hạ' thay vì tự hào kiểu tự sướng rồi phải sướt mướt...


. MONG BẠN TRẢ LỜI ĐỂ TÌM NIỀM TỰ HÀO VIỆT NAM:

. Các danh nhân có tác phẩm, công trình, thành tựu để đời nào, Thế giới đưa vào sách giáo khoa hoặc phổ biến ?

. Hãy chỉ ra những giá trị hơn đời, phẩm chất kiệt xuất gì của chính khách Việt? Ảnh hưởng của họ thế nào với Quốc tế?

. Trường đại học nào trong top 100 của Quốc tế ? Nhà khoa học nào nổi tiếng Thế giới ? Thương hiệu là nào Toàn Cầu ?

. Bạn dùng những tính động từ gì để nói về nhà văn , trí thức, học giả, nghệ sĩ... cùng các danh hiệu phơi phới của họ ?

. Trong kho tri thức của mình, từng giúp bạn thực hữu ích với công việc, sự nghiệp...có bao nhiêu từ nguồn gốc Việt ?

. Người Việt với giá trị Việt, khi ra Thế giới sinh cư...thường làm nghề gì? Nếu thành đạt phải chăng do tự hào cội nguồn ?
....

BẠN KHÔNG TRẢ LỜI ĐƯỢC CŨNG ĐƯỢC! NHƯNG KHI BẠN LÀ MỘT GIÁ TRỊ TRONG THẾ GIỚI NÀY , CÓ NIỀM VINH QUANG CHÂN THỰC BỞI CHÍNH ĐIỀU ĐÓ, NHIỀU NGƯỜI QUÝ, KÍNH, TRỌNG, CẦN BẠN ! BẠN XỨNG ĐÁNG CÓ TỰ HÀO

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tản mạn về Giáo dục công dân

    01/05/2018Nguyễn Xuân ThuNhà trường và gia đình phải hướng đến một mục tiêu là không làm điều gì kìm hãm óc sáng tạo, tầm nhìn hay tính tìm tòi, khám phá của con cái.
  • Công dân toàn cầu và tâm hồn bộ lạc

    21/02/2018Nguyễn Khánh TrungKhởi đầu năm mới 2015 cả thế giới bàng hoàng về vụ khủng bố giết người hàng loạt tại toà báo chấm biếm Charlie Hebdo – Paris – Pháp, đây có lẽ là một phần trong những phong trào thánh chiến mà điển hình nhất là sự nổi lên của “Nhà nước Hồi Giáo” đang làm cả thế giới lo lắng và rùng mình về mức độ bạo lực...
  • Niềm tự hào

    24/07/2017Nguyễn Tất ThịnhTôi cứ suy nghĩ mãi về lời một người bạn nước ngoài khi anh ta nói với tôi rằng : Ai cũng biết sau Thế chiến thứ hai, Nước Đức ở Phương Tây và nước Nhật ở Phương Đông chỉ còn có hai thứ: đó là những đống đổ nát tro tàn, và còn lại những con người với nền văn hóa vĩ đại của họ...
  • “Tranh đấu cá nhân đang triệt tiêu ý thức công dân”

    01/08/2016Kim Yến thực hiện, chân dung hội hoạ: Hoàng TườngNhà vật lý hạt nhân tầm cỡ thế giới Pierre Darriulat chọn Việt Nam để dâng hiến đời mình, ông đã nỗ lực xây dựng một phòng thí nghiệm nghiên cứu về tia vũ trụ đầu tiên cho Việt Nam cũng như Đông Nam Á, để đào tạo một thế hệ nghiên cứu khoa học tinh hoa. Ông còn là người đóng góp rất thẳng thắn cho những vấn đề giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học của Việt Nam...
  • Cần phân biệt trí thức với trách nhiệm công dân của trí thức

    08/12/2015Hồ Quang HuyThời gian qua cộng đồng bạn đọc báo mạng bình luận sôi nổi về chủ đề trí thức. Đặc biệt các ý kiến trái chiều về phát biểu của GS Ngô Bảo Châu đăng trên báo tuổi trẻ online qua bài trả lời phỏng vấn của GS với báo này...
  • Hội nhập quốc tế trong hoàn cảnh mới

    09/10/2015TS. Đinh Hoàng ThắngMột Việt Nam hội nhập và mở cửa hãy mạnh mẽ tuyên bố trước thế giới: Sẵn sàng làm bạn với tất cả những nước không xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải; Sẵn sàng củng cố và phát triển quan hệ “đối tác chiến lược” với các nước giúp Việt Nam bảo vệ hiệu quả nhất “lợi ích quốc gia cốt lõi” của mình, nhằm phục vụ mục tiêu an ninh và phát triển...
  • Bộ Giáo dục muốn trẻ thành mẫu người công dân thế nào?

    21/08/2015Nguyễn Khánh TrungGóp ý với Dự thảo Chưởng trình giáo dục phổ thông tổng thể TS Nguyễn Khánh Trung (Viện Nghiên cứu Phát triển giáo dục IRED)cho rằng, dự thảo lần này có nhiều đột phá, xích lại gần hơn với cách làm của các nước có nền giáo dục phát triển. Tuy nhiên còn một vài điểm cần góp ý với nhóm tác giả biên soạn.
  • Có ý thức công dân mới được làm công dân

    27/09/2014Khoa Luật trường đại học kinh tế tp. Hồ Chí Minh“Tự do không phải là quà tặng của nhà nước cho người dân, tự do chỉ có được nếu người dân biết đấu tranh”. Nhà cầm quyền từ cổ đến kim không thể ban phát tự do như món quà, không thể tự dưng mà nhà cầm quyền trao quyền cho đám thần dân mà từ thần dân, anh phải trở thành công dân, phải trải qua một quá trình khai sáng... Cần có một quá trình khai sáng những thần dân trở thành công dân có đủ năng lực.
  • “Chỉ hội nhập kinh tế thuần túy là không đủ”

    13/03/2014Kim Thái“Rất mong Đại hội kỳ này tìm ra được điểm hợp lý để cân đối giữa cải cách thể chế và tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam”, ông Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Invest Consult Group, bày tỏ nhân cuộc trò chuyện với VnEconomy, trong dịp Đại hội Đảng XI diễn ra tại Hà Nội...
  • Dũng khí Công Dân

    31/07/2011Nguyễn An NinhTrên số báo ngày 11 tháng nầy, tôi đã có vài chữ lướt qua về các chương trình học của các trường Pháp - Nam. Tôi đã chỉ rõ các chương trình đó đã được soạn thảo chỉ với mục đích duy nhất là đào tạo những tên đầy tớ nịnh bợ, luồn cúi, không có vai trò nào khác hơn là thụ động tuân theo mệnh lệnh của chủ...
  • Tinh thần người công dân, người chủ nhân của đất nước

    23/07/2011Bùi Quang MinhBài viết này không phải để đáng bóng tên tuổi anh, bởi vàng bạc, kim cương... đã tự nó theo thời gian đã "bóng loáng" trong lòng mọi người. Bởi vậy, chẳng cần nêu tên tuổi, chỉ cần nêu bài học rút ra...
  • Niềm tự hào mang tên Ngô Bảo Châu

    20/08/2010Trần Đình LýNhững ngày này, ở đâu cũng xốn xang với cảm xúc tự hào, niềm vui khôn xiết về một con người đã, đang và sẽ tiếp tục làm rạng danh dân tộc Việt Nam: Người đặc biệt Ngô Bảo Châu!
  • Doanh Nhân Việt Nam - niềm tự hào đất nước

    13/10/2009TS. Hồ Bá ThâmDoanh nhân Việt Nam
    Niềm tự hào đất nước
    Ơi các chị các anh!
    Những chiến sĩ xung kích
    Những dũng sĩ, anh hùng hôm nay...
  • Văn hóa và lối sống của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

    27/08/2009PGS.TS. Phạm Hồng TungLối sống chỉ là những giá trị văn hóa, những mô hình và phương thức ứng xử được đa số cá thể của một cộng đồng người xác định nào đó chấp nhận (cái được lựa chọn) và hiện thực hóa trong hoạt động sống hằng ngày của họ. Trong số đó có cả những giá trị, những truyền thống và những cách ứng xử được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhưng cũng bao gồm cả những giá trị ngoại sinh, những cách ứng xử và những biểu tượng… ngoại nhập.
  • Hội nhập ngược về văn hóa

    25/08/2009Nguyễn Văn MinhVới tốc độ toàn cầu hóa chóng mặt như hiện nay, không còn đơn thuần là cuộc đua tranh giành quyền lợi giữa các liên minh đa quốc gia mà suy về bản chất – đó chính là cuộc ganh đua giữa các nền văn minh...
  • Dòng chảy Việt trong “làn sóng" hội nhập

    17/01/2009Ths. Hà Huy TuấnDòng chảy Việt từ trước và cho đến hôm nay vẫn là những đương đầu và thách thức. Năm mới Kỷ Sửu – năm con trâu – trước những thách thức về kinh tế và hội nhập, thương hiệu Việt Nam hy vọng sẽ ngày càng tỏa sáng trên bản đồ kinh tế và văn hóa nhân loại.
  • Truyền thống và hội nhập

    16/01/2009Tô PhánLịch sử luôn có thăng trầm nhưng xu thế là không ngừng phát triển. Sự phát triển đó hội tụ đủ những giá trị truyền thống tốt đẹp như một sự kế thừa tất yếu di sản, đồng thời thích nghi trong chọn lọc giá trị thời đại...
  • xem toàn bộ