Đạo đức là nền tảng duy nhất

01:25 CH @ Thứ Năm - 28 Tháng Tư, 2016

PV: Rất nhiều tôn giáo tồn tại dựa trên nền tảng của sự tha thứ, hy sinh vì người khác. Theo thiền sư thì điều gì khiến cho sự xung đột tôn giáo vẫn tiếp tục diễn ra trên thế giới này ?

Thích Nhất Hạnh (TNH): Tôn giáo có thể trở thành một yếu tố nhen nhúm chiến tranh, khi mà trong tôn giáo không có tinh thần bao dung, khi mà mình nghĩ rằng mình nắm trong tay chân lý và chỉ có mình mới độc quyền chân lý thì cái đó là thái độ rất là nguy hiểm. Nó sẽ đưa tới chiến tranh tôn giáo và chiến tranh khác. Cho nên vấn đề này là vấn đề bao dung.

Trong đạo Phật, tinh thần bao dung rất lớn và có tinh thần phá chất. Phá chất là không kẹt vào một hệ thống ý thức nào hết và vì vậy trong đạo Phật có rất nhiều tâm thái khác nhau nhưng không có chống đối nhau như là Chánh thống giáo, Do Thái giáo, và Công giáo. Công giáo này, Tin lành này, Chánh thống giáo và cả Hồi giáo nữa đều phát sinh ra từ một cái gốc. Như bông hồng được làm từ những yếu tố không phải là bông hồng như nắng, sương, gió nếu không có những cái đó thì làm gì có bông hồng.

PV:Hiện nay một số tổ chức tôn giáo trên thế giới có xu hướng trở thành những tổ chức siêu chính trị, cố tìm kiếm những ảnh hưởng đến nhà nước thế tục. Điều gì khiến các tổ chức ấy không theo đúng lý tưởng của mình mà lại càng ngày càng tham dự vào những công việc trần tục, càng ngày càng cố tìm kiếm những quyền lực của thế gian?

TNH: Nhập thế thì được chứ sao không, nhưng mà nhập thế thì phải giữ được cái bản chất của mình mới không đánh mất mình được. Tôi nghĩ là họ để cho chính trị lợi dụng và họ cũng muốn lợi dụng chính trị, trong khi cái mình muốn là tách rời chính trị ra khỏi tôn giáo và tách rời tôn giáo ra khỏi chính trị. Điều đó mình không muốn nó xảy ra và có điều tôi muốn nói với quý vị, đạo Phật không phải chỉ là tôn giáo (thông thường), cái vỏ ngoài tôn giáo của đạo Phật không phải là toàn thể đạo Phật. Nó giống như là một trái mít, nó có cái vỏ mít, sơ mít trong nó là những múi mít rất ngọt thì cái phần chính yếu của đạo Phật là nguồn tuệ giác rất lớn. Mình đi đạo được thì mình sử dụng, mình chuyển hoá, mình trị liệu hoặc mình dựng lại cái tình thân và mình tạo hạnh phúc cho mình và cho gia đình mình cho đất nước mình. Chúng tôi đã giảng dạy và hướng dẫn cách thực tập đó ở Âu châu và ở Mỹ châu, bây giờ về Việt Nam để chia sẻ các môn mà chúng tôi đã tu luyện trong 30 - 40 năm thì đây là niềm hạnh phúc.

Ăn chay là để cho mình bớt bạo động:

PV: Thưa thiền sư, có rất nhiều người nhầm lẫn giữa phương pháp ăn chay của đạo Phật với phương pháp trường sinh của đạo Lão. Vậy phép ăn chay có ý nghĩa gì đối với người tu hành?

TNH: Chúng tôi thấy ăn chay là sự may mắn vì mình không phải ăn máu thịt của những loài khác. Vì loài nào cũng có sự ham sống sợ chết, loài người như vậy và các loài khác cũng vậy. Như con bò trước khi đi vào lò sát sinh, nó có linh tính nước mắt nó chảy ra thấy cũng tội. Thành ra khi mà mình được ăn chay, thì mình thấy ăn chay ngon và mình thấy được may mắn. Có nhiều người nghĩ rằng ăn chay không thể nào ngon bằng ăn mặn nhưng mà cái đó không có chắc gì hết, vì khi mà đã ăn chay thì lâu ngày rồi và đã thấy ngon như vậy rồi thì trở lại ăn mặn rất là khó.

PV: Trong tinh thần Phật giáo, thì mọi sinh linh trên trần gian này đều có duyên nghiệp như nhau: từ cỏ cây, sỏi đá cho đến các loài động vật - những loài có máu, tất cả đều ngang bằng nhau. Vậy điều thiền sư vừa nói có mâu thuẫn với tinh thần của đạo Phật?

TNH: Khác nhau là mức mình khổ đau. Cho nên vấn đề không phải là làm thế nào để hoàn toàn không có khổ đau mà vấn đề là để khổ đau nó ở mức thấp nhất. Cũng như là bất bạo động đó. Không thể nào không có bất bạo động 100% được nhưng mà càng bớt bạo động chừng nào thì càng tốt chừng đó. Vấn đề là như vậy. Thành thử ăn chay không giải quyết được tất cả vấn đề đâu. Ăn chay là để cho mình bớt bạo động, bớt đi đau khổ thôi chứ đừng tự hào lắm về việc ăn chay là vì khi mình luộc rau muống, thì mình cũng giết hàng triệu con vi khuẩn ở trong rau muống, thì cái đĩa rau muống có hoàn toàn chay đâu vì nó có những con như vậy.

Nhưng mà sống ở trên trái đất này thì phải biết nhận những cái đó thôi chứ muốn tuyệt đối không có được. Vấn đề là mỗi ngày mình thương yêu nhiều hơn một chút, có lòng từ bi lớn hơn một chút, thì đời sống mình có ý nghĩa. Và khi mình có một con đường tâm linh, thì mình có hạnh phúc, những người mà không biết đường đi thì những người đó như đi trong bóng đen không có hạnh phúc.

PV: Trong thời hiện đại, lớp trẻ nhiều khi rơi vào những trạng thái mất cân bằng trong cuộc sống. Ví dụ, chính bản thân tôi, khi tốt nghiệp đại học và đi làm, tôi va vấp phải những chuyện công sở, nhiều khi cảm thấy tuyệt vọng, vì thấy nó khác hẳn với môi trường trước kia mình đi học. Thiền sư có thể làm điều gì để giúp lớp trẻ luôn có được sự cân bằng, hài hoà trong tinh thần và trong tâm hồn?

TNH: Tôi có nói về quan điểm và cách chăm sóc tự thân mỗi khi (con người) có (gặp phải) một cảm xúc lớn như là tuyệt vọng, như là giận hờn, thì cái đó (con người đó) cần những phương pháp rất cụ thể. Khi mà giận hờn, tuyệt vọng, sợ hãi (được) tạo nên mà mình không có biết cách đối xử (với nó) thì nó sẽ tác hại, nó sẽ xui mình nói và làm những điều gây đổ vỡ trong phạm vi đôi lứa hay là gia đình và xã hội, và mình có thể vào tù như chơi. Vì vậy cho nên những phương pháp tập thở, tập đi, tập dành dụm và ôm ấp để làm dịu đi (những cảm xúc ấy là) rất quan trọng. Để cho người thanh niên có khả năng xử lý được những khó khăn như vậy mà không (tìm cách giải) thoát bằng cách tự tử hay là trừng phạt người khác, thì điều này cần thiết cho cả mọi người.

Nếu mọi người từ thời còn bé thơ được trang bị theo một chiều hướng tâm linh, đạo đức, và cái đức dục nó đi theo được cái trí dục, thì trên quá trình lớn lên (thì cái) chiều hướng tâm linh đó sẽ giúp cho mình đi đúng con đường chân thiện mà không có bị phá sản về tâm linh. Cho nên phép tu của chúng tôi tổ chức tại các nước Âu châu là chỉ để làm điều đó thôi, tức là giúp cho người ta những dụng cụ, để mà đối phó với những hoàn cảnh như vậy, những trạng huống tâm lý như vậy và vì đây không phải là sự cầu nguyện, đây là sự thực tập đàng hoàng

PV:Thưa thiền sư tại sao cuộc sống hiện đại làm cho nhiều người mất cân bằng?

TNH: Tại vì chúng ta bận rộn quá. Ngày xưa thì chúng ta sống đơn giản hơn, chúng ta có thì giờ. Ví dụ như chúng ta đi ăn tiệc thì chúng ta có thể đi bộ từ làng này sang làng khác và đến vào giờ nào cũng có cỗ để ăn hết. Ăn xong là nói chuyện với bè bạn, rồi ngắt một cành cây để xỉa răng và đi bộ về thôi. Còn bây giờ thì đâu có được, đến thì đến đúng giờ. Mình có máy móc nhiều, mình được trang bị nhiều nhưng mình không có thì giờ như ngày xưa. Quí vị có nhớ ngày xưa bơi cái thuyền nan ra hồ sen rồi lấy trà ướp bằng hương sen rồi pha trà uống ngay. Và bây giờ đâu có cái thú như vậy nữa.

Trịnh Công Sơn chưa có cơ hội để đi tu:

PV:Ở Việt Nam cũng có nhiều nhà văn, nhiều nghệ sĩ nghiên cứu về Phật giáo. Thiền sư rất thân với nhà thơ Bùi Giáng và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Hai người đó là hai người mang tinh thần Phật giáo vào trong âm nhạc và trong thơ ca rất nhiều,. Nhưng một số người đọc khi đọc thơ của Bùi Giáng hoặc khi nghe nhạc của Trịnh Công Sơn thì chỉ cảm thấy tinh thần Phật giáo như một cái gì đó mơ hồ, ru ngủ con người ta nhiều hơn là để cho người ta có thể hoạt động tốt hơn. Thiền sư nghĩ thế nào về việc này ?

TNH: Mấy người đó họ chưa có cơ hội để tu, họ chỉ đọc sơ sơ, họ cảm tưởng, họ thấy đạo Phật là một cái nguồn thơ rất gần gũi với họ và trong những tác phẩm của họ cái đó nó biểu hiện ra chứ chưa bao giờ chính thức thực tập cho nên cái đạo Phật của họ rất là mơ hồ. Tôi có viết thơ cho Trịnh Công Sơn, tôi nói: Anh lên chùa đi, anh ở lại chùa một tuần, anh nghe kinh, anh đi thiền hành, anh thở, rồi nếu anh có cảm hứng anh sẽ viết nhạc những bài kệ trong sách thiền từng do tôi viết, nhưng mà tôi viết thơ trễ quá, lúc đó thì Trịnh Công Sơn bị ốm rồi.

PV: Theo thiền sư về âm nhạc thì thiền sư nhận xét thế nào về Trịnh Công Sơn?

TNH: Trịnh Công Sơn có tâm sự là tình bạn nó lành hơn tình yêu. Nó không để cho mình hệ luỵ, bị lên xuống, bị khổ đau như tình yêu. Vì vậy cho nên nếu trong tình yêu mà có tình bạn, thì mình sẽ có hạnh phúc hơn.

Cái đẹp được làm bằng tất cả:

PV:Trong xã hội hiện đại, các nền văn hoá được pha trộn với nhau, hoà lẫn vào nhau ngày một nhiều. Thiền sư có linh cảm rằng sẽ đến một ngày nào đó các nền tôn giáo trên thế gian này sẽ pha trộn với nhau tạo thành một tôn giáo duy nhất không?

TNH: Không. Tôi nghĩ các tôn giáo có thể ảnh hưởng nhau, có thể kích thích nhau để mình (tôn giáo ấy) có thể thay đổi như là khi những người Tin Lành, những người Do Thái tới thực tập với mình (thiền sư Thích Nhất Hạnh) thì bắt đầu họ có cái nhìn sâu, những cái nhìn mà chưa bao giờ họ có, khi họ tư duy lại họ thấy rằng ở trong truyền thống của họ nó cũng có những hạt giống của tuệ giác đó mà họ chưa bao giờ khám phá. Và khi đó họ trở về, họ khám phá ra, họ làm lớn lên thì cái tuệ giác của họ (để) nó trở nên bao dung hơn, thương yêu hơn, ít độc đoán hơn, ít giáo điều hơn.

PV: Theo linh cảm của Thiền sư thì dân tộc Việt Nam sẽ như thế nào trong 10 năm tới?

TNH: Mình nhìn vào tổng thể, thì mình thấy được tương lai đất nước này rất là đẹp. Tuy nhiên, mầu xanh của cây cối ngày càng ít đi. Nếu mình không cẩn thận mình sẽ mất đi nhiều hơn, mình sẽ thiết lập những sa lộ, những đường xe lửa phá hoại hết (rừng). Rồi ý thức về sinh môi của mình rất thấp. Chúng ta làm ô nhiễm môi trường rất nhiều. Nếu như ta không có tổ chức để giáo dục quần chúng về việc này thì chúng ta sẽ đánh mất rất nhiều cái quý cái đẹp của đất nước, rồi nếu chúng ta trong thời đại toàn cầu hoá này mà không có một cái chiều hướng tâm linh để sống, thì sẽ tạo ra biết bao nhiêu ly gián, khổ đau trong nội bộ của gia đình, của bản thân, của cộng đồng, kể cả cộng đồng tôn giáo.

PV: Hiện nay trên thế giới người ta hay đề cấp đến tính cách của Trung Quốc hiện đại, tính cách của Mỹ hiện đại, tính cách người Pháp hiện đại. Nếu một người nước ngoài hỏi thiền sư là: theo thiền sư tính cách của người Việt hiện đại là gì, thì Thiền sư sẽ trả lời họ như thế nào?

TNH: Chúng ta muốn dân chủ nhưng mà dân chủ theo chiều hướng tốt. Chúng tôi ý thức rằng cái đẹp được làm bằng tất cả cho nên chúng tôi không (chỉ) muốn bám víu vào sự an vui riêng của chúng tôi mà chúng tôi (cũng) muốn quý vị có được sự an vui đó. Tôi nghĩ rằng yếu tố Phật giáo nó cực kỳ quan trọng, vì nó rất bao dung và nó ôm lấy tuệ giác trong đạo Phật tương quan tương liên (liên quan đến tất cả những điều khác). Nếu thấy được cái đó thì không còn sự xa cách giữa nông thôn và thành thị, giữa cha và con, giữa Bắc và Nam và giữa tôn giáo này và tôn giáo khác, vì vậy, cho nên trong đạo Phật ẩn chứa về tương tác vô ngã tương sinh trong đạo chúa cũng vậy, những người cộng sản cũng, vậy ai cũng phải có tuệ giác ấy tự nhiên sẽ gần nhau.

Nguồn:VieTimes
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đạo Đức và Hạnh Phúc

    04/08/2019Thích Viên TríMọi người hẳn sẽ nhất trí với lời phát biểu rằng đạo đức là giá trị cao quý nhất đối với cuộc sống con người trong mọi thời đại, đặc biệt là thế giới ngày nay. Từ điển Graw Hill Book định nghĩa: “Đạo đức là môn học đánh giá các hành vi thiện ác của con người biểu hiện qua thân, lời, ý và được thực hiện bởi ý chí, tình cảm và ý chí.”[1]
  • Các giá trị Đạo đức

    21/05/2018Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người thuộc về đạo đức, mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ...
  • Làm bổn phận của mình

    10/11/2015Dr. Mortimer, J. Adler... không có vấn đề nào thiết yếu trong luân lý hơn là vấn đề giữa đạo đức học về bổn phận và đạo đức học về khoái lạc hay hạnh phúc. Theo nguyên lý đạo đức về bổn phận , mỗi hành vi sẽ được phán đoán tùy theo nó tuân thủ hay bất tuân luật lệ, và sự phân biệt đạo đức cơ bản là giữa cái đúng và cái sai. Nhưng ở đâu sự khoái lạc hay hạnh phúc là chủ yếu, thì sự phân biệt cơ bản sẽ là giữa thiện và ác...
  • Về vai trò của đạo đức tôn giáo trong đời sống xã hội

    06/11/2014Đặng Thị LanHiện nay, trên tinh thần đổi mới nhận thức về tôn giáo, Đảng và Nhà nước ta đã nhận đinh tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, trong tôn giáo có những giá trị tốt đẹp về đạo đức, văn hóa. Vấn đề đạo đức tôn giáo đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Các giáo lý tôn giáo đều chứa đựng một số giá trị đạo đức nhân bản rất hữu ích cho việc xây dựng nền đạo đức mới và nhân cách con người Việt Nam hiện nay.
  • Giá trị đạo đức và sự biểu hiện của nó trong đời sống xã hội

    25/10/2014Mai Xuân Hợi...sự tiến bộ của đạo đức là do những giá trị đạo đức trong lịch sứ phát triển của nó tạo thành. Trong các học thuyết về đạo đức, có học thuyết chỉ có giá trị thúc đẩy tiến bộ xã hội ở một thời điểm nhất định nào đó, nhưng cũng có những học thuyết đạo đức có thể có giá trị lâu dài đối với sự phát triển xã hội...
  • Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục

    08/11/2010Nguyễn Đình TườngGiáo dục đạo đức trong gia đình. Đây là công việc hết sức quan trọng nhằm tạo tiền đề xuất phát cho giáo dục đạo đức trong nhà trường và ngoài xã hội, bởi gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng trong việc giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cho mỗi người công dân ngay từ nhỏ cho đến khi trưởng thành.
  • Quyền lực và đạo đức

    22/10/2010PGS - TS Bùi Đình PhongTheo "Từ điển tiếng Việt", quyền lực được hiểu là "quyền định đoạt mọi công việc quan trọng về mặt chính trị và sức mạnh để bảo đảm việc thực hiện quyền ấy"...
  • Triết lý tôn giáo

    15/08/2009William S. Sahakan & Mabel. Sahakan- Thanh Chân dịchCông việc của các triết gia là đánh giá mọi sự kiện kinh nghiệm. Theo đó, triết lý tôn giáo quan tâm đánh giá mọi sự kiện liên quan đến kinh nghiệm tín ngưỡng, trong đó chủ yếu phải kể đến các vấn đề về : Thượng Đế, linh hồn, sự bất tử và bản chất của Thiện và Ác...

  • Đạo đức học & triết lý nhân sinh

    10/08/2009William S. Sahakan& Mabel. Sahakan- Thanh Chân dịchÝ nghĩa triết học của thuật ngữ "Đạo đức học" (Ethics) bao quát một phạm vi rộng hơn nhiều so với nghĩa hạn hẹp của nó trong câu “đạo làm người trong đời” (man on the street) - đạo đức được xét đến trong khuôn khổ chọn lựa cung cách ứng xử....
  • Đạo đức và suy thoái đạo đức

    23/01/2009Cao Tự ThanhĐạo đức là ánh phản về một trật tự xã hội hay ít nhất cũng thể hiện một quan niệm về trật tự xã hội cụ thể với các lợi ích và nhu cầu xã hội xác định. Cho nên nó là một hệ thống ý thức xã hội, thực tiễn xã hội quy định thế nào là đạo đức cũng như lợi ích và nhu cầu sẽ quy định ý thức đạo đức của cá nhân hay nhóm xã hội...
  • Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản

    29/09/2008Minh Bùi tổng hợpQuyển "Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản" của Max Weber, đã được dịch ra trên 20 thứ tiếng, và cho đến nay có lẽ là quyển được đọc và thảo luận nhiều nhất trong ngành xã hội học. Tác phẩm này trở thành một tài liệu giáo khoa không thể thiếu trong các phân khoa học xã hội ở các đại học trên thế giới. Trong công trình này, Weber đi tìm nguồn gốc của sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản cận đại Âu châu nơi ethos và nền đạo đức khổ hạnh duy lý Tin Lành...
  • Tự do và trách nhiệm trong đạo đức học hiện sinh

    29/04/2008TS. Đỗ Minh Hợp, Viện Triết họcTrên cơ sở làm rõ tự do và trách nhiệm với tư cách những phạm trù đạo đức cơ bản trong triết học hiện sinh qua việc làm rõ quan niệm của các nhà triết học hiện sinh tiêu biểu về những phạm trù này, tác giả bài biết bước đầu đưa ra những ý kiến đánh giá để đóng góp của triết học hiện sinh trong đạo đức học...
  • Có thể xây dựng đạo đức học trên khoa học không?

    02/01/2008Vĩnh AnBước vào thời đại khoa học thực chứng, với ưu thế và những thành công lớn lao của khoa học, với sự cổ vũ của August Comte về một tôn giáo nhân loại (religion de l'humanité), nhiều học giả từ thế kỷ XIX đã nghĩ đến việc tìm cho đạo đức học một nền tảng vững chắc, đáng tin cậy hơn trong các khoa học thay vì trong tôn giáo...
  • Vấn đề về các Giá trị Xã hội

    13/11/2008SorosTrong chương này tôi sẽ khảo sát vấn đề về các giá trị xã hội sâu hơn. Điều này sẽ đặt nền móng cho xem xét phê phán hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu như nó thịnh hành ngày nay...
  • Vấn đề xây dựng đạo đức trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường

    21/05/2007Đỗ Lan HiềnKinh tế thị trường đi liền với cuộc sống hối hả chạy đua, người giàu mải miết làmăn, tiền bạc có thể dư thừa nhưng thời gian dành cho gia đình, con cái lại khan hiếm, sự giáo dục gia đình bị suy giảm, phó thác cho giáo dục nhà trường và xã hội, người nghèo mải vật lộn kiếm sống, ít nghĩ đến nhân phẩm, đạo đức.
  • Vấn đề bảo vệ các giá trị đạo đức truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

    04/05/2007Lê Thị Tuyết BaTừ khi chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, bên cạnh rất nhiều cái được, đã xuất hiện những cách sống và lối sống xa lạ, trái với các chuẩn mực của xã hội, bất chấp những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Một bộ phận trong các tầng lớp, các thành phần xã hội khi mưu cầu lợi ích cá nhân đã chà đạp lên nhưng khuôn mẫu, những giá trị đạo đức đích thực.
  • Đạo đức xã hội

    22/03/2007GS, TS. Nguyễn Duy QuýMặt tráicủa kinh tế thị trường đã thâm nhập rất mạnh, ngày càng mạnh và sẽ còn tiếp tục gay gắt hơn nữa trong những thập kỷ tới. Những mặt trái này đã chậm được nhận thức, chậm phát hiện, chậm xử lý.Hiểu biết phiến diện về kinh tế thị trường, trong đó điều đáng nói là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, đạo đức và lối sống tư sản đã không được nghiên cứu đầy đủ, không thấy hết những ảnh hưởng, tác động tiêu cực của nó vào nước ta khi mở cửa và hội nhập... đã dẫn tới sự xem nhẹ, coi thường những bảo đảm đạo đức và văn hóa nói chung đối với xã hội...
  • Tự do đạo đức của chủ thể trong đạo đức học I.Cantơ

    09/01/2007Vũ Thị Thu LanLuận chứng cho việc giải phóng đạo đức học khỏi mọi sự tư biện siêu hình học là một vấn đề triết học mà I.Cantơ đã đặt ra và giải quyết. Đây được coi là một đóng góp quan trọng của ông cho việc xác định bản chất của tri thức triết học.
  • Hướng các giá trị đạo đức truyền thống theo hệ chuẩn giá trị chân - thiện - mỹ

    04/08/2006TS. Đặng Hữu ToànToàn cầu hoá kinh tế theo hướng phát triển kinh tế thị trường khi mà thang giá trị và chuẩn giátrị ở các nước còn nhiều khác biệt đang đặt ra những vấnđề cấp bách cho mọiquốc gia, dân tộc trong việc định hướng giá trị nói chung, định hướng các giá trị đạo đức truyền thông nói riêng...
  • Khía cạnh đạo đức của sự nghiệp CNH - HĐH ở nước ta hiện nay

    11/04/2006Phó TS. Nguyễn Văn PhúcVới tính cách là phương thức và trình độ của sự phát triển xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa có quan hệ với đạo đức trên nhiều bình diện và mức độ khác nhau.
  • Hướng các giá trị đạo đức truyền thống theo hệ chuẩn giá trị Chân – Thiện – Mỹ

    27/03/2006TS. Đặng Hữu ToànNền kinh tế thị trường với những nguyên tắc vận hành và phát triển riêng của nó đang có ảnh hưởng sâu sắc cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực tới mọi mặt đời sống xã hội, tới hệ thống các giá trị, các quy phạm đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống và nhân cách con người trong một quốc gia, dân tộc. Phát triển kinh tế thị trường không chỉ làm nảy sinh quá trình xâm nhập, bổ sung lẫn nhau giữa các hệ thống giá trị, các chuẩn mực đạo đức, các quy tắc ứng xử truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế...
  • Giá trị đạo đức- giá trị bản thân và giá trị xã hội

    11/03/2006Ngô ToànĐạo đức là một hệ thống giá trị, một hiện tượng xã hội mang tính chuẩn mực, thể hiện mệnh lệnh, đánh giá rõ rệt...
  • Ý thức đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của đời sống xã hội

    18/11/2005Trịnh Minh HổTrong những năm gần đây, vấn đề đạo đức với tư cách là đối tượng nghiên cứu của đạo đức học đã được bàn đến trên nhiều công trình bài viết chuyên khảo cúng như từ nhiều chuyên ngành liên quan. Mặc dù vậy không ít các vấn đề lý luận của đạo đức, trong đó có những vấn đề hết sức cơ bản vẫn tồn đọng và chưa được quan tâm giải quyết.
  • Mối quan hệ giữa Văn hoá và đạo đức

    06/11/2005Lê Đức PhúcKhi xem xét sự phát triển của con người nói chung và phát triển đạo đức nói riêng, các nhà khoa học liên ngành luôn chú ý đến mối quan hệ giữa sự phát triển đó với văn hoá...
  • Tiêu chí kiểm định đạo đức con người qua tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam

    02/11/2005Lê Huy ThựcTục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam là kết quả lao động sáng tạo, thể hiện những tài triết lý sâu sắc được đúc rút từ thực tiễn của cha ông ta. Chúng ta thấy trong đó chứa đựng nhiều việc cụ thể, hoặc nhận thức cảm tính và suy luận… Mặc dù vậy, tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam cũng thừa nhận rằng, việc kiểm định đạo đức con người không phải là dễ dàng, đơn giản; song không phải vì thế mà ý nghĩa của tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam giảm đi, mà trái lại, càng nói lên giá trị hiện thực của loại hình văn học độc đáo này...
  • xem toàn bộ