Doanh Trí - Sáng danh nước Việt

09:58 SA @ Thứ Ba - 13 Tháng Sáu, 2017

Xem thêm:

.

“Mỗi buổi lễ tôn vinh là một sự đánh dấu bước phát triển của PTI và là thước đo ghi nhận tinh thần học tập của doanh nhân, đồng thời, tăng thêm sự cảm nhận không khí kinh doanh làm giàu cho đất nước và đạt được những gì từ trí học của chính mình”. Đó là lời mở đầu trong thông điệp ý nghĩa của chuyên gia Nguyễn Tất Thịnh phát biểu tại Lễ Tôn vinh sự học của Doanh nhân lần thứ 9...

“Hãy sống sao cho có giá trị từng ngày để biến từng ngày thêm giá trị” – Chuyên gia Nguyễn Tất Thịnh

Ngày 11/6/2017, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (số 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội), PTI long trọng tổ chức “Lễ Tôn vinh sự học của Doanh nhân” lần thứ 9 dành cho gần 1000 học viên đã hoàn thành khóa học tại PTI. Chương trình có sự hiện diện của TS. Triệu Văn Dương – Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục PTI cùng sự tham dự của các Chuyên gia, Giảng sư trong Hội đồng chuyên gia PTI.

Trong không khí trang nghiêm của buổi Lễ, Chuyên gia Nguyễn Tất Thịnh thay mặt Hội đồng Chuyên gia có bài phát biểu thông điệp ý nghĩa, mang lại nhiều cảm xúc. Sau đây, Ban biên tập Website xin được trích lại thông điệp của Chuyên gia.

“Mỗi buổi Lễ Tôn vinh là một sự đánh dấu bước phát triển của PTI, và là thước đo ghi nhận tinh thần học tập của doanh nhân, đồng thời, tăng thêm sự cảm nhận không khí kinh doanh làm giàu cho đất nước và đạt được những gì từ trí học của chính mình.

Tạo hóa sinh ra một con người và dành cho bất cứ ai những gì vốn thuộc về một con người được sinh ra. Đó là quỹ thời gian sau này, đó là tiềm năng được cài đặt, đó là quà tặng để thương yêu những người xung quanh, đó là những kho tàng thiên nhiên vô giá. Trong hành trình sống của mình, mỗi một người chúng ta sẽ biến năm điều tuyệt vời ấy trở thành sự lao động, hơn nữa là một sự nghiệp, hơn nữa là một sự cống hiến với một triết lý, một phương châm rằng: “Hãy sống sao cho có giá trị từng ngày để biến từng ngày thêm giá trị”. Chúng ta không cần kỳ vọng vào những điều huyền bí, chúng ta không cần kỳ vọng vào những điều chúng ta không làm, chúng ta không nên kỳ vọng vào những điều ảo tưởng, mà hãy kỳ vọng vào chính chúng ta có thể thay đổi cuộc sống nhờ việc làm ra giá trị. Và, tạo hóa sinh ra tặng cho chúng ta 5 điều quý như vậy, tạo hóa cũng không bao giờ lấy đi của ai điều gì mà là do cách sống, cách làm, cách quan hệ, cách cư xử của chúng ta sẽ làm tăng lên hay mất mát những giá trị đó trong quy luật của muôn thủa tuyệt đối là luật nhân quả. Vì vậy, chúng ta tin chắc một điều rằng: cày cấy đi, đất đai sẽ trả; suy nghĩ đi, đời hanh thông”.


“Buổi hôm nay, tôi muốn dành để nói với các bạn về ý nghĩa của phật Di Lặc. Việt Nam là một đất nước yêu đạo Phật và ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tư tưởng Phật giáo. Chúng ta biết có Tam Bảo là Phật Như Lai – biểu tượng của quá khứ, Phật Bồ Tát – biểu tượng của hiện tại; Phật Di Lặc là biểu tượng của tương lai.


Hình Đức Phật Di Lặc và sáu đứa bé quanh Ngài theo Phật giáo Bắc Tông

.

Hôm nay, vì sao tôi lại muốn nói với các bạn về phật Di Lặc? Điều này mang ý nghĩa học tập gì? Đó là bởi vì, điều quan trọng nhất trong đời sống của các tổ chức, các xã hội và đến từng con người là tương lai của chúng ta sẽ như thế nào hơn là hôm nay và quá khứ chúng ta đang là gì, đã là gì? Tất cả các vị trí được bổ nhiệm ở tầm vóc đứng đầu các tổ chức luôn phải chứng tỏ được rằng tương lai của tổ chức, của mọi người trong đó, của xã hội sẽ là như thế nào? Để được kỳ vọng đảm nhiệm những vai trò, trách nhiệm và những quyền lực như thế nào?

Hôm nay chúng ta ngồi đây, chúng ta có một hiện tại và quá khứ có thể rất tốt, nhưng đất nước chúng ta còn rất nhiều điều, thế nên chúng ta còn khát vọng học tập và làm việc là bởi vì chúng ta mong muốn một tương lai đẳng cấp. Đẳng cấp ở đây là tạo ra các giá trị! Để từ đó, không chỉ khiến cuộc sống của mình thay đổi, trở nên tiến bộ và văn minh mà chúng ta còn dùng các giá trị đó giúp ích cho đời sống, rộng hơn nữa là xã hội, rộng hơn nữa là tham gia vào những giá trị của quốc tế. Để thương hiệu của đất nước, thương hiệu của Việt Nam trở thành một sự tự hào trong trái tim của mỗi người Việt chúng ta, trở thành một niềm sống tuyệt vời, trở thành một động lực cao cả.

Tại sao Phật Di Lặc có 6 nhi tặc ở cạnh lại là một biểu tượng của tương lai?… Tại sao bụng của Phật Di Lặc rất lớn, nụ cười của ngài tỏa sáng, thân thiện và đẹp đến như vậy?… Sâu xa trong điều đó có nghĩa là, Ngài phải cải hóa 6 nhi tặc kia, cũng chính là 6 tính xấu kinh khủng của con người. Để con người thực sự trưởng thành, đi đến tương lai của mình. Bụng của Ngài lớn như vậy là Ngài nuốt vào những điều không hay hộ người khác, hộ nhân gian, nhưng miệng vẫn nở nụ cười bác ái, bao dung. Tư tưởng của chúng ta trong quản lý là buông bỏ điều xấu. Vì vậy, trong trái tim, trong trí óc của chúng ta sẽ có những khoảng trống để nạp vào những điều hữu ích, hay ho, thiện tâm, tuyệt vời hơn mỗi một ngày. Bởi vì chúng ta là hữu hạn, chúng ta không thể nào chứa đựng được mọi thứ, chúng ta phải buông bỏ thì sẽ thấy được những cái mới, thấy được tương lai tuyệt vời…. Chúng ta cần thay đổi não trạng, gột bỏ não trạng, loại bỏ những tư duy đen tối để tạo nên khả năng tư duy tuyệt vời. Suy nghĩ mạnh hơn, cao hơn, xa hơn, hòa hợp hơn, văn minh hơn…. Một điều tuyệt vời mà con người hơn thế giới sinh học chính là chúng ta tiếp nạp tri thức, nhờ sự học, chúng ta phát minh ra giải pháp.

Chủ trương của PTI là “Nhiều hơn, rộng hơn, hệ thống hơn, phổ cập hơn các giải pháp”. Để mỗi một người không chỉ được trang bị kỹ năng làm việc mà còn quản trị công việc của mình trong mối tương tác bên trong và bên ngoài, trong sự thay đổi và biến động của môi trường, của điều kiện kinh doanh. Kỹ năng thì có thể thay thế nhất thời, hôm nay là mũi tên, ngày mai là khẩu súng, đều có thể có kỹ năng sử dụng điêu luyện. Nhưng một giải pháp thì có thể ổn định và lâu dài, thậm chí có thể làm được kim tự tháp hay vạn lý trường thành.

Trong đường đời, chúng ta phải đi qua rất nhiều thách thức, và nhiều khi đường đi đích đến chúng ta chưa biết…”

Tại buổi Lễ, Chuyên gia Nguyễn Tất Thịnh đã tặng các doanh nhân một bài thơ mang ý nghĩa sâu sắc:

Trời đã sinh ra ta

Sẵn tạo ra nguồn sống

Trời cho ta còn sống

Sẽ chỉ bảo cách hay

Trời gieo muôn cơ may

Ta tìm trong lẽ thuận

Trời tạo muôn kiếp vận

Hãy chọn thấy một phương

Trời thắp sao soi đường

Cố tìm ra được lối

Trời chỉ ta nơi tới

Nung nấu sẽ thành công

Đất dịch núi chuyển sông

Người thay lòng đổi ý

Trên đầu ta chí khí

Mang đạo trời mà đi

Có những lúc hoài nghi

Vái trời cao huyền yểm

Niềm tin bừng sáng lên!

“Niềm tin của chúng ta là 3 điều, 3 chân kiềng vững chắc để chúng ta không bị lay động và không đổ vỡ là: niềm tin vào những gì chúng ta đang làm, niềm tin vào chí học, niềm tin vào nhân quả. Đó là 3 niềm tin không thể thiếu vắng ở mỗi con người. Và vì vậy, chúng ta luôn phải đặt mình ở cương vị mà chúng ta đang đảm nhiệm, phải gánh vác những trọng trách mà tổ chức đã giao cho chúng ta, chúng ta phải rèn giũa những bản lĩnh và năng lực của mình đi qua muôn vàn những hiểm họa và khó khăn. Chúng ta ai cũng đều có sứ mệnh. Cho nên, là một nhà quản lý, là một doanh nhân, đại diện cho một xã hội thu nhỏ ở thế giới hội nhập này, chúng ta, ngoài sự say mê thì cần phải có phương pháp và lý tưởng. Điều này đã trở thành những giá trị tuyệt vời.

Thực tiễn trong 9 năm vừa rồi của, các học viên đến PTI vì mục đích gì? Đa phần là muc đích học và tìm ở đó những giải pháp tốt hơn, cải thiện tình hình của kinh doanh. Nhưng cũng có nhiều người đến PTI để tìm những cơ hội, tìm sự chia sẻ và kết nối, có những người đến PTI là muốn có kinh nghiệm để giảng dạy, để tập huấn cho nhân viên mình,…. Nhưng dù là mục đích gì đi nữa, thì học viên đến với PTI đều có một điểm chung là có sự thay đổi, sự tiến bộ trong tư duy, tư tưởng, tìm ra cho mình những định hướng phát triển, đạt được nguyện vọng và thành công trong cuộc sống. Đó đều là những giá trị và ý nghĩa tuyệt vời mà PTI mang lại cho học viên….”

Toàn cảnh Lễ Tôn vinh Sự học của Doanh nhân lần thứ 9 – Tổ chức Giáo dục PTI

.

“Ta đi trong tám phương trời, chín phương đất, mười phương phật. Đi thì chúng ta phải chuẩn bị, đi thì chúng ta phải quyết tâm, đi thì chúng ta phải có kế hoạch, đi thì chúng ta phải sử dụng sự khôn ngoan của mình mà lựa chọn, đi thì chúng ta phải có phương pháp. Sự khát vọng về tương lại không bao giờ được nguội tắt trong chúng ta. Bởi vì tương lai của chúng ta không chỉ là một cuộc sống tốt hơn, tương lai của chúng ta còn là những giá trị tốt đẹp được nhân bản cho xã hội. Để lại thương hiệu Việt với những hệ tiêu chuẩn và những sản phẩm đi tới các vùng miền quốc tế. Sự nghiệp của chúng ta không chỉ là lao động mà còn là một sự nghiệp đã chọn của cả cuộc đời, một việc cao cả của lý tưởng, hữu ích chứ không phải chỉ là việc kiếm tiền cho bản thân.

Đôi khi, chúng ta có thể bị xô sang bên trái thì đừng nghiêng về bên trái, giữ mình lại con đường của mình, nhưng cũng đôi khi nghiêng sang bên trái để thấu hiểu nhân tình thế thái. Đôi khi chúng ta lùi một bước để chia sẻ với người khác, kéo người khác và cũng là để chuẩn bị cho bước sau. Cơ bản bước đi của chúng ta là bên phải, chúng ta phải kiên trì, nung nấu duy trì bước đi của chúng ta để bước đến đích đến của mình, đến sự thành đạt. Hạnh phúc của bạn sẽ thực sự tìm thấy ở ý nghĩa cống hiến cho cộng đồng và xã hội.

Cảm ơn sự học của tất cả chúng ta, cảm ơn các giảng sư!”

Kết thúc bài phát biểu thông điệp, Chuyên gia gửi lời cảm ơn đến các giảng sư trong Hội đồng chuyên gia PTI cùng các doanh nhân – học viên PTI vì sự thực học, sự nỗ lực không ngừng cho đẳng cấp doanh nhân Việt!

Clip toàn văn:

Nguồn:PTI
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tâm đàm về cái Sự học, Tri thức và Trí thức

    01/05/2018Nguyễn Tất ThịnhNgày xưa, người có trình độ như ông Giáo Thứ (trong Sống Mòn của Nam Cao) có thể được xem là Trí thức. Nói chúng họ có vẻ như là người học rộng biết nhiều, và có trình độ được đào tạo cao hơn mặt bằng chung, thuộc tầng lớp được xã hội gọi là ‘Thày’, như Thày Giáo, Thày cãi, Thày thuốc…
  • Hãy biết tiếp cận và sử dụng tri thức!

    19/11/2017Nguyễn Tất ThịnhHôm nay chúng ta giành những lời kính chúc và trân trọng nhất gửi đến các quý thày cô của mình : những kiến trúc sư của tri thức, những bó đuốc Đan cô của tinh thần, những biển chỉ đường của sự nghiệp, những người chia sẻ ý nghĩa...
  • Ta bước đi trong trời

    08/06/2017Nguyễn Tất ThịnhTrời : biểu tượng của nơi chứa đựng các Quy luật và thay đổi luán vũ, tìm thấy mọi điều mọi lý... Là Vĩ mô tuyệt đối trong đó có các 'lập trình' cơ bản, vĩnh hằng. Việc của con người là tìm ra hành động bản thân trong đó...
  • Thông điệp Khai mạc Lễ Tôn vinh Sự học của doanh nhân lần thứ 8

    17/03/2017Chuyên gia Nguyễn Hoàng Phương – Giám đốc học vụ Tổ chức Giáo dục PTI đã phát biểu khai mạc và điều hành buổi lễ với 3 thông chính về sự học, sự tự khuyến học, sự chuyên nghiệp, sự đam mê và sự chân chính. Theo đó, sự học là yếu tố quan trọng đầu tiên và xuyên suốt. Đầu tư cho học tập là sự đầu tư tốt nhất, mang lại lợi ích lớn nhất cho cá nhân và xã hội...
  • Trong một góc nhìn về sự học

    14/01/2017Trần Trí DũngCó những người không được học hành và đào tạo bài bản nhưng họ vẫn lao động và hoàn thành tốt công việc, thậm chí có những người còn giữ những chức vụ cao.
  • Sự học đề cao thực nghiệp

    10/11/2015Bùi Văn Nam SơnThực học và Công dân toàn cầu là hai khái niệm không còn mới đối với thế giới, nhưng ở Việt Nam hiện nay lại trở nên “nóng bỏng” vì ngày càng có nhiều trăn trở về câu hỏi: học để làm gì?
  • Tâm giao về sự học và Sự nghiệp lao động

    17/11/2014Nguyễn Tất ThịnhChúng ta hãy hình dung điều gì xảy ra nếu một đứa trẻ không được đi học? Lớn lên trở thành ai ? Có thể là một Doanh nhân? một Vị Tướng hay một Chính khách được không? Cũng như vậy đặt câu hỏi ngược lại rằng nếu một Doanh nhân, vị Tướng, hay Chính khách nếu không được học sẽ thực thi chức phận của mình như thế nào, chưa nói đến là tài giỏi?
  • Tôn vinh trí tuệ và trí thức Việt

    09/07/2009LS Trương Trọng NghĩaVN là một quốc gia nhỏ nhưng đã lập nước và giữ nước thành công suốt hơn hai thiên niên kỷ, cho dù có lúc phải sống dưới ách nô dịch và dã tâm đồng hóa trong gần 1.000 năm Bắc thuộc.
  • Sự học lấy bằng

    17/06/2009TS. Phạm Duy NghĩaNgười làm quan ở nước ta, xưa thì được tuyển mộ qua đường khoa cử (giỏi thơ ca và thuộc sách thánh hiền thì được đỗ đạt, làm quan), nay về cơ bản phải kinh qua ba kênh đào tạo chính: đào tạo về chuyên môn, đào tạo về chính trị và đào tạo về quản lý nhà nước...
  • xem toàn bộ