Đọc để sống

09:34 CH @ Thứ Tư - 24 Tháng Hai, 2016

Đọc sách không chỉ có kiến thức, mà còn là cách để thư giãn. Sách còn là người thầy thân thiết.

Đọc sách để khám phá thế giới, khám phá lịch sử. Nhưng quan trọng hơn, đọc sách là khám phá bản thân mình. Đó là điều mà hầu như ai cũng biết, nhưng vẫn không có nhiều người đọc sách.

Họ không có nhu cầu tìm đến những kiến thức kể trên? Có đấy chứ! Vậy tại sao số người đọc sách vẫn ít?

Thời gian đọc sách trung bình trong tuần của một người Việt Nam tương đối thấp (điều này chắc bạn tự kiểm nghiệm bản thân, sẽ biết ngay). Nguyên nhân chính, theo tôi, là do nhiều người chưa rõ mục đích lâu dài và làm quan trọng thật sự của việc đọc sách, đặc biệt là giới doanh nhân, những người mà thời gian còn quý hơn cả vàng. Vậy hãy thử đi tìm các lý do khiến chúng ta không thể... không đọc sách xem sao.

Đọc để sống một cuộc đời

Một cuốn sách có giá trị luôn được tác giả, có khi không phải là một mà là nhiều người "vắt tim, vắt óc" viết ra. Vì vậy, có thể nói không quá là những điều đúc kết từ sách là cả một đời người, hoặc cả thế hệ của nhiều người đã sống và chiêm nghiệm.

Cuộc đời chúng ta không đủ dài để có thể "thu gom" trí tuệ nhân loại bằng cách tự mình sống để lấy kinh nghiệm. Vậy cách hay nhất là sống qua cuộc đời nhiều người trên từng trang sách. Tiếp cận với các tác giả nổi tiếng, những người thành công, chúng ta có thể rút ngắn được con đường đến đích của mình từ những bài học của họ. Bạn có thể học hỏi kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau: từ kinh nghiệm của chính mình, từ cuộc sống, trường lớp, từ người khác và qua sách vở. Ngày nay, kiến thức thay đổi với tốc độ chóng mặt. Sách chính là người thầy tuyệt vời mà bạn có thể cận kề mọi lúc, mọi nơi, giúp cập nhật kiến thức nhanh và toàn diện nhất.

Đọc để có tư tưởng mới

Trong số kiến thức mà bạn cần cho đời sống, sự hiểu biết về bản thân là quan trọng nhất. Hãy khám phá bản thân, bạn sẽ thấy toàn bộ vũ trụ.

Sách chính là người thầy cần mẫn và "không lạc hậu”, giúp bạn học hỏi về cuộc sống và tìm hiểu chính mình. Qua đó, bạn sẽ phát triển các tiềm năng vô biên của bản thân.

Không phải làm doanh nhân là bạn chỉ đọc sách về kinh doanh, quản lý, bí quyết lãnh đạo... Có nhiều thể loại sách khác cũng rất cần thiết cho tất cả mọi người để tăng vốn sống, vốn hiểu biết. Việc đọc sách còn giúp chúng ta phát triển tư duy và khả năng sáng tạo, tăng trí tưởng tượng và có những quan điểm đột phá.

Thỉnh thoảng, ngoài các loại sách liên quan đến chuyên môn của mình, bạn nên đọc những cuốn có đề tài lạ, thậm chí đề tài mà bạn không hề thích, để kích thích bộ não "suy nghĩ vượt khung”, tiếp cận với những khía cạnh mới mẻ.

Đọc để... thư giãn

Khi cầm cuốn sách trên tay với mục đích đọc sách rõ rệt trong đầu (phải có lý do khi đọc từng cuốn), bạn sẽ tập trung trí não và cảm xúc để hấp thu nội dung và cảm nhận giá trị cuốn sách.

Trước khi đọc, hãy nghĩ đến các vấn đề hay thắc mắc bạn đang muốn tìm lời đáp. Việc tập trung trong lúc đọc sách sẽ mớ ra cho bạn hướng tháo gỡ. Lúc ấy, cuốn sách sẽ trở nên vô giá.

Việc tập trung cũng giúp trí não được thư giãn. Khi đó, bạn sẽ thả hòn vào từng trang sách, đưa trí tưởng tượng vươn đến những miền đất mà mắt thường không thể nhìn thấy.

Chắc chắn, bạn cũng sẽ cảm nhận được nhiều điều kỳ thú, đôi khi hơn cả một chuyến đi du lịch.

Khi trí óc đã gật hái nhiều điều mới mẻ, nó sẽ không còn ở tầm vóc bình thường nữa.
Vậy bạn còn chờ gì nữa?

Mỗi ngày, chỉ còn dành khoảng 15 phút để đọc sách là có thể hoàn thành 7 trang sách. Điều này có nghĩa, mỗi tháng bạn xem xong một cuốn sách dày khoảng 200 trang mỗi năm 12 cuốn sách. Và sau 10 năm, bạn xem được 120 cuốn sách.

Thử tưởng tượng, nếu tăng gấp đôi thời gian đọc sách lên 30 phút mỗi ngày, bạn sẽ có trí tuệ của... 240 cuốn sách, sau 10 năm.

Vậy từ nay, mong rằng sẽ không còn ai nói: "Tôi muốn đọc sách lắm, nhưng không có thời gian”!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?

    09/07/2005Phan ĐăngTrong độ tuổi tiểu học, nhu cầu đọc của trẻ em là rất lớn. Văn hóa đọc, vì thế ảnh hưởng sâu đậm tới quá trình “nhận biết thế giới” và hình thành nhân cách của trẻ.
  • Sành điệu Internet - “Bầy đàn” & Văn hóa đọc

    17/11/2014Nguyễn MinhVăn hóa đọc xem ra là vấn đề có vẻ trầm trọng, kéo theo nhiều băn khoăn, phiền não của những người tâm huyết với sách. Người ta mở biết bao nhiêu Hội thảo, diễn đàn trên báo bay trong... hội trường để bàn về việc làm sao cho sách in, báo in "trụ” được trong cuộc cạnh tranh dữ dội với lnternet. Tràn ngập trong những cuộc hội họp ấy là lời than phiền về tương lai của sách và luận điểm người ta đưa ra nhiều nhất là: Internet sẽ “nuốt chửng" sách in truyền thống, thật đáng lo ngại!
  • Văn hóa đọc trên mạng: Vàng thau lẫn lộn

    20/07/2014Tường Vân - Yên NgọcVăn hóa đọc có lúc tưởng như đã nhường bước cho các loại văn hóa nghe nhìn trong thời buổi công nghệ điện tử nghe nhìn phát triển đến tốc độ chóng mặt. Việc xuất hiện hình thức sách đọc trên mạng cũng là điều tất yếu...
  • Người Việt có “văn hóa đọc”?

    14/05/2014Yên HàNhìn lại tình hình sách in quá khiêm tốn của chúng ta hiện nay, người thì cho là lỗi của xã hội thờ ơ với sách, người thì gán tội cho người viết không thể sáng tạo ra những đứa con tinh thần xinh đẹp để người đọc phải đổ xô đi tìm, người thì đổ lỗi cho sự bành trướng của báo trí, truyền hình, Internet…
  • Văn hóa đọc

    16/03/2014Đặng Huy GiangSách được đọc thường xuyên hơn, có thị phần bán ra ổn định hơn, có lẽ là sách giải trí và sách công cụ. Và độc giả của máng sách này thường là những người trẻ tuổi. Mảng sách này rất thực tế, không có giá trị văn hoá, văn chương, chỉ có giá trị thư giãn đầu óc hoặc cung cấp kiến thức dưới dạng bách khoa thư...
  • Văn hóa đọc, một vài cảm nhận

    16/01/2007Mỹ LinhVăn hóa có nội hàm rộng lớn mênh mông - một khái niệm phức hợp, thế nhưng nó được thể hiện hàng ngày, rất gần gũi với mọi người chúng ta như văn hóa dân tộc, văn hoá lễ hội, văn hoá đô thị, văn hóa lối sống,văn hoá giáo dục...đã được mọi người thừa nhận. Thuật ngữ "Văn hoá đọc" là khái niệm mới được dư luận xây dựng lên, chưa có định nghĩa cũng như khái niệm nào nói văn hoá đọc là gì và nó như thế nào? Mặc dù vậy, theo thời gian cũng như sự phát triển của xã hội, thuật ngữ văn hoá đọc ngày càng được nóinhiềuhơn trên các phương tiện thông tin đại chúng và trở thành đề tài khoa học để nghiên cứu.
  • Văn hóa đọc trong bối cảnh bùng nổ truyền thông

    11/09/2006Nguyễn Hữu Giới
    Trong nửa sau của thế kỷ 20, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, nhất là sự bùng nổ thông tin với sự xuất hiện của vô tuyến truyền hình, video và các phương tiện nghe nhìn khác, đã khiến người ta tập trung vào số phận của sách: Liệu có phải sách đang mất dần vị trí độc tôn của nó trong nền văn hóa hay không?
  • Những cuốn sách kinh điển và văn hóa đọc hiện nay

    27/08/2006Như Bìnhd“Muốn có văn hóa thì phải được giáo dục, định hướng, bồi dưỡng nhưng bạn đọc của ta hiện nay phần nhiều bối rối, bất lực và lạc lối giữa biển sách đủ loại, đủ màu sắc, hay-dở, tốt-xấu, thật -giả lẫn lộn”, dịch giả Đoàn Tử Huyến nói...
  • Qua "Mãi mãi tuổi hai mươi" và "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" – nghĩ về văn hóa đọc

    07/09/2005Nguyễn HoàTheo tác giả Nguyễn Hòa, nếu coi Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng Thùy Trâm là hiện tượng cho thấy văn hóa đọc hình như chưa xuống cấp, thì phải chăng muốn lý giải vì sao người đọc thờ ơ với văn chương, trước hết phải đi tìm nguyên nhân từ người viết...
  • xem toàn bộ