Đôi mắt mới

06:05 CH @ Chủ Nhật - 12 Tháng Hai, 2012
Năm 2007 mở đầu với nhiều sự kiện đầy ấn tượng : Tại Geneva, WTO đã tiến hành lễ trao thẻ thành viên chính thức cho Việt Nam. Đại sứ Việt Nam tại Thụy Sĩ khẳng định Việt Nam sẽ là thành viên tin cậy của WTO, là đối tác tin cậy đối với các nước và các nền kinh tế của cộng đồng quốc tế trong việc thực thi nghĩa vụ, quyền lợi của một thành viên chính thức WTO.

Báo chí quốc tế chú ý rằng WTO không những lần đầu tiên treo biểu ngữ khổng lồ chào mừng Việt Nam mà Chủ tịch Đại hội đồng WTO cũng “vượt tiền lệ lễ tân thông thường” ra tận cổng đón phái đoàn Việt Nam. Cũng nhân dịp này, tại Mỹ, Cơ quan Thương mại và Phát triển Hoa Kỳ (USTDA) đã trao giấy chứng nhận Việt Nam là “Đất nước tiêu biểu của năm 2006”. Tiêu biểu cho cái gì?

Chắc sẽ có nhiều cách nhìn nhận, vì trước đây, hằng năm nhiều quốc gia cũng đã được trao chứng nhận đó, song với chúng ta, có lẽ đây là tiêu biểu cho một bước bứt phá trong hành trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đúng như bình luận của tờ báo Figaro đây là “trái ngọt của 20 năm miệt mài chuẩn bị, 20 năm Hà Nội nỗ lực cải cách và chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, 20 năm Đổi mới”. Đổi mới cái gì? Đổi mới tư duy! Marcel Proust, văn hào Pháp, từng gợi lên một ý thật sâu sắc : “một cuộc thám hiểm thật sự không phải ở chỗ tìm kiếm những vùng đất mới, mà ở chỗ cần có đôi mắt mới”. Cũng vẫn thế giới ấy, cũng với những quốc gia và vùng lãnh thổ ấy, nhưng với con mắt mới, khi Việt Nam có đủ thế và lực để thực hiện mong muốn là bạn với thế giới, biết bao nhiêu điều mới mẻ đặt ra. Đó là một thế giới “mở”, trong đó các quốc gia, dân tộc cùng chung sống trên “ngôi làng toàn cầu” này đều phụ thuộc vào nhau, tác động lẫn nhau trên xu thế “toàn cầu hoá” có ảnh hưởng sâu rộng, tích cực có, tiêu cực có và trực tiếp đến cuộc sống của con người. Tính chất “mở” ấy, trong lịch sử chưa hề có .

Và cũng chưa hề có, hoặc đúng hơn, không ai có thể hình dung trước được những biến động đầy bất ngờ diễn ra dồn dập trong một thời gian ngắn như vừa qua. Những sự kiện Việt Nam hội nhập quốc tế với năm 2006 có lẽ cũng nằm “trong vùng phủ sóng” đó! Những diễn biến của thế giới trong sáu năm đầu của thế kỷ XXI nói lên một điều rất rõ ràng là, mọi dự báo đều tỏ ra bất cập. Song, cũng chính sự bất cập đó lại nói lên sự cần thiết của dự báo về tính bất định của một thế giới vớinhững biến động không sao lường trước được mà chúng ta đang sống. Trong “ngôi làng toàn cầu” này, những mối tương tác của quá trình giao lưu, các bước hội nhập, hợp tác và cạnh tranh diễn ra liên tục và chi phối mạnh mẽ đời sống của mọi quốc gia, dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội, thậm chí từng nhóm xã hội và từng con người. Thế giới đang thách thức từng cá nhân, và mỗi cá nhân cũng đang đối diện với cả thế giới.

Trên ý nghĩa đó, một câu hỏi đặt ra: Việt Nam gia nhập WTO, nghĩa là những ai gia nhập vào tổ chức này? Là Đảng và Nhà nước, là các cơ quan công quyền, là các hội nghề nghiệp, hay là doanh nhân, doanh nghiệp gia nhập WTO? Phải nói rõ, cả đất nước, trong đó mọi tầng lớp, mọi cộng đồng và từng con người Việt Namcó ý thức với vận hội của đất nước, đang gia nhập WTO, cũng tức là cả dân tộc chủ động dấn bước trên con đường Hội nhập để Phát triển. Cũng chính vì thế, với những cam kết quốc tế khi là thành viên chính thức của WTO, đòi hỏi cả dân tộc cũng như từng con người Việt Nam phải có cái nhìn mớivề thuận lợi và khó khăn, về quyền lợi và nghĩa vụ, về thách thức và thời cơ.

Thật ra, không phải đợi đến bây giờ mới đòi hỏi phải có đôi mắt mới để nhìn vào thế giới, mà chính là vì nhờ có đổi mới tư duy, mới có được bước bứt phá ngoạn mục của 2006. Bước bứt phá ấy ghi nhận thành tựu của một quá trình 20 năm trăn trở, tìm tòi với không thiếu những gập ghềnh, khúc khuỷu, những bước trồi trụt. Điều này cũng không lạ, C.Mác đã từng khuyến cáo “để khỏi bị tước mất những thành quả của văn minh, những lực lượng sản xuất đã đạt được, thì phải đập tan những hình thức cổ truyền trong đó những lực lượng sản xuất ấy đã được sản sinh ra. Từ lúc đó trở đi, giai cấp trước kia là cách mạng nay lại trở thành bảo thủ”. Vì thật ra, ngẫm cho kỹ thì trong lịch trình phát triển, mỗi sự vật chỉ có hiếm hoi một lần không bảo thủ, đó là lúc đang hình thành! Cái nền tảng bảo thủ ấy, chính là cái mà ta hay gọi làtruyền thống.

Ngặt một nỗi, lâu nay, nói đến truyền thống là dường như nói tới những cái gì thiêng liêng, tốt đẹp cần phải giữ gìn, tôn tạo, mà quên mất rằng, bên cạnh những điều cực kỳ quan trọng đó, thì như Ph.Angghen đã chỉ ra, “truyền thống là một lực lượng bảo thủ rất lớn” có sức cản trở sự vận động và phát triển, mà xu hướng chung là muốn níu kéo lịch sử. Điều này thì dễ hiểu thôi bởi lẽ, “mỗi bước tiến mới sẽ tất yếu biểu hiện ra như là một sự xúc phạm tới cái thiêng liêng, là một sự nổi loạn chống lại trạng thái cũ, đang suy đồi nhưng được tập quán thần thành hoá”. Chính cái tập quán này là một sức trì kéo ghê gớm. Đặc biệt là khi chúng ta đang dấn bước trên con đường hội nhập.

Bước vào thế kỷ XXI, tầm mắt của không ít người được mở rộng hơn nhờ vào "sự xé toang một tấm màng bưng bít, sự hiện ra và sáng lên của sự thật, sự tan vỡ một số huyền thoại, sự phá sản nhiều giáo điều, sự bộc lộ những sai lầm trầm kha , sự nhận thức mới, không phải về lý tưởng mà về lý luận cách mạng, thực tiễn hoạt động và thực tế đời sống, sự khơi dậy những niềm hy vọng mới, sự bắt đầu một quá trình thanh lọc và tái tạo đầy hứa hẹn". Trong “quá trình thanh lọc và tái tạo đầy hứa hẹn” ấy, sự sống không ngừng sinh sôi nảy nở, cái mới chọc thủng lớp vỏ già cỗi để ra đời và phát triển, không gì có thể ngăn cản được. Thế nhưng, thông thường nhận thức của con người lại đòi hỏi một quá trình, nhất là nhận thức lý luận. Cũng vì thế, lý luận thường lạc hậu so với thực tiễn. Màu xám của lý thuyết che lấp mất đôi mắt nhìn vào thế giới, khiến cho tư duy của không ít người bị cầm tù quá lâu trong những giáo điều đã được học thuộc lòng. Có lúc tưởng đã thoát ra được, nhưng rồi tính ngoan cố của tập quán bảo thủ cứ trì kéo lại! Tiến trình đổi mới đôi lúc xảy ra tình trạng “bước đi một bước, giây giây lại dừng” là vì vậy.

Ấy thế mà thời gian thì không chờ đợi. Trong cuộc đua tranh tòan cầu, chúng ta đang là vận động viên chạy áp chót. Chỉ riêng một chuyện khi nền kinh tế của ta vẫn được nhìn nhận là nền kinh tế phi thị trường đã phải chịu đựng nhiều bất lợi trong 12 năm tới đây. Đừng quên rằng, phải khó khăn gian khổ như thế nào để từ chỗ phủ nhận và đối lập với kinh tế thị trường đến chỗ chấp nhận kinh tế thị trường, đất nước ta đã phải trải qua một thời gian dài hơn rất nhiều thời gian 12 năm để sẽ được đối xử như là một nền kinh tế thị trường thực thụ. Không trên một tầm nhìn và cách nhìn mới, sẽ không cảm nhận sâu sắc được nghịch lý oái oăm này! Và rồi đây, nếu không có một đổi mới quyết liệt và toàn diện để bứt lên thì khó đuổi kịp và vượt những nước mà ngay tại điểm xuất phát của cuộc đua họ đã hơn ta và họ không hề dừng lại để đợi chúng ta đổi mới. Sức ép nghiệt ngã đối với vị thế mới buộc chúng ta phải đẩy tới tốc độ của đổi mới. Quả đúng là “Việt Nam ngày nay không đặt ra vấn đề có cải cách hay không nữa, mà là cải cách với tốc độ như thế nào dưới áp lực của những cam kết quốc tế” như nhận định của một chuyên gia kinh tế cao cấp của UNDP.

Cần có đôi mắt mới nhìn vào thế giới mới tạo ra được tốc độ ấy.
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa Việt thời… WTO: Trước tiên, hãy xã hội hóa cái đầu!

    23/06/2016Lan NgọcThế nhưng để “bơi ra biển lớn” hay đặt chân vào “thế giới phẳng”, ta cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Và một trong những thách thức đó là xu hướng “nhất thể hóa” và “toàn cầu hóa” văn hóa… Văn hóa và hội nhập dường như đang trở thành một trong những chủ đề thời sự “nóng hổi” khi cả dân tộc “bơi ra biển lớn"...
  • Ông Nguyễn Trần Bạt giao lưu: Việt Nam gia nhập WTO - Cơ hội và thách thức

    08/10/2015Việt Nam gia nhập WTO là một sự kiện vô cùng hệ trọng. Ngoài cuộc Cách mạng Tháng Tám và cuộc Giải phóng Miền Nam ra, tôi chưa thấy việc gì hệ trọng hơn việc nước chúng ta gia nhập WTO. Đây là một quyết định chính trị vô cùng sáng suốt...
  • Sau cánh cửa WTO

    25/01/2015Nguyễn Ngọc BíchNước ta đã đi qua ngưỡng cửa của WTO và vào trong một ngôi nhà ở chung với 149 thành viên khác. Giống như cô dâu về nhà chồng hay chàng rể đến nhà cha mẹ vợ, mỗi người chúng ta khi ở trong ngôi nhà kia đều tự hỏi: WTO sẽ tác động tới tôi như thế nào?
  • Chuyện ĐÔI MẮT và cuộc sống hôm nay

    07/11/2014“ Đôi mắt “ là truyện ngắn thành công nhất của Nam Cao sau Cách mạng tháng Tám. Truyện kể cuộc viếng thăm của Độ với Hoàng – một bạn văn cũ, đang đi
    tản cư cách Hà Nội gần trăm cây số. Ý định của Độ là muốn vận động
    Hoàng đi tham gia kháng chiến. Nhưng khi gặp, Độ nhận ra rằng Hoàng vẫn
    giữ lối sống cũ: Kiểu cách, trưởng giả trong khi mọi người đang tham
    gia kháng chiến thì Hoàng lại sống xa lánh mọi người, từ chối các công
    tác cách mạng. Hơn nữa, Hoàng có cái nhìn miệt thị về người nông dân,
    coi họ là những người gồm toàn những thói xấu như ngu độn, tham lam và
    bần tiện cả. Sự thất vọng càng tăng khi Độ nhận ra công việc Hoàng yêu
    thích chỉ là thú đọc Tam quốc chí . ..
  • Góc nhìn người trẻ

    30/04/2014Nguyễn Hoàng (thực hiện)Một cô gái lứa tuổi "8X", tốt nghiệp Đại học Sư phạm nhưng lại đang là biên tập viên của website chungta.com đã trò chuyện cuối tuần cùng chúng tôi dưới góc nhìn của một người trẻ tuổi. Và tôi đã hơi bất ngờ, khi Nguyễn Thị Hà trả lời câu hỏi đầu tiên...
  • Một thế kỷ nhìn lại

    06/03/2010Ngự BìnhVào những năm 80, 90 của thế kỷ 19, trung tâm công nghiệp Chicago (Mỹ) tập trung hàng vạn lao động phụ nữ và trê em. Họ luôn phải làm việc trong điều kiện thiếu thốn, bị coi rẻ, đồng lương thấp kém. Ngày 8/3/1899, nữ công nhân ngành dệt và ngành may. Ở Chicago đã tiến hành bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm. Họ buộc chủ lao động phải chấp nhận yêu sách nhằm cải thiện đều kiện lao động và sinh hoạt. Từ Chicago, phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng của phụ nữ đã lan rộng khắp nơi, ngày càng mở rộng trên nhiều lĩnh vực. Đó chính là tiền đề cho sự ra đời của Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.
  • Tầm nhìn

    30/04/2009Dương Quang MinhTheo sự hướng dẫn của Bác Hồ, chúng ta đã giải quyết tốt vấn đề PAO và MIA, đã trải thảm đỏ đón tổng thống B.Clinton và tổng thống G.Bush đến thăm Việt Nam, đã và đang thực hiện nhiều đề án hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Hữu ích biết bao việc chúng ta làm theo những lời dạy mang tầm nhìn xa của Bác.
  • Đôi mắt đại bàng trong tầm nhìn lãnh tụ

    19/12/2008Tương LaiTrong dòng chảy bất tận của thời gian, có những thời điểm xuất hiện những con người đáp ứng một cách tuyệt vời đòi hỏi đã chín muồi của lịch sử, người ta gọi đó là sự xuất hiện của thiên tài.
  • Suy ngẫm về Tầm Nhìn

    26/11/2008Nguyễn Tất ThịnhMột khái niệm rất cơ bản mà các Nhà Quản lí Vĩ mô hay Vi mô đều phải đối mặt và nhận trách nhiệm về chính mình trong sự nghiệp đảm trách dẫn dắt tổ chức mình trên con đường phát triển, đó là Tầm Nhìn. Vậy tại sao phải xác định Tầm Nhìn và Tầm Nhìn là gì ?
  • Tầm nhìn và hiện thực

    02/05/2008KTS Đoàn Đức Thành1. Cách đây 30 năm, thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng về mở rộng thủ đô Hà Nội lên Xuân Mai, theo tầm nhìn quy hoạch xây dựng 10 năm, 20 năm thời bấy giờ, bước đầu thì tuyến đường của Thành phố từ Ngã Tư Sở qua Hà Đông đến Ba La (đường 6) được mở rộng...
  • Tương lai nhìn từ Giao thừa

    13/02/2008Tô PhánGiao thừa là giây phút chuyển từ hiện tại cũ sang hiện tại mới, chuyển từ quá khứ sang tương lai. Tương lai là thời gian phía trước, là cái của ngày mai, của giờ phút tiếp nối. Tương lai là cái định hướng, cái mà con người hướng tới, nhưng tương lai không diễn tiến theo ý muốn chủ quan của con người...
  • Gia nhập WTO, nhìn từ chiều cạnh văn hóa

    04/02/2007Giáo sư Tương LaiKhái niệm "văn hóa" được nói ở đây với ý nghĩa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử dân tộc ta, là cốt lõi của bản lĩnh và bản sắc dân tộc đã hun đúc nên sức sống mãnh liệt của dân tộc ta...
  • Vào WTO: Chiến thắng cho người biết tôn trọng đối thủ

    03/01/2007Quang MinhViệc gia nhập WTO của Việt Nam được coi là một bước chuyển quan trọngtrong lộ trình hội nhập. Nóitheo cách hình tượng, chúng ta đã chuyển từ buôn bán vỉa hè đầy rủi ro vào "siêu thị" WTO...
  • WTO được & mất

    08/07/2006Cao TrangChúng ta đã nỗ lực rất lớn để đi đến một thỏa thuận trong đối tượng công bằng đáp ứng lợi ích lâu dài cho cả Việt Nam và Mỹ. TrungQuốc đã mất 14 năm đàm phán mới chính thức trở thành hội viên của WTO, Việt Nam cũng mất gần một... con giáp để được ghi tên vào danh sách "vàng". Liệu đây có phải là một bài toán quá khó cho nền kinh tếViệt Nam?
  • Để chiến thắng khi Việt Nam vào WTO

    22/06/2006TS Peter Chee (Phương Thảo dịch)Là một nhà đầu tư và một người bạn của Việt Nam, đã nghiên cứu sâu về Việt Nam đồng thời tiếp xúc với môi trường kinh doanh quốc tế, tôi mong muốn được chia sẻ một vài lời khuyên mà tôi hi vọng sẽ giúp doanh nhân trong nước có thể thành công trong một thế giới mới đầy những cạnh tranh khốc liệt...
  • Đã sẵn sàng ra “biển” WTO?

    23/05/2006Nguyễn Ngọc BíchKhông bao lâu nữa chúng ta sẽ gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hiện nay hoạt động kinh tế của chúng ta giống như mình đang ở trên sông, vào WTO chúng ta ra biển. Chúng ta đã sẵn sàng chưa?
  • Góc nhìn

    24/02/2006Nguyễn Vạn PhúCuộc đời như một kính vạn hoa, chỉ cần dịch chuyển vị trí để có góc nhìn khác, sự việc có thể thay đổi một cách bất ngờ.
  • Cái giá của việc "lỡ tàu" WTO

    25/12/2005Việt LâmChúng ta không vào WTO bằng mọi giá nhưng cái giá ở đó là gì không thấy ai nói đến. Và cũng chưa ai trả lời xác đáng câu hỏi: VN phải trả giá như thế nào nếu tiếp tục chậm chân...
  • Những khó khăn khi gia nhập WTO

    22/07/2005Đặng Hồng QuangViệt Nam cần khẳng định quyết tâm tham gia một sân chơi bình đẳng, tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác, đặc biệt là với các đối tác có tiềm năng xung đột cạnh tranh nhưng đồng thời phải thuyết phục để họ hiểu thực trạng kinh tế Việt Nam và có những nhân nhượng thỏa đáng...
  • xem toàn bộ