Đồng lõa

06:24 CH @ Thứ Bảy - 20 Tháng Tám, 2011

Trong một bài trước, Thông Reo có nói: chúng mình ngày nay cần giải nghĩa quyển tự điển của mình lại một cách rõ ràng. Vì trình độ trí thức của thiên hạ ngày nay khác với ngày xưa, cho nên sự hiểu của con người nó cũng tiến hóa mà khác hẳn với ngày xưa nữa. Hai người nói chuyện với nhau, một người tân, một người cựu, cũng thời dùng một tiếng mà lại hiểu nó khác nhau. Vì vậy mà trong lắm câu chuyện, hai phái tân cựu khó mà hiểu nhau được.

Như hai chữ "đồng lõa", bây giờ đây thiên hạ dùng để chỉ những người có hiệp lực hay là đồng mưu với nhau mà làm một việc gì đó.

Trong xã hội ngày nay, cái ranh mực để phân biệt "phải, quấy" nó không rõ ràng. Sự phải quấy, nghĩa của nó tương đối làm sao! Nó do nơi thời gian, nó do nơi không gian, nó do nơi phương diện của người buộc tội. Thành ra mình khó mà định được sao là phải, sao là quấy. Sự ấy đã đành rồi.

Song, trong hai chữ "đồng lõa" cũng phải còn cái nghĩa "hiệp lực" hay là "đồng mưu" với người ta chớ.

Như người không làm gì hết, không dỡ lên một ngón tay, không nói ra một lời gì để giúp người; chí như đạo Phật kia cũng phải nhìn nhận là không thể buộc tội người ấy. Vì "nhơn" không có mà làm sao có "quả"? Mà đời nay, thiên hạ lại buộc tội người đó chớ.

Người buộc tội viện lý: "Thằng Mít nó hiếp đáp tôi. Tôi yếu sức hơn nó. Anh chắc rằng tôi phải. Hễ có anh bênh tôi, thì thằng Mít nó không dám đả động tới tôi. Anh lại làm lơ mà không giúp sức cho tôi. Anh không phải là đồng lõa với thằng Mít sao?".

Đứng về phương diện tiến hóa của xã hội, người buộc tội lại còn thêm: "Xã hội như một cái lực đi tới. Anh không động địa gì để giúp cái lực ấy. Anh chỉ ở không, làm nặng cho sự tiến hóa của xã hội như một cục chì. Tuy anh không làm gì hết, song xã hội bỏ anh chung với hạng người có ý làm trở ngại sự tiến bộ của nhơn loại kia".

Trong thế kỷ hai mươi này, thiên hạ nói : "Kẻ nào không thuận với ta là nghịch với ta".

Mà, ở trong thế kỷ thứ nhứt mà Jêsus cũng đã có câu: "Những kẻ không nghịch với ta, là thuận với ta".

Câu của xã hội ngày nay với câu của Jêsus ngày xưa, tuy mới xem qua như chọi với nhau, song cũng đồng có cái nghĩa này: "Người không làm gì hết, cũng là giúp sức cho, không việc này, thì việc khác".

Câu này là một câu kết luận bất ngờ cho cái thuyết "vô vi".

Vì Jêsus và thế kỷ hai mươi này đồng hiểu: "Sống là động". Cho nên không động cũng là trở ngại cho sự tiến bộ nữa.

Thông Reo nhớ ngày kia có một tờ báo ở Âu Châu đăng một cái thơ của một đồng nghiệp của mình gởi cho một nhà chánh trị. Thơ như vầy: "Thưa ông, tôi có hứa không đánh đổ những ý kiến sai lầm của ông trong lúc ông ra tranh cử hội đồng. Nay cuộc tuyển cử đã qua, chúng tôi đã nín thinh cho ông, xin ông nhớ lời hẹn của ông ngày trước".

Nhà báo viết thơ ấy không phải là đồng lõa với ông hội đồng kia sao?

Vì vậy mà Charles Péguy có câu: "Kẻ nào biết sự thật mà không la lớn nó lên, kẻ ấy là đồng lõa với bọn gian dối".

Trình độ của con người càng cao, sự hiểu của con người phải đổi theo; tâm lý và lương tâm của con người cũng đổi; thành ra thái độ của người đời nay đối với đời phải khác hẳn với thái độ của người đời xưa. Ấy là suy ở các gương của xứ người mà nói.

Đối với hai chữ "đồng lõa" hiểu theo đời nay, Thông Reo không biết lương tâm của người xứ Việt nó là thế nào?

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trung Quốc: 6 biến đổi tâm lý của quan tham

    02/09/2016Anh Quyên (theo Mạng Nhân Dân Trung Hoa)Nguyên nhân của tham nhũng hóa ra lại chính là sự biến đổi về tâm lý của những quan chức khi đạt được "quyền cao chức trọng". Có tới 6 biến đổi tâm lý tạo ra chướng ngại lớn trên con đường phòng và chống tham nhũng của chính phủ Trung Quốc.
  • Giới trẻ - cái tôi và những căn bệnh tâm lý

    07/06/2016Minh Anh (thực hiện)Thế giới của giới trẻ Việt Nam hiện nay khác rất xa với thế hệ cha mẹ của họ. Nhu cầu vật chất cao hơn, đời sống tiện nghi hơn và cái tôi của họ cũng phô bày thô bạo hơn. Giải thích và phân tích xu hướng này từ góc độ tâm lý học là một phần nội dung cuộc trò chuyện giữa KH&ĐS với TS Tâm lý học Lương Cần Liêm.
  • Cần những kháng sinh cho những căn bệnh tâm lý

    26/02/2016Vương Trí NhànChỉ bước sang thời hiện đại nhân loại mới tìm ra kháng sinh. Kháng sinh là thuốc hủy diệt mầm bệnh. Kháng sinh dùng quá liều thì nguy hiểm. Nhưng để chữa chạy các bệnh mà người xưa bó tay/ nó là đặc trị. Cần những liều kháng sinh như thế trên phương diện chính sách xã hội.
  • Sự an tâm

    01/01/2015Nguyễn Văn TrungThái độ an tâm cho mình là phải là một thái độ rất thông thường, vì ai cũng thường cho mình là đúng, ít người có lương tâm áy náy, sợ đã lầm lỗi. Thái độ an tâm là thái độ của một người cảm thấy mình không có điều gì đáng trách trong những việc mình làm, những lý tưởng theo đuổi hay những quan niệm mình chủ trương. Những quan niệm mình chủ trương là đúng, những lý tưởng theo mình theo đuổi là cao cả, những việc mình làm là tốt...
  • Tham nhũng dưới góc nhìn tâm lý xã hội

    24/10/2014Nguyễn Đăng TấnTham nhũng, là biểu hiện nguy hiểm nhất của sự tha hoá quyền lực, sự thoái hoá, biến chất của công chức đó là “quốc nạn” của cả dân tộc. Đã hàng chục năm nay nhiều biện pháp đã được vạch ra, nhiều cơ quan đã được thành lập để phòng và chống tham nhũng...
  • Sự biến dạng tâm lý xã hội dưới tác động của tham nhũng

    08/02/2013Nguyễn Trần BạtTham nhũng không phải là hiện tượng tiêu cực duy nhất gây ra biến dạng tâm lý nhưng nó là một trong những yếu tố gây ra những biến dạng khủng khiếp nhất, trên quy mô rộng lớn nhất, ở mức độ sâu sắc nhất và thậm chí, tham nhũng gây ra sự biến dạng nhân cách...
  • Tác động tâm lý

    10/12/2012Huỳnh Thế DuĐối với mỗi người Việt, ít nhất một lần trong đời đã nghe câu chuyện các thầy bói mù xem voi. Mỗi thầy chỉ sờ được một phần của con voi nhưng ai cũng cho mình đúng. Dựa vào triết lý trong câu chuyện này, có thể thấy được phần nào các yếu tố nằm sau sự xáo trộn tâm lý của công chúng cũng như các quan điểm trái chiều trong thời gian qua.
  • Ngụy tín

    11/03/2009Nguyễn Văn TrungThái độ chân thực chỉ có giá trị luân lý nhưng không có lợi, nhưng không có lợi và người ta vẫn thích cái lợi hơn cái luân lý, tuy biết che giấu cái lợi dưới bộ mặt luân lý.
  • Giáo dục cái “nhầm thứ ba” về người

    14/01/2008GS. Bùi Trọng LiễuTừ ngày nhận chức, ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo đã năng nổ nêu vấn đề người học “ngồi nhầm lớp” và cố gắng sửa. Trừ trường hợp cá biệt, chắc ông đã được sự đồng tình của cả nước. Tuy ông không dùng cụm từ nhà giáo “đứng nhầm lớp”, nhưng một số vấn đề ông nêu, cũng chứng tỏ là ông cũng đã thấy vấn đề đặt ra cho cái nhầm thứ nhì này trong nền giáo dục nói trên...
  • Chống tham nhũng phải từ dân

    06/09/2006Trần Sĩ ChươngQuy hoàn toàn trách nhiệm chữa căn bệnh tham nhũng cho Nhà nước, trông đợi kết quả nhiệm màu từ một số cá nhân lãnh đạo, hoặc từ một số chính sách chống tham nhũng của Nhà nước có phải chăng là một cách đặt vấn đề lạc hướng và xã hội sẽ tiếp tục bị thất vọng?
  • Một quốc nạn còn đáng lo ngại gấp bội tệ nạn tham nhũng

    03/06/2006Nguyễn Viết Hùng (TP.HCM)Đó chính là hiện trạng giáo dục. Có ở đâu mà người dân phải kêu lên trên báo chí: "Con tôi khổ quá, ông Bộ trưởng Giáo dục ơi!"? Có bao giờ lại đổ đốn lắm bằng cấp "tưởng rằng đồ thật, hóa đồ chơi" đến như bây giờ? (1)
  • Tham nhũng: Sự tương tác và cộng hưởng giữa con người và cơ chế

    23/04/2006Lê Đăng DoanhCùng với các vụ tham nhũng lớn đã được phanh phui đang gây ra những bức xúc lớn trong dư luận. Nhưng để chống tham nhũng có hiệu quả, cần tìm hiểu nguyên nhân nào, cơ chế nào đã tạo điều kiện cho bọn tham nhũng hoành hành, chứ không chỉ thỏa mãn và dừng lại ở việc xử lý một số quan chức liên quan. Ta bàn sâu về các biện pháp chống tham nhũng từ cơ chế nhằm góp phần xây dựng một bộ máy công quyền trong sạch và vững mạnh...
  • xem toàn bộ