Đừng than trời nắng, hãy tạo bóng râm

07:41 SA @ Thứ Sáu - 26 Tháng Bảy, 2019

Sau nhiều lần bị trì hoãn, hội thảo chủ đề Sách và chấn hưng giáo dục do viện Nghiên cứu phát triển Giáo dục (IRED), bộ Văn hoá, thể thao và du lịch, hội Thư viện Việt Nam và nhóm Sách Hay tổ chức đã được diễn ra vào sáng 6.5.2103 tại TP.HCM.

Tôn trọng sự thật để phát triển văn hoá, đạo đức


Nhiều người trẻ tham gia và bày tỏ suy nghĩ tại hội thảo Sách và chấn hưng giáo dục. (Trong ảnh: sinh viên Nguyễn Phạm Phi Vũ, năm thứ năm, đại học Y dược TP.HCM đang bày tỏ suy nghĩ về mục đích của việc đọc và vấn đề tại sao Việt Nam giàu tài nguyên, nhân lực nhưng phát triển chưa tương xứng).

“Khủng hoảng”, “báo động” là những từ mà giới chuyên môn thường dùng để nói tới tình hình lười đọc sách, truy cầu tri thức của học sinh, sinh viên hiện nay. Những “băn khoăn không mới” đó được thể hiện trong nhiều tham luận và phát biểu tại hội thảo này. Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng, cần thiết phải có những thay đổi về phương thức giáo dục; xây dựng văn hoá đọc phải bắt đầu từ nhà trường. TS Hồ Thiệu Hùng, người từng giữ chức giám đốc sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM, thì thẳng thắn bày tỏ, nếu Quốc văn giáo khoa thư trước đây là cuốn sách giáo khoa chất lượng cao, để lại dấu ấn sâu đậm trong đời người học, thì những cuốn sách giáo khoa hiện nay có chất lượng yếu kém, nội dung ôm đồm, chưa thuyết phục, thiếu thực tế, không tích hợp và thu hút, không giúp cho người học trang bị được những kiến thức cơ bản để hướng đến tương lai. Nhưng sách giáo khoa đang giữ vai trò độc tôn trong suốt quá trình học đối với người học, thay vì càng trưởng thành thì người ta cần phải tiếp cận sách tham khảo nhiều hơn. Nhà giáo, dịch giả Phạm Toàn lại quan tâm đến mục đích đào tạo: “Chúng ta đứng trước hai chọn lựa. Hoặc là chỉ cần cho con em thoát nạn mù chữ, hoặc là tạo cho con em năng lực đọc, để năng lực đó phát triển dần dần trong một nền văn hoá đọc” (Tham luận Điều kiện ban đầu xây dựng văn hoá đọc). Theo ông, năng lực đọc này “cần phải được chuẩn bị công phu ngay từ lớp 1 ở trường phổ thông”.

Nhìn từ góc độ giáo dục đại học, GS Nguyễn Đăng Hưng bức xúc trước tình trạng giáo dục hiện nay thiếu sự tôn trọng tinh thần tự do học hỏi, nghiên cứu khoa học, sự thực và tự do tư tưởng. Ông nhấn mạnh: “Nếu không tôn trọng sự thực thì không tôn trọng văn hoá, khoa học, đạo đức. Nếu sự tự chủ và tự do tư tưởng chưa có được thì những gì chúng ta bàn (về văn hoá đọc hay chấn hưng giáo dục) chỉ là những mơ tưởng xa vời”. TS Bùi Trân Phượng đến từ đại học Hoa Sen bày tỏ hai nỗi “thèm thuồng”: “Khi đi ra thế giới, tôi thấy thèm cái cơ chế pháp lý và quyền tự nhiên mà người ta có. Khi tìm hiểu tình hình trí thức Việt Nam đầu thế kỷ 20, trong bối cảnh người biết chữ ít, sách xuất bản ít, nhưng tôi lại thấy thèm thuồng cả những gì người hôm qua đã làm được”. Bà đặt câu hỏi: làm sao để giáo dục được phép là giáo dục, đại học được phép là đại học?

“Không chấp nhận sự đau khổ hiện tại”, cá nhân bà Phượng chọn giải pháp cách “làm từ cơ sở”, từ những nỗ lực ngay trong chính môi trường giáo dục của mình để cải thiện từng bước nhỏ.

Dạy văn để thắp lên ngọn lửa đọc sách

Xem trọng tâm vấn đề chất lượng giáo dục là giáo dục đại học, GS Nguyễn Thiện Tống, một tên tuổi chuyên ngành kỹ thuật hàng không cho rằng, trường đại học của chúng ta hiện nay chỉ là một dạng trường dạy nghề cao cấp, tri thức đào tạo thiếu tính phổ quát và liên ngành. Theo ông, việc cải tổ giáo dục phải ở từng giảng viên nên việc đào tạo chất lượng giảng viên phải hết sức coi trọng. Việc sáng tạo về phương pháp giảng dạy được đẩy mạnh thì sẽ kích thích người đọc khám phá tri thức qua việc đọc nhiều hơn.

Từ góc độ một hoạ sĩ quan tâm đến việc giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường, hoạ sĩ Nguyễn Quân cho rằng: “Đọc sách làm giàu khả năng tưởng tượng của con người. Nếu giáo dục không khuyến khích sự ham muốn tưởng tượng thì sẽ không có việc đọc sách”. Ông đưa ra hai khuyết điểm quan trọng trong giáo dục hiện nay cản trở việc đọc sách của người học: cách học theo giáo khoa hiện nay là giết chết tưởng tượng, không có tính mỹ dục trong giáo dục. Từ Pháp, GS Cao Huy Thuần gửi về hội thảo tham luận Đọc văn bàn về việc đọc, hiểu, học văn và dạy văn ở nhà trường. Ở đó, ông chống lại sự áp đặt cách hiểu, diễn dịch văn chương, thay vào đó, việc dạy văn là phải thắp lên sự thích thú, vì không thích thú là không hiểu, phải tôn trọng sự chủ quan của người học, vì thiếu sự tôn trọng này, sẽ không có hứng thú sáng tạo trong tiếp nhận văn học.

Đọc sách để được khai minh

Cần phải gấp rút có cuộc chấn hưng văn hoá đọc và hiểu biết thế giới trong đó nghiên cứu và dịch thuật là việc nền tảng.

GS Nguyễn Xuân Xanh

Người Nhật đã sớm có ý thức gắn kết văn hoá đọc trong chiến lược chấn hưng giáo dục và phát triển đất nước. GS Trần Văn Thọ trong tham luận Dịch sách và tinh thần cầu học: khởi động quá trình hiện đại hoá Nhật Bản đã nêu ra vài nét về tình hình dịch thuật của Nhật vào nửa sau thế kỷ 19 và cho rằng đó chính là nguyên nhân thành công của công cuộc cận đại hoá của chiến lược theo kịp phương Tây của người Nhật. Trong khi đó, GS Nguyễn Xuân Xanh lại nhấn mạnh tinh thần và ý thức đọc sách là để khai minh, để vươn lên không thua kém dân tộc nào của người Nhật. Trở lại tình hình Việt Nam, trong phần kết tham luận, ông viết: “Cần phải gấp rút có cuộc chấn hưng văn hoá đọc và hiểu biết thế giới, trong đó nghiên cứu và dịch thuật là việc nền tảng. Đó là mệnh lệnh của tất cả mọi người Việt Nam. Không có nghiên cứu, dịch thuật dồi dào, và nếu những việc này không được thể chế hoá, thì người Việt Nam thiếu hiểu biết về thế giới một cách nghiêm trọng, chỉ có tình yêu quê hương và hy vọng thuần tuý, nhưng khó đạt đến sự phồn vinh và sức mạnh cần thiết để bảo vệ độc lập của mình”.

Từ nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau: làm xuất bản, trực tiếp tham gia vào môi trường sư phạm hay từng là nhà quản lý giáo dục… các diễn giả đưa ra tiếng nói đầy ưu tư về thực trạng văn hoá đọc và yêu cầu cấp bách của việc chấn hưng giáo dục nước nhà. Có thể xem hội thảo lần này là một phương cách “tạo bóng râm thay vì chỉ ngồi than trời nắng” (theo lối nói của GS Nguyễn Thiện Tống). Độ phủ của bóng râm đó, trước hết có thể thấy ở thực tế hơn nửa khán phòng là những gương mặt trẻ chăm chú lắng nghe và đưa ý kiến về những khó khăn gặp phải trong việc đọc. Phần lớn là sinh viên từ các trường đại học có quan tâm đến việc vì sao đọc sách, đọc như thế nào, đọc thì được gì?

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ai đọc sách nghiêm túc?

    19/05/2013Thanh HuyềnChưa bao giờ văn hóa đọc lại gióng nhiều hồi chuông báo động đến vậy. Đâu đâu cũng thấy xuất hiện tràn lan các tiểu thuyết diễm tình, những tác phẩm dành cho giới trẻ với ngôn từ gây sốc, sex không loại trừ cả chuyện dành cho thiếu nhi… Những tác phẩm kinh điển được cho là sống mãi với thời gian như: “Cuốn theo chiều gió”, “Ruồi trâu”… lại chỉ có thể sống “thoi thóp” trong tủ sách. Giờ đây, thật hiếm những người đọc sách nghiêm túc, càng hiếm hơn những thanh niên cầm trên tay những cuốn sách quý mà một thời từng được cho rằng làm thay đổi tư tưởng của cả một thế hệ!
  • Từ đọc sách đến khai minh của người Nhật

    10/04/2014TS. Nguyễn Xuân XanhTrình độ văn minh của một đất nước có thể được đo lường bằng tri thức và đức hạnh của cả dân tộc đó. (Fukuzawa Yukichi)
  • Vì sao người Việt không mê đọc sách?

    19/04/2019Vương Trí NhànĐối tượng chúng tôi muốn nói tới trong bài này, không phải là một vài người Việt đặc tuyển, mà là người Việt nhìn bao quát, người Việt nói chung; Hành động “đọc” không đơn giản là việc ngồi vào bàn, mà là cả văn hóa đọc với cơ cấu phức tạp của nó...
  • 10 lý do thúc đẩy chúng ta đọc sách

    21/04/2018Lê Quỳnh Mai1) Bồi đắp sự thông minh.
    2) Tạo ra sự tưởng tượng phong phú.
    3) Tăng sự hiểu biết...
  • Đọc sách cho vui hay để thay đổi?

    12/03/2018Trần Nhã ThụyTác giả “Từ đọc sách đến khai minh của người Nhật” đã không giấu thảng thốt: “Những cuốn sách có tính chất khai sáng xuất bản tại VN bây giờ có số lượng 1.000-2.000 bản so với hàng triệu bản của Nhật Bản thời Minh Trị cho thấy tinh thần Việt Nam vẫn chưa thức tỉnh”...
  • Giới trẻ đọc sách như thế nào?

    05/11/2015Vũ Thu VânHọ không xa lạ với Internet, nhưng thường chỉ tiếp cận với mục chơi là chính. Thư viện của các trường đại học ngày càng vắng hơn, thậm chí có những sinh viên chưa từng vào thư viện. Và có lẽ không đến 1% số sinh viên biết Thư viện Quốc gia ở đâu. Có một thực tế là nơi đây cũng chung số phận như thư viện ở các trường đại học...
  • Đọc sách

    17/10/2014Trần Đồng MinhThời nay, hằng ngày hằng giờ sách xuất hiện rất nhiều, rất đẹp. Lắm cuốn sách in trang trọng bắt mắt. Trong thế giới kỹ thuật và doanh thương sôi động, thực dụng này, vẫn còn nhiều người ham mê, chịu khó đọc sách, học từ sách...
  • Đọc sách để thay đổi số phận

    01/08/2014Ngân Hà thực hiện, chân dung nhiếp ảnh - Trần Việt Đức, chân dung hội hoạ - Hoàng TườngVới một “lý lịch” khá dày dặn trong việc trải nghiệm nhiều ngành nghề khác nhau, Lê Nguyễn Trường Giang, một trong những thành viên sáng lập tổ hợp Tecapro Park dễ dàng tạo được ấn tượng với đối tác bằng những đối thoại thông minh. Sinh năm 1975, Giang còn khá trẻ, nhưng phải gọi anh là một “ông cụ non” vì Giang mê triết học, thích đọc sách
  • Đàn ông đọc sách

    11/04/2014Trần Khôi ViệtỞ những đàn ông đã trót biết chữ, thì việc đọc sách là một thói quen, cũ kỹ hơn cả truyền thống và ở mức nào đấy nó gần như một bản năng gốc. Họ chẳng cần đợi có hội chợ sách hay triển lãm sách mới vội vàng hấp tấp ngồi đọc...
  • Sẽ thật tuyệt nếu có bạn trai ham đọc sách!

    15/03/2014Béo PossibleBạn đừng vội đánh đồng khái niệm “ham sách” với “mọt sách” nhé. Một người ham thích sách, không có nghĩa cả ngày và cả đời chỉ dính chặt mình mụ mị trong những trang sách. Đơn thuần là yêu thôi, là luôn tìm thấy niềm đam mê và cảm hứng mãnh liệt từ trong thế giới ấy. Và con gái ơi, một chàng trai như vậy thực sự rất- đáng–để- yêu đấy...
  • Thú vui đọc sách

    13/12/2011Nguyễn Bỉnh QuânĐố biết kỳ nghỉ
    Noel Tết Tây này có bao nhiêu người mua sách làm quà? Một câu hỏi quá
    khó nhưng có thể ước đoán được tỉ lệ. Mỗi cuốn sách in khoảng 1000
    bản.
  • Nguyễn Quang Thạch: Tìm 2 tháng trên xe buýt mới thấy 1 người đọc sách

    27/04/2011Phạm Anh Trúc (thực hiện)“Nếu bảo rằng chúng ta đã có “văn hóa đọc” rồi, e rằng chưa đúng. Theo tôi, một dân tộc phải có từ 60-70% người dân thường xuyên đọc sách thì mới có được điều đó. Tôi đã mất 2 tháng chỉ đi xe buýt để xem người dân có đọc sách không, nhưng chỉ nhìn thấy duy nhất… 1 người”...
  • Thời của Kindle: đọc sách cũng là kết nối

    24/08/2010Linh Giang dịchKindle của Amazon, Nook của Barnes&Noble, những chiếc máy đọc sách như vậy đang dần tạo nên bước ngoặt trong văn hóa đọc: mở ra một không gian "ảo" để độc giả kết nối, chia sẻ và khám phá...
  • “Tôi vẫn thích đọc sách in…”

    03/08/2009PGS-TS. Phạm Văn TìnhChúng ta thường tin rằng, sách in là sản phẩm trí tuệ tuyệt vời nhất của nhân loại và nó giữ một vị trí xứng đáng trong mọi nền văn hóa đọc trên khắp thế giới nhưng hiện nay, với sự phát triển nhanh, tiện lợi của mạng Internet thì sách in có còn là sự lựa chọn của đại đa số độc giả…?
  • Đọc sách thời hội nhập

    20/12/2006Ngọc Diệp (thực hiện)Giản Tư Trung (chủ tịch hội đồng quản trị Trường Doanh nhân và giám đốc PACE) bằng kinh nghiệm của mình sẽ chia sẻ với bạn đọc về một “chuỗi sách” về toàn cầu hóa. Nghệ thuật đọc sách cũng là câu chuyện anh muốn gửi gắm trong cuộc trò chuyện của mình...
  • Đọc sách thời bận rộn

    20/06/2006Lam ĐiềnNhà báo Công Khanh có thói quen đọc sách mọi nơi mọi lúc. Với anh, đọc sách khi đang ngồi xe đò, khi đang chờ tàu ở sân ga, thậm chí đọc khi ngồi sau người bạn trên xe máy trong một hành trình dài... cũng là điều bình thường...
  • Đọc sách là một phương tiện bồi dưỡng trí nhớ và tư duy

    05/01/2006Phan Tất Đắc dịchĐọc sách một cách tự lực và có nghiền ngẫm kỹ chẳng những cho phép ta tiếp thu được tư tưởng của tác giả mà còn giúp ta đối chiếu tư tưởng đó với tư tưởng của các tác giả khác về vấn đề đó, và ta sẽ đi tới một phán đoán riêng của mình về những điều đọc được...
  • xem toàn bộ