Giá trị cốt lõi của Giáo dục Đào tạo

08:33 SA @ Thứ Sáu - 25 Tháng Mười Một, 2016

Tôi cho rằng Thực tiễn Cuộc sống vốn luôn được lấp đầy trong nó những Sự thật và Giả dối. Cái Giả dối thử thách cái Sự Thật, và cái Sự Thật phải chí ít phải thuyết phục được cái Giả dối, nếu chưa thể nói là phải chiến thắng nó. Cũng chẳng cần nhiều luận thuyết cho lắm, cũng không cần thêm một ‘phát minh’ nào.

Đúc kết lại Lịch sử với các quá trình phát triển hay lụn bại của các Dân Tộc đã quá đủ cho chúng ta thấy cái Thực tiễn đó trong Giáo dục và Đào tạo! Điều quan trọng là ý chí chính trị để hành động có lương tri hơn chỉ thuần túy như nhiều người có trách nhiệm hàng đầu vẫn hò hét với mọi người ít trách nhiệm là: Hỡi mọi người phải có trách nhiệm !!!

Tôi cũng thấy không hiếm lắm, trong nhiều trường học, người ta đang nhồi nhét thêm vào những chương trình, những nội dung buộc học sinh phải học nhiều khi không vì mục đích của đối tượng không vì vì đòi hỏi của Cuộc sống mà vì mưu sinh của những ‘ông Thày, bà Cô’ hay vì cái mục tiêu Chính trị ngắn hạn mà ai cững thở dài mà rằng : ‘chẳng có thể làm khác được’ ! Cái tư tưởng ‘Gọt chân cho vừa giày’ đâu chỉ là hành vi bởi sự yếu kém của Quản lý ? Thật phản Nhân Văn ! Cải cách ? Đơn giản là chúng ta phải quyết tâm làm đúng ở mọi qui mô trong toàn Xã hội, từ Cấp Quản lí cao đến thấp…

Tôi xin đưa ra những Định đề làm nền tảng cho ý tưởng về Cải cách Giáo dục & Đào tạo ( GD ĐT ):

1. Kẻ bị đánh cắp Tuổi thơ, lớn lên chúng sẽ đánh cắp Cuộc đời. Sự Trưởng thành của Con người ở chỗ : Bản lĩnh tự khẳng định + Vươn lên bởi giá trị sống + Phát triển hài hòa trong ngoài

2. Trong ý nghĩa tác động hai chiều : Trồng Cây phải làm Đất, Trồng rừng phải tạo ra Môi Sinh, trồng Người phải tạo ra Xã hội

3. Con người là Sinh Thể Biến Hoạt nhất của Thiên Nhiên mà nó trong đó. Tính Loài có thể thuần hóa -> Khôn / Tính Ác có thể Cải hóa -> Thiện / Tính Người phải Giáo hóa -> Nhân

4. Chừng nào còn sống, chừng ấy Con người còn cần và được quyền tiếp cận đến GD ĐT. Quá trình liên tục đó phải nuôi dưỡng CQ( Tính ưa khám phá ) + PQ ( Tính say mê ) + MQ ( Tính Đạo ) để phát triển ( IQ + EQ + AQ)

Thêm một lần nữa, tôi áp dụng Mô hình Nhất Nghi -> Ngũ Hành ( xem thêm bài Luận giải về Triết học Đông Tây, Tâm đàm về cái Sự học, Tri thức & Trí Thức…tôi đã đăng )


1. Một Cốt lõi : NHÂN SINH QUAN:

Khởi nguồn, Quá trình và Kết quả của GD ĐT phải xuyên suốt, hướng tới. tựu vào Nhân sinh quan: cách mà Con người nghĩ, hành động, phấn đấu, xử sự với Xã hội và với Thiên Nhiên luôn mang tính Nhân Bản, Nhân Văn, Nhân Đạo hướng tới Chân Thiện Mĩ

2. Hai Trung Tâm : NỘI DUNG <- -> HÌNH THỨC:

Mọi điều thuộc về Cá Thể và Thế giới xung quanh đều có hai mặt Nội dung & Hình thức. GD ĐT bằng cách Thực chứng & Chuẩn tắc phải mô tả chúng để tiệm cận đến Sự thật riêng và Chân lý chung. Bản thân phương pháp GD ĐT cũng hàm chứa Nội dung & Hình thức của chính mình, thông qua hai con đường nghiên cứu, khảo sát Thực Chứng & Chuẩn Tắc đó để dẫn dắt Trí tuệ Con người hiểu sâu và đúng hơn về Nội dung & Hình thức của những Sự vật Hiện tượng ( thuộc Cá thể hay trong Thiên nhiên )

3. Ba Cặp Tương tác : TÌNH HUỐNG <--> MÔI TRƯỜNG, THÀY <--> TRÒ, SỰ VẬT <--> HIỆN TƯỢNG:

Tương tác là một trong Ba Bản chất cốt lõi của mọi Quá trình trong Thế giới này. Nhờ sự tương tác các biểu hiện được diễn ra và có cơ hội hiểu, điều chỉnh, dẫn dắt được. Tương tác để mỗi Cá thể thể hiện được tích cực là chính nó nhưng tìm kiếm được tiến trình chung, mẫu số chung, giải pháp chung, kết quả chung…gia tăng hiểu biết sâu, toàn diện về Sự vật hiện tượng.

Tôi cho rằng Lý thuyết của Giáo Sư Hồ Ngọc Đại lấy Học trò làm Trung tâm thay cho cách cũ là Thày thao thao bất tuyệt truyền giảng, cũng là một thay cực đoan này bằng cực đoan khác mà thôi. GD ĐT phải kích thích, dẫn dắt sự Tương tác : xem cái bên ngoài Cá thể là đối tượng khác, là sử dụng được, là thách thức, là phải tính đến…cho cái cách Cá Thể tồn tại, tự khẳng định và phát triển..những ‘Điều của mình’

4. Bốn Cốt yếu : CẢM XÚC + NHÃN QUAN + KĨ NĂNG + PHƯƠNG PHÁP

Cảm xúc: quan trọng hơn bất cứ một điều gì, mang tính Người và gắn với tính Người rất cao. Các Nhà Kĩ Thuật có lẽ còn rất lâu mới làm được Robot có Cảm xúc như Con người (
Tình Yêu, tính phản biện, khát vọng…). GD ĐT không làm được điều đó, thủ tiêu điều đó trong quá trình của mình là tội ác!

Nhãn quan: Cách nhìn sự vật hiện tượng khách quan trong Thế giới từ đó phát hiện ra tính phong phú và Ta có thể phát biểu mang tính phê phán khoa học về những cách bất cập của chính nó, có cách tiếp cận chủ động và năng động khác nhau đến nó. Con người không chỉ nhìn bằng Mắt mà bằng Tư duy, bằng Cảm xúc, bằng Trí Huệ. Điều quan trọng GD ĐT phải trao cho Con người quyên Tư do Tư tưởng để Nhìn.

Kĩ năng : Cách sử dụng công cụ trong nghiên cứu,thực hành và lao động. Hành động và làm việc gắn với kĩ thuật, có kĩ thuật hỗ trợ đắc lực nhằm đạt được ‘Chuẩn’ bởi vậy mới biết tự hoàn thiện để kết quả mới có tính kinh tế qui mô, tính tương thích, tính cải tiến. GD ĐT nếu tụt hậu về phương diện phổ cập Kĩ năng hiện đại thì chính nó là sự thất bại

Phương pháp: Tập hợp những cách thức giải quyết một vấn đề hay tình huống cụ thể cả khía cạnh cá biệt và khía cạnh toàn thể của nó. Bởi vậy bản thân phương pháp mang tính hệ thống kết hơp các các ‘giải pháp kinh điển’ + với các ‘gói giải pháp mô đun’ + ‘giải pháp đột phá’. GD ĐT trở nên vô nghĩa nếu không trang bị cho Ta hiểu biết về ‘Tính năng cốt lõi’ cũng như cách lai ghép, sử dụng của các giải pháp đó để có thể chủ động trong những hoàn cảnh sống làm việc khác nhau

5. Năm Vấn đề : CHỌN LỌC + NỀN TẢNG + Ý THỨC + ỨNG DỤNG + PHÁT TRIỂN

Chọn lọc : nhằm tạo ra ( tính ưu tiên + tính phù hợp + tính cá biệt + tính đại chúng ) một cách đích xác đến từng Tập đối tượng của GD ĐT và cả các chương trình / chủ đề với hệ thống và trình tự tương ứng của nó. Định chuẩn quá trình ( đầu vào -> đầu ra ) cả với đối tượng và về trình độ cho những mục tiêu GD ĐT với Cá Nhân và với Xã hội

Nền tảng : Muốn tòa nhà Tri thức cao mà nền kiến thức không đủ rộng và chắc thì sự sụp đổ đã nằm sẵn ở đó rồi ! Cá nhân rất khó khăn tự phát triển bản thân và không thể biến các hoàn cảnh khác nhau của thực tiễn cuộc sống trở thành những điều bổ ích có thể học tập.

Những Nền tảng chính yếu : Đạo đức Công dân -> Ý thức Cộng đồng văn minh / Kiến thức Phổ thông -> Mặt bằng hiểu biết và liên kết tri thức / Cách khai mở Tư duy luận -> Phương pháp tiếp cận Thế giới..

Ý thức : Cách mà mỗi người phải nhận thấy lí do chính đáng và tuân thủ mà vẫn tìm thấy lối đi, sự phát triển cho mình nhưng tham gia đóng góp được vào trật tự và phát triển chung. Chúng ta biết từ Luật Pháp đến mọi phương pháp được học luôn dựa trên giả định thiết yếu và phổ biến rằng: Con người luôn muốn đi đến sự hợp lý Riêng <--> Chung ( vì thế mới có thể dùng được ). Bởi vậy GD ĐT phải tạo ra được cái Ý thức đó. Ví dụ một kẻ cố tình làm sai bằng mọi cách, bất chấp án tử hình thì tất cả đều bó tay với nó !

Ứng dụng: Cuộc sống hôm nay hơn hôm qua bởi những phương thức sản xuất kinh doanh và lao động mà Con người đã sử dụng những thành tựu Công nghệ gì tiến bộ hơn mà từng người có khả năng tiếp cận và làm chủ được trong công việc để kêt quả có ( năng suất + Hiệu suất + Chất lượng + Hiệu quả ) ưu trội hơn không. Tính Hữu ích + Hướng dẫn + Chuyển giao + Mục tiêu là những điều GD ĐT phải làm được đối với những đối tượng cụ thể của mình

Phát triển : Dù thế nào thì GD ĐT cuối cùng cũng phải hướng tới là biến mỗi đối tượng của mình thành chủ thể tự GD ĐT cho những mục tiêu phấn đấu của chính họ, đồng thời thực tiễn của họ quay trở lại làm động lực cho sự hoàn thiện chương trình GD ĐT ở trình độ cao hơn.

Với nguyên lí : Một Vấn đề của Thực tiễn phổ biến / hay điển hình phải kích thích Một trào lưuTư tưởng Khoa học mang tính khai mở của GD ĐT, từ đó định hướng giải quyết tốt các vấn đề còn lại của Cuộc sống.

Vài giải pháp định hướng cơ bản cho GD-ĐT

  1. Không áp đặt quan điểm chính trị trong hệ thống Giáo dục từ lớp 1 đến lớp 12. Sự định hướng : Nhân Bản, Nhân Văn, Nhân Ái nhằm tạo ra Tinh thần Công dân tốt trong chương trình Giáo dục Phổ thông là tốt quan trọng. Đồng thời trang bị cho Học sinh nền tảng rộng, cơ bản các tri thức phổ thông làm Nhân sinh quan và Tự hoàn thiện Tri thức suốt Cuộc đời.
  2. Xã hội hóa GD ĐT, đặt vào các qui tắc và sự định hướng của: ( Thị trường Xã hội + Công nghệ Văn minh + Chiến lược phát triển Quốc Gia ). Bắt đầu chương trình trên Phổ thông trung học cần đưa các Chuyên đề Cơ bản cũng như mang tính thời sự về ( Chính trị + Kinh tế + Công nghệ + Triết học + Đời sống ) ( Sinh viên được lựa chọn và cộng điểm bởi sự tham gia ) ngoài các Tín chỉ bắt buộc cho mỗi chuyên ngành mà Sinh viên cần được trang bị. Với sự tham gia mạnh mẽ của các Chuyên gia Xã hội
  3. Tam Giác liên kết xã hội ( Nhà Trường + Doanh nghiệp + Trung tâm Nghiên cứu ) . Bên trong các Nhà Trường đào tạo cần có Tam Giác nội bộ: ( Khoa Chuyên ngành + Câu Lạc Bộ + Trung Tâm ) . Ngoài các Giảng viên cần có Tam Giác của sự tham gia : ( Chuyên gia + Doanh Nhân + Chính Khách ). Những Tam Giác đó được thiết kế phù hợp nhằm Bổ trợ, xúc tiến định hướng và hoàn thiện tốt Nghề nghiệp của Sinh viên
  4. Những vấn đề Kĩ thuật như Thi cử / Học thêm / tổ chức mạng lưới các Trường nên phân cấp : Việc Thi, tuyển chọn trả về từng Trường. Học thêm trả về cho dạng thức Câu Lạc Bộ Xã hội. Thiết lập mạng lưới các loại Trường trả về cho chức năng Quản lí Nhà nước. Tất cả phải hoạt động đúng Luật GD & ĐT ( được sửa đổi theo mặt bằng văn minh Thế giới )
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Người thầy trong thời đại mới

    20/11/2013Hà Văn Thịnh"Cơn bão" của thời kinh tế thị trường, toàn cầu hoá, net hoá đang ào đến mọi ngõ ngách xã hội; một mặt, khẳng định vị thế ngày càng quan trọng hơn của người thầy; mặt khác, nó "định nghĩa lại", quy nạp lại hai chữ làm thầy...
  • Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống

    28/12/2011Hoài Khanh dịch và giới thiệu (1972)Các hệ thống dù là giáo dục hay chính trị, đã không được đổi thay một cách huyền diệu, chúng chỉ chuyển hóa khi nào có một sự thay đổi nền tảng trong chính chúng ta. Cá nhân là quan trọng trên hết, chứ không phải hệ thống và bao lâu cá nhân không hiểu biết toàn thể quá trình của mình, thì không có một hệ thống nào, dù là ở phe tả hay phe cánh hữu có thể mang đến trật tự và hòa bình cho thế giới...
  • Edgar Morin và giáo dục trong thế giới biến đổi

    10/06/2010Nhà văn Nguyên NgọcVừa qua, tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội đã có cuộc Hội thảo về giáo dục với chủ đề Adgar Morin và Triết học Giáo dục với sự tham gia của một số nhà văn hóa, giáo dục và nhiều bạn trẻ. Bài viết dưới đây là tham luận của nhà văn Nguyên Ngọc tại Hội thảo...
  • Kant với vấn đề giáo dục

    05/03/2009Thái Kim LanBài viết nhằm giới thiệu một số ý kiến của triết gia thời Khai sáng, I. Kant, về vấn đề giáo dục mà không đưa ra phê phán hay hệ thống hoá, có mục đích cung cấp tài liệu tham khảo để thảo luận hay suy nghĩ tiếp.
  • Biết người, cần biết cả… ta

    06/01/2009GS-TSKH Lê Ngọc TràTiếp tục bước trên sân chơi quốc tế 2009, chúng ta vừa phải nhập cuộc, vừa phải tỉnh táo biết mình là ai, không thu mình lại, không bắt chước rập khuôn. Làm thế nào để tiếp nhận và lên qua làn sóng toàn cầu. Đó là thách thức đối với giáo dục Việt Nam, trước hết là với những người có trách nhiệm lãnh đạo, với nhà quản lý giáo dục hiện nay.
  • Cải cách giáo dục Việt Nam

    27/12/2008Nguyễn Trần BạtCó thể nói, câu chuyện tưởng như không bao giờ hết tính thời sự và luôn được bàn nhiều trong xã hội Việt Nam vẫn là cải cách giáo dục. Đấy là một dấu hiệu tốt cho thấy sự quan tâm của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà. Nhưng nhìn ở góc độ khác...
  • Cần sự nổi dậy của tư duy giáo dục

    22/12/2008Bùi Hoàng Tám (Thực hiện)Loạn trường đại học, loạn giáo sư, loạn tiến sỹ… là thực trạng buồn của giáo dục Việt Nam. Thế nhưng, cái cần “nổi loạn” nhất là sự nổi loạn của tư duy thì lại trì trệ, lại không dám, chỉ biết cam chịu - GS. TSKH Hồ Ngọc Đại bày tỏ.
  • Giáo dục Việt Nam khoác gánh nặng lên vai trẻ thơ

    06/12/2008Hoàng LanCách đây không lâu báo chí đưa một cuộc khảo sát ngẫu nhiên những chiếc cặp sách của học sinh do bộ GH – ĐT tiến hành ở ba trường tiểu học tại Hà Nội. Chiếc cặp nặng nhất là của một học sinh lớp 4 ( 4,8kg). Trong khi đó , quy định của sở GD – ĐT Hà Nội là 2,7 – 3 kg. Chiếc cặp sách không chỉ là một vật vô tri vô giác nữa . Nó đã trở thành câu chuyện của cả một nền giáo dục.
  • Giáo dục Việt Nam, đã đến lúc rồi đó!

    29/11/2008GS Tương Lai"Đã đến lúc đó rồi!” - "Phải đặt 22 triệu những người đang và sẽ là chủ thể của xã hội mới vào trong bối cảnh của nền văn minh trí tuệ và kinh tế tri thức đang giữ nhịp cho đời sống hiện đại của thế kỷ XXI." - Giáo sư Tương Lai có bài viết suy ngẫm về sự thay đổi tư duy trong giáo dục Việt Nam nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
  • Giáo dục và sự phát triển văn hóa

    13/10/2008GS-TS Dương Thiệu TốngLại một năm học mới đã đến, trong cái không khí nao nức của buổi tựu trường, nơi trái tim mỗi nhà giáo dục, mỗi người dân vẫn còn những mối trăn trở về những bất cập của nền giáo dục nước nhà, Người Đô Thị xin giới thiệu một góc nhìn về giáo dục của cố GS, TS Dương Thiệu Tống như cách tưởng nhớ ông.
  • Nền giáo dục Việt Nam: Đang ở tọa độ nào, và định vị ra sao?

    17/07/2008Lê Ngọc Sơn (thực hiện)Như nhiều lần đăng đàn, Giáo sư Hoàng Tụy tuy trong tư cách của một trí thức hàng đầu, một nhà giáo dục lâu năm này lại tiếp tục có nhiều ý kiến tâm huyết để tiếp tục chấn hưng giáo dục nước nhà…
  • Lại chuyện triết lý giáo dục

    11/10/2007Nguyên NgọcMấy hôm nay bỗng lại thấy xôn xao lên chuyện triết lý giáo dục. Có lẽ là vì vừa có cuộc hội thảo về chuyện triết lý giáo dục do một cơ quan nào đó của Bộ GD-ĐT tổ chức, mà quả thật nếu không có một bài báo tường thuật lại khá sơ sài thì chẳng ai biết nó diễn ra ở đâu, vì sao, để làm gì.
  • Giáo dục nhân cách sáng tạo và phát triển bền vững trong thời đại toàn cầu hóa

    28/09/2007Vũ Minh TâmNhân cách sáng tạo là một phẩm chất phát triển của con người, trong đó, con người, thông qua hoạt động sống của mình, tạo nên những giá trị tinh thần, giá trị vật chất có tính mới về chất đối với nhu cầu và lợi ích của sự phát triển xã hội...
  • Để năng lực cá nhân được phát huy

    27/06/2007Phạm Đức RụcSự nghiệp lớn của quốc gia dân tộc nhìn tổng thể chính là chiến lược trong tổ chức, xây dựng và thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa đất nước ta trong thế hội nhập toàn cầu vươn lên là một nước mạnh, giàu. Để hoàn thành được sự nghiệp đó phải cần một đội ngũ "biết làm" - là nguồn nhân lực. Con người nằm trong nguồn ấy tài năng đến đâu, đã được phát huy hết năng lực chưa để đóng góp có ích nhất cho quốc gia dân tộc...
  • Một nền học của ta và cho ta

    07/05/2007GS. Phan Đình DiệuNền học mới mà ta chủ trương xây dựng, phải là một nền giáo dục có nội dung tiên tiến, hiện đại và truyền thống. Hiện đại là nói đến tri thức khoa học tiên tiến của nhân loại, đã và đang có những bước tiến vượt bậc và có tác động to lớn đến sự chuyển biến của kinh tế và xã hội loài người hiện nay; còn truyền thống phải chăng là những cái hay, cái đẹp trong nền học của dân tộc ta từ hàng ngàn năm nay, đã góp phần tạo nên cái cốt cách tinh thần của dân tộc ta trong quá khứ và vẫn còn cần thiết cho cuộc sống hôm nay?
  • “Không thành công cũng thành nhân”

    29/08/2006Đỗ Hồng NgọcTừ biệt thành phố, nơi đã có 23 năm sống và làm việc để về TW đảm nhận nhiệm vụ mới, một nhiệm vụ khá nặng nề: tân Bộ trưởng Bộ GDĐT - ông Nguyễn Thiện Nhân, đã có những ý kiến về lĩnh vực giáo dục...
  • xem toàn bộ