Hà Nội phố, Hà Nội quê

08:19 CH @ Thứ Bảy - 10 Tháng Mười, 2009

Ba mươi mấy năm rồi, Hà Nội với tôi chỉ còn là những chuyến đi, về. Bởi chừng ấy tháng năm, giã từ tuổi thơ bắt ve trèo sấu, giã từ tuổi niên thiếu bắt đầu chớm biết xao lòng buổi cắp cặp đi học ở ngõ Quỳnh, tôi về phố biển miền Trung.

Nhưng, dẫu là Hà Nội phố phong rêu hay Hà Nội quê mênh mang bừa bộn, với tôi, vẫn chỉ một Hà Nội như ngăn kéo chật đầy ký ức.

Tôi nhớ cây cầu Long Biên với những vai cầu khum khum mang dáng người đàn bà đang gò lưng đạp xe sang sông Hồng. Cái lưng gù, cái đầu chúi. Lam lũ, lạ lùng ... Bom Mỹ thả tơi bời, ba tôi sốt ruột từ công trường bên Đức Giang đạp xe về Hà Nội chở tôi sơ tán.

Tháng Chạp, mưa phùn, tôi áo bông sù sụ ngồi sau ngủ quên tự khi nào. Ba tôi kể, khi quài tay không thấy tôi đâu, ông mới hốt hoảng quay lại, đã thấy tôi ngủ khì như củ khoai trên mặt cầu! Ba tôi giờ đã đi xa. Lỗi tại mấy cái “ổ voi” bom Mỹ nó thả xuống Long Biên nhiều quá, không phải lỗi của ba đâu, ba ơi!

Tôi nhớ cái ao tôi lặn ngụp suốt những tháng năm sơ tán. Mảnh ao nhà ngoại tôi cách hồ Hoàn Kiếm 38 cột cây số, thuộc Phú Xuyên - Hà Tây, giờ vẫn còn nguyên đó. Chỉ khác, ao làng nay đã trở thành một phần của Hà Nội.

Những buổi chiều dong trâu về, nổi rơm nấu cơm. Cái sân gạch thênh thang rôm rả mâm cơm với canh cua đồng, tép rang, quả cà pháo ròn tan. Bác dâu, bắt chước các anh, tôi cũng gọi bằng “U”.

Mùa gặt về, vàng ngồn ngộn sân. Tôi khi ấy cao chưa tầy bó lúa, cũng tìm cho được một cái néo tre cuộn mấy gié lúa lại để đập. Ùynh uỵch nện xuống cái cối đá vẹt mòn, lúa bay tung toé. Rồi bám lưng các anh đứng bập bõm trên cái cần giã gạo.

Những buổi chiều nằm bên cầu ao, ngó trời chiều chạng vạng, chờ tầu hoả chạy qua những rặng tre phía xa xa. Thời ấy tầu chạy bằng than, cột khói đen ngòm dài ngun ngút. Thê thiết tiếng còi tàu rúc chốn đồng quê tịch vắng. Bao năm đi về, khi mái đầu đã pha sương, vẫn tìm nơi ngả lưng bên cầu ao ấy. Đó là nơi thật hiếm hoi cho ta những phút giây chẳng nghĩ ngợi gì...

Hà Nội giờ rộng lắm rồi, có cả quê lẫn phố. Đây đó nghe không ít tiếng than phiền về Hà Nội quê không còn là quê, Hà Nội phố mất dần chất phố.

Thời hiện đại, người ta bắt đầu giật mình nhận ra những “thành phố không ký ức”. Thực ra vùng đất, thành phố nào cũng chất chứa kho tàng văn hóa vật thể lẫn không vật thể. Nhưng nó đã bị những nhà quy hoạch gạt bỏ xóa mờ dần bằng cơn lốc giải tỏa, xây dựng.

Ký ức về Hà Nội luôn mãnh liệt cả với những người đang sống trong nó và những người đi xa.

Những góc phố mái hiên hàng mang hồn vóc Hà Nội, xin đừng chạm đến.

Một mảnh ao làng dẫu mang địa danh Hà Nội, thì xin hãy cứ là một mảnh ao quê.

Bởi giá ai đó cũng đều biết rằng, người ta có thể giàu có biết bao nhiêu nhờ ký ức...

Nguồn:Tiền Phong
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhận diện con người Hà Nội qua lăng kính văn hóa Thăng Long - Hà Nội

    17/10/2019GS.TS. Trần Văn BínhCon người sáng tạo ra văn hóa, là chủ thể của văn hóa, đồng thời con người cũng là sản phẩm của văn hóa. Vì vậy, thông qua con người có thể hiểu văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc, và ngược lại, qua văn hóa cũng có thể hiểu rõ về con người...
  • Hà Nội, di sản nghìn năm và tốc độ của đời sống hiện đại

    09/02/2015Nguyễn Trương QuýBắt đầu câu chuyện về Hà Nội, người ta thường nghĩ ngay đến kho "di sản gạch ngói" hay là những thứ "văn vật", thời thượng hơn thì dùng từ "văn hoá vật thể" để chỉ những cấu trúc xây dựng của đô thị, trong đó chủ đề phố cổ luôn nóng hổi và dù nghe đã nhàm tai, đã biết quá rõ những gì gọi là đẹp đẽ, những gì trầm kha của một khu phố luôn được nhắc đến hằng đầu trong những nghị quyết về văn hoá xã hội thủ đô hay những hội thảo chuyên đề về Hà Nội, nhưng hình như vẫn chưa ra được đáp số.
  • Hàng quà ở Hà Nội ngày xưa

    29/07/2009Văn NgọcMỗi lần nhớ lại những hàng quà ngày xưa ở Hà Nội, là tôi lại nhớ lại cả một quãng đời thơ ấu. Nhớ lại những tiếng rao, tiếng động phố phường, mới ngày nào còn gần gũi ... Những tiếng xe cộ lúc sớm mai trên đường phố, những tiếng rao quà trong trưa nắng, những tiếng hát của người xẩm loà lúc phố xá lên đèn, tất cả những âm thanh đó, những hình ảnh đó, đã ghi khắc vào tâm hồn tôi.
  • Phố cổ Hà Nội

    13/07/2009Nguyễn Văn VĩnhBài viết này được trích từ cuốn Lịch sử, sự thật và sử học (Tạp chí Xưa&Nay, Nhà xuất bản Trẻ, 12/1999) tập hợp một số bài viết trên tạp chí Xưa&Nay của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Bài viết nguyên bằng tiếng Pháp đăng trên tờ Annam Nouveau số 140 ngày 2/6/1932 của nhà báo-chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh, đã được một bạn đọc dịch và gửi đến tòa soạn Xưa&Nay, góp phần giải thích về việc tìm hiểu khái niệm "Ba mươi sáu phố phường".
  • Chuyện về nhà Hà Nội học đầu tiên

    03/07/2009Trung PhongDoãn Kế Thiện (1891-1965) là một nhân sĩ trí thức giác ngộ đi theo cách mạng, là nhà văn, nhà báo, nhà dịch thuật, nhà nghiên cứu... với trên 50 năm hoạt động liên tục, đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Cụ được tôn vinh là Danh nhân văn hóa của đất nước. Riêng trong lĩnh vực nghiên cứu về Hà Nội, cụ được vinh danh là nhà Hà Nội học đầu tiên.
  • Tự nhiên như người Hà Nội

    08/01/2009Nguyễn Trương QuýChẳng rõ có phải vì mang thân là thủ đô tập quyền về đủ mọi mặt từ xưa đến nay (những đứt quãng không nhiều so với toàn cục) mà Hà Nội mặc nhiên được coi như là khuôn vàng thước ngọc cho các giá trị, nhất là văn hoá của đất nước. Cô gái đẹp thì ai cũng đồng ý là đẹp, nhưng được bầu làm hoa hậu thì khốn khổ, sẽ có ngay ý kiến bình luận liệu cô ấy có xứng đáng chưa, hoa hậu thì phải trả lời ứng xử tốt nữa...
  • Mở rộng Hà Nội: Nỗi lo giữ gìn văn hóa thủ đô

    13/05/2008Đan TâmViệc mở rộng Hà Nội cần được tính toán rất kỹ về nhiều mặt và có bước đi thích hợp nhằm thể hiện được thủ đô là tiêu biểu nhất cho chính trị và văn hóa của đất nước
  • Hà Nội ơi!

    25/03/2008Trung Trung ĐỉnhHà Nội ơi, khi nào người được sống bình an thanh lịch như ngàn năm văn hiến, đã từng có nhiều lúc nhiều thời sang trọng nhất trong thiên hạ...
  • Xây dựng văn hóa người Hà Nội: Phải từ ý thức mà nên

    07/05/2007Nhâm TâmNhiều người đã từng đi tham quan nước ngoài đều nhận thấy. Ở Hà Nội hành vi mất an ninh trật tự, gây ô nhiễm môi trường, hàng quán lộn xộn... tại nơi công cộng, đặc biệt tại các khu di tích, điểm du lịch văn hóa còn tồn tại nhiều. Nguyên nhân chính của tình trạng này vẫn là do ý thức của người dân. vì vậy việc tuyên truyền, giáo dục ý thức văn minh đô thị là rất cần thiết.
  • Bữa cơm gia đình Hà Nội

    01/01/1900Băng SơnPhải là một kẻ cô đơn, một người rơi vào hoàn cảnh gia đình không trọn vẹn, không hoàn chỉnh mới thấy không khí gia đình là quý báu như thế nào, nhất là những bữa cơm gia đình, dù nó là hàng ngày nó quen thuộc với ta suốt một đời... Nó là tình yêu, là sức khỏe, là thương mến, là tình máu mủ ruột rà… hơn thế nữa, nó còn chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa, và thực chất, nó chính là một phần của văn hóa Thăng Long - Hà Nội.
  • Nét đẹp của phụ nữ Hà Nội

    15/07/2006Băng SơnCứ dăm năm lại có một lớp con gái trẻ Hà Nội lớn lên, đẹp hơn trước. Phụ nữ Hà Nội đi đâu cũng không lẫn vì nhiều vẻ. Đó là một điều thật đẹp, thật vui. Ngay giữa lòng thành phố, có thể nhận ngay ra người phụ nữ có cốt cách Hà Nội, bất kể tóc đã hoa râm, bạc trắng hay còn tóc thề để xoã ngang vai bất luận họ đang vội vã, đang ngồi trên xe máy, đang trong rạp hát, đang ăn quà hay đang thả bộ ung dung trên vỉa hè...
  • Hà Nội nơi mở cửa những đổi mới văn hoá

    08/02/2006Nguyễn Vinh PhúcKhông kể chuyện xa xưa, khi ở đây từng diễn ra sự tiếp xúc và cải biến văn hoá Ấn Độ - Trung Hoa, mà chỉ kể chuyện 100 năm trở lại đây, việc hội nhập rồi phát triển cùng văn hoá thế giới cũng đủ nói lên Hà Nội là nơi mở đầu những đổi mới trong đời sống văn hoá...
  • Hà Nội “bớt” thanh lịch - Đừng đổ hết lỗi cho giới trẻ!

    15/01/2006Trong thời kỳ đổi mới, Hà Nội tiếp nhận nhiều luồng văn hoá khác nhau, thể hiện rõ nét nhất trong lối sống của giới trẻ. Nét thanh lịch của người Hà Nội đang có phần chìm lắng, và đó không phải là lỗi của riêng giới trẻ!
  • Xây dựng văn hóa người Hà Nội

    20/12/2005… Sẽ có nhiều việc phải làm. Bởi rất nhiều nét đẹp, văn hóa Hà Nội còn… lạo xạo những hạt sạn...
  • Hà Nội: Bao giờ “xuất khẩu”... thanh lịch?

    16/10/2005N.M.HàDịch giả Thúy Toàn trích lời một du khách nước ngoài từng đến HN năm 1987, nay quay trở lại: “Người HN bây giờ không thân thiện bằng người HN hồi đó. Phố xá HN hồi đó sạch sẽ và yên tĩnh hơn bây giờ nhiều”...
  • xem toàn bộ