Hãy biến việc đọc sách thành văn hóa

11:05 SA @ Thứ Sáu - 21 Tháng Tư, 2017

Việc xây dựng một nền tảng văn hóa hay một đời sống văn hóa là theo nguyên lý leo dốc. Nhưng việc phá vỡ một nền tảng hay một đời sống văn hóa lại theo nguyên lý lao xuống dốc. Vận tốc tăng dẫn đều và cuối cùng là vỡ nát.

Hãy biến việc đọc sách thành văn hóa

Ngày 21 tháng 4 năm nay đã trở thành Ngày sách Việt Nam đầu tiên. Nếu có một vạn người đến với Ngày sách Việt Nam thì ít nhất cũng có mười vạn người cho dù không đến được Ngày sách nhưng lòng thấy rất vui mừng.

Đó là một việc khởi đầu tốt lành. Nếu ví quyết định có Ngày sách cho đất nước là một hạt giống quý thì chúng ta phải nghĩ tới làm sao cho hạt giống ấy nẩy mầm và lớn lên thành một cái cây khỏe mạnh, xum xuê cho những mùa quả trĩu cành. Nghĩa là chúng ta phải biến việc đọc sách thành văn hóa.

Chúng ta phải nhớ rằng đó không phải là một phong trào và không được phép biến nó thành một trong những phong trào của chúng ta. Nếu chúng ta biến nó thành một phong trào thì nghĩa là nó sẽ chết một cách nhanh chóng. Chỉ khi nó trở thành một phần văn hóa của chúng ta thì nó mới có khả năng bền vững và lan tỏa.


Đọc sách không phải là phong trào mà biến nó là một phần văn hóa của mỗi chúng ta...

Tôi không biết, sau quyết định có Ngày sách Việt Nam thì các cơ quan chức năng sẽ làm những gì cho việc đọc sách của người Việt Nam có thể trở thành văn hóa. Ngày sách Việt Nam không thể chỉ là một quyết định được đưa vào chương trình nghị sự mỗi năm một lần của một bộ, nghành nào đó, để gần đến ngày đó thì triển khai. Và rồi qua ngày đó thì quyết định kia lại được cất đi chờ đến ngày đó, tháng đó năm sau lại họp triển khai và cứ thế, cứ thế.

Để làm được điều đó, nó cần chúng ta phải thấu hiểu thực sự rằng: việc đọc sách không phải là một hành động giải trí và tra cứu một thông tin gì đó mà là tạo dựng lên một đời sống văn hóa và văn minh. Nó làm cho con người hiểu biết chính họ và vũ trụ. Nó làm cho con người nhận biết được những vẻ đẹp, biết tự vấn lương tâm, biết hướng tới những điều tốt đẹp và tự hoàn thiện mình.

Cho đến bây giờ, tôi vẫn phải cám ơn những người Hà Nội sơ tán về làng tôi cách đây 50 năm. Họ xuất hiện ở làng tôi và mang theo một thứ kỳ lạ. Đó là những cuốn sách. Ngày đó, ở nông thôn không thể tìm đâu ra những cuốn sách. Những người Hà Nội sơ tán ở nhà tôi. Và đêm đêm, sau khi họ đi ngủ, tôi rón rén đến chiếc bàn họ để những cuốn sách. Ngọn đèn dầu được thắp lên và những trang sách mở ra. Một thế giới diệu kỳ tưởng không có gì hơn thế mở ra đón tôi vào.


Những trang sách mở ra những thế giới...


Những năm tháng đó, tôi thường nói dối mẹ là xuống chiếc hầm tránh bom ở ngoài vườn để học bài. Mẹ tôi rất vui khi thấy tôi chăm học và chịu ngủ hầm vì máy bay Mỹ thường xuyên ném bom đêm ở những vùng lân cận. Trong căn hầm ẩm thấp và âm i tiếng côn trùng, bên cạnh ngọn đèn dầu vặn nhỏ, tôi đã chìm vào thế giới của những cuốn sách. Trước khi đi ngủ, tôi lại rón rén mang những cuốn sách trả lại những người Hà Nội sơ tán.

Nếu không có họ, không biết bao giờ tôi mới được đọc những cuốn sách như thế và không biết con người tôi sẽ lớn lên ra sao khi không có những cuốn sách ấy. Họ vô tình trở thành những Thiên sứ mang những món quà chứa đầy phép thiêng đến cho những cô bé, cậu bé như tôi.

Nhưng cho đến bây giờ, những người Hà Nội càng ngày càng trở thành những người lười đọc sách. Tôi nói vậy không phải để chê họ. Tôi nói vậy để sự báo động của tôi ở một cấp độ nguy hiểm. Bởi hơn ai hết, họ là những người có điều kiện, có nền tảng và truyền thống cho việc đọc sách nhất. Và một khi họ đang từng ngày giã từ những cuốn sách thì những vùng dân cư khác sẽ còn nguy hiểm đến mức nào.

Gã khổng lồ xuất hiện và cái chết của một nền văn hóa

Tuần trước, người bạn tôi làm nghề xuất bản sách đã thông báo cho tôi một tin xấu. Anh ấy nghe được rằng: gã khổng lồ ăn nhanh Mcdonald đã thôn tính xong một trong những địa chỉ văn hóa có tiếng ở Hà Nội. Đó là trung tâm sách ở phố Nguyễn Xí. Nếu sự thật đúng như vậy thì đây là một tin quá xấu.


Khi chúng ta cả gan hủy diệt một trung tâm sách để thay thế vào đó một trung tâm ăn nhanh thì chúng ta đã vượt qua giới hạn mất rồi

Phố Tràng Tiền và những phố lân cận lâu nay như là một trong những địa chỉ văn hóa của Hà Nội. Dẫu biết đứng về mặt đồng tiền thì những cửa hàng sách hay gallery ở khu phố đó quả là hơi lãng phí về tính sử dụng. Nhưng sự lãng phí văn hóa hay có thể gọi là cái chết của văn hóa mới là sự lãng phí kinh hoàng.

Khi chúng ta cả gan hủy diệt một trung tâm sách để thay thế vào đó một trung tâm ăn nhanh thì chúng ta đã vượt qua giới hạn mất rồi. Hôm nay chúng ta dễ dàng hủy diệt một địa chỉ văn hóa này thì ngày mai chúng ta càng dễ dàng hủy diệt một địa chỉ văn hóa khác. Một con người dễ dàng vứt bỏ nguyên tắc sống này thì sẽ dẫn đến vứt bỏ một nguyên tắc sống khác.

Trên đất nước của chúng ta có hàng ngàn địa chỉ văn hóa. Có lẽ khi vứt bỏ hay xóa sổ một địa chỉ văn hóa người ta sẽ rất dễ dàng ngụy biện là có đáng gì. Việc xây dựng một nền tảng văn hóa hay một đời sống văn hóa là theo nguyên lý leo dốc. Bước sau phải cố gắng hơn bước trước. Nhưng việc phá vỡ một nền tảng hay một đời sống văn hóa lại theo nguyên lý lao xuống dốc. Vận tốc tăng dẫn đều và cuối cùng là vỡ nát.


Lớp trẻ chen chúc nhau trước một cửa hàng ăn nhanh Mcdonald

Đứng về mặt sức khỏe của thế hệ trẻ, có không ít những quốc gia có chế tài rất nghiêm khắc đối với các đồ ăn nhanh nhập cảng của phương tây. Với Mcdonald chẳng hạn, một số quốc gia chỉ cho phép Mcdonald hoạt động trong một phạm vi rất hạn chế cho dù các quốc gia đó biết rằng họ sẽ thu được lợi nhuận từ thuế của tập đoàn ăn nhanh khổng lồ này.

Nhưng chưa có một quốc gia nào lại xóa đi một địa chỉ, một không gian văn hóa để kinh doanh với mục đích lợi nhuận vật chất. Tôi tin và mong rằng cái tin quá xấu kia chỉ là tin mà thôi. Nó không phải là sự thật. Và nếu nó là sự thật thì sự kiện vô cùng quan trọng chúng ta vừa tiến hành là Ngày sách Việt Nam sẽ chẳng còn bao ý nghĩa. Và nó rất dễ có nguy cơ tàn lụi ở phía tinh thần của nó.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • 9 sai lầm của văn hóa đọc

    19/04/2019Thiên MinhChữ là thứ có thể thờ, chơi, xin, cho, ăn cắp, mua bán, khoe khoang, khinh rẻ, nát (chữ dùng của nhà văn Nguyễn Việt Hà) hay đơn giản là dùng - tất cả phụ thuộc vào thái độ của người đọc...
  • Bẻ hoa và văn hóa đọc

    24/02/2018Hiệu Minh (Từ Washington, D.C)Nếu có chút hiểu biết, không ai lại nỡ bẻ hoa của các nghệ nhân. Ngắt trộm bông hoa cho đứa con thơ của mình, người cha đã dạy con thói quen ăn cắp ngay từ nhỏ. Sếp cầm phong bì không thể tìm được nhân viên trong sạch...
  • Văn hóa đọc ở Việt Nam, cần dựng lại từ nền móng

    21/11/2017Phạm TăngLật lại một vấn đề không mới tại một hội thảo có tính "chiến lược quốc gia", mới nhận ra rằng lâu nay chúng ta chưa hề có văn hóa đọc theo đúng nghĩa...
  • Thư viện, văn hóa đọc và đẳng cấp quốc gia

    21/04/2017Nguyễn Quang ThạchĐẳng cấp của một quốc gia được đo bằng các sản phẩm khoa học, sức mạnh kinh tế và quân sự được thừa nhận. Chẳng hạn, thế kỷ 19, khi Jame Watt chế tạo ra máy hơi nước, mở đường cho công nghiệp nặng và chinh phục đại dương, nước Anh trở thành cường quốc hàng hải và xâm chiếm thuộc địa...
  • Sách & văn hóa đọc trong đời sống hôm nay

    21/04/2017Nguyễn Công HoanXuất phát từ vị trí, vai trò, tác dụng của sách báo và nhằm tôn vinh văn hoá đọc mà Tổ chức UNESCO trong phiên họp Đại hội đồng lần thứ 28 (1995) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm “Ngày Sách và bản quyền thế giới".
  • Internet sẽ tiêu diệt văn hóa đọc?

    02/07/2016Minh TuấnInternet là phát minh vĩ đại của nhân loại. Song, nó cũng tác động không nhỏ đến văn hóa đọc truyền thống. Liệu sách, báo in sẽ tồn tại?
  • Sành điệu Internet - “Bầy đàn” & Văn hóa đọc

    17/11/2014Nguyễn MinhVăn hóa đọc xem ra là vấn đề có vẻ trầm trọng, kéo theo nhiều băn khoăn, phiền não của những người tâm huyết với sách. Người ta mở biết bao nhiêu Hội thảo, diễn đàn trên báo bay trong... hội trường để bàn về việc làm sao cho sách in, báo in "trụ” được trong cuộc cạnh tranh dữ dội với lnternet. Tràn ngập trong những cuộc hội họp ấy là lời than phiền về tương lai của sách và luận điểm người ta đưa ra nhiều nhất là: Internet sẽ “nuốt chửng" sách in truyền thống, thật đáng lo ngại!
  • Văn hóa đọc trên mạng: Vàng thau lẫn lộn

    20/07/2014Tường Vân - Yên NgọcVăn hóa đọc có lúc tưởng như đã nhường bước cho các loại văn hóa nghe nhìn trong thời buổi công nghệ điện tử nghe nhìn phát triển đến tốc độ chóng mặt. Việc xuất hiện hình thức sách đọc trên mạng cũng là điều tất yếu...
  • Từ chiếc bookmark nghĩ về văn hóa đọc

    19/05/2014Minh PhướcMột lần, tôi cần mua vài chiếc bookmark, đi khắp các hiệu sách và cửa hàng đồ lưu niệm nhưng không tìm đâu ra loại bookmark đẹp, xứng đáng dùng làm quà tặng một cách trân trọng. Chỉ có những miếng bìa vẽ sơ sài hình tháp Rùa hồ Gươm, hoặc hình các cô gái mặc trang phục dân tộc. Thật khác xa với những chiếc bookmark bằng da, mạ vàng hoặc khắc gỗ tinh xảo tôi từng được thấy trong bộ sưu tập của một người bạn. Chuyện tuy nhỏ nhưng có thể thấy, nếu tìm những dụng cụ hỗ trợ sách căn bản còn khó khăn, thì chúng ta chưa có những hiệu sách hoàn thiện.
  • Khôi phục một văn hóa đọc lành mạnh

    13/05/2014Nguyên NgọcCó một dấu hiệu để đánh giá đáng tin cậy: số lượng sách in, chỉ trừ sách giáo khoa là sách bắt buộc học sinh phải mua, vẫn còn quá ít. Một cuốn tiểu thuyết in được một nghìn đến vài nghìn bản đã có thể coi là “hiện tượng”. Quả thật đó là điều rất bất thường, rất đáng lo lắng trong một đất nước có hơn 80 triệu dân...
  • Cần thực tâm đưa văn hóa đọc lên tầm cao

    20/04/2014Trà Giang thực hiệnCần tìm mọi cách nâng cao văn hóa đọc của dân chúng, nhất là bạn đọc trẻ hay cần bằng mọi giá chạy theo nhu cầu thị hiếu của họ? Trả lời vế đầu là trách nhiệm của giới lãnh đạo, còn lơ là với vế đầu mà dốc sức giải đáp vế sau là thái độ của những kẻ hám lợi nhưng luôn nhân danh văn hóa đọc...
  • Văn hóa đọc

    16/03/2014Đặng Huy GiangSách được đọc thường xuyên hơn, có thị phần bán ra ổn định hơn, có lẽ là sách giải trí và sách công cụ. Và độc giả của máng sách này thường là những người trẻ tuổi. Mảng sách này rất thực tế, không có giá trị văn hoá, văn chương, chỉ có giá trị thư giãn đầu óc hoặc cung cấp kiến thức dưới dạng bách khoa thư...
  • Văn hóa đọc của giới công chức văn hóa

    16/05/2008Lưu AnSẽ nhiều khả năng rơi vào sự cực đoan nếu nói rằng người Việt - Nam hiện nay không có (hoặc đã đánh mất) thói quen đọc sách. Cần phải có những thống kê hết sức cụ thể thì mới có thể đưa ra những phán đoán chắc nịch theo kiểu như vậy. Tuy thế, đây là điều bất khả.
  • Văn hóa đọc, có cần “báo động” ?

    22/08/2007Vũ Bảo NguyênNói đến văn hóa đọc nói chung và văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay, một nhà phê bình văn học từng ta thán: ”Sự thực là những người đọc trẻ hiện nay chẳng mấy thiết tha với văn hóa đọc, nhất là đọc những tác phẩm văn chương...
  • Văn hóa đọc, một vài cảm nhận

    16/01/2007Mỹ LinhVăn hóa có nội hàm rộng lớn mênh mông - một khái niệm phức hợp, thế nhưng nó được thể hiện hàng ngày, rất gần gũi với mọi người chúng ta như văn hóa dân tộc, văn hoá lễ hội, văn hoá đô thị, văn hóa lối sống,văn hoá giáo dục...đã được mọi người thừa nhận. Thuật ngữ "Văn hoá đọc" là khái niệm mới được dư luận xây dựng lên, chưa có định nghĩa cũng như khái niệm nào nói văn hoá đọc là gì và nó như thế nào? Mặc dù vậy, theo thời gian cũng như sự phát triển của xã hội, thuật ngữ văn hoá đọc ngày càng được nóinhiềuhơn trên các phương tiện thông tin đại chúng và trở thành đề tài khoa học để nghiên cứu.
  • Văn hóa đọc trong bối cảnh bùng nổ truyền thông

    11/09/2006Nguyễn Hữu Giới
    Trong nửa sau của thế kỷ 20, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, nhất là sự bùng nổ thông tin với sự xuất hiện của vô tuyến truyền hình, video và các phương tiện nghe nhìn khác, đã khiến người ta tập trung vào số phận của sách: Liệu có phải sách đang mất dần vị trí độc tôn của nó trong nền văn hóa hay không?
  • Những cuốn sách kinh điển và văn hóa đọc hiện nay

    27/08/2006Như Bìnhd“Muốn có văn hóa thì phải được giáo dục, định hướng, bồi dưỡng nhưng bạn đọc của ta hiện nay phần nhiều bối rối, bất lực và lạc lối giữa biển sách đủ loại, đủ màu sắc, hay-dở, tốt-xấu, thật -giả lẫn lộn”, dịch giả Đoàn Tử Huyến nói...
  • xem toàn bộ