Hiện tượng “thùng rác văn hóa” trên facebook

11:36 SA @ Thứ Ba - 14 Tháng Giêng, 2014
 “Phây” (facebook) đang thống soái, mang niềm vui, nỗi thống khổ, sự bực bõ cho những cá nhân đang hoạt động trong mảng giải trí và những tay viết quanh mảng giải trí, đang ngụp lặn trong “phây”...

Từ chuyện của Lan và Tèo Em

Lan ở đây là người mẫu Xuân Lan. Dăm tháng trước, khi cô mang bầu, một tay viết nhận PR cho bộ phim có Xuân Lan tham gia, “đổ” thông tin qua email cho nhiều phóng viên với tít "giật": “Xuân Lan mang bầu 6 tháng vẫn ra phim trường”. Có người hỏi giật,  6 tháng có bầu, ra phim trường, thì đã sao?".

Cuối tuần qua, phát ngôn liên quan đến cha của bé, trả lời những câu hỏi kiểu sục sạo đời tư, trên  “phây” của mình, Xuân Lan độp lại, lời lẽ, được dẫn lại báo, và bị nhận xét là chua ngoa, như: “Mai mốt muốn biết tôi quan hệ ngày nào và cha đứa bé là ai cứ nhắn tin cho tôi nhé. Tôi sắp xếp cho các bạn chui gầm giường mà biết”.

Tại sao Xuân Lan quạu như “gà mẹ xù lông” bảo vệ con  mình? Vì những câu hỏi soi mói. Nếu những người đặt câu nói những lời tốt đẹp, nhã nhặn mừng một sinh linh ra đời, là một người mẹ, người mẫu Xuân Lan không thể nhả miệng ra những lời cáu kỉnh. Nói, chúc  một lời tốt đẹp không có nghĩa là nói một lời dối trá. Kèm theo bài viết  về việc Xuân Lan đành hanh, chỉ có ba lời chúc mừng gửi đến cho cô.

Cách đây không lâu, Lao Động đã có bài viết về phim hài “Tèo Em” dưới nhan đề “Hội chứng: Ai cho mày chê con tao xấu”. Tranh cãi thì không có gì đáng bàn ngoài chuyện những người trong cuộc biến mạng xã hội thành một “chợ cá”.

"Tèo Em" dù có bội thu vài chục tỉ đồng, thì với nhiều tay viết điện ảnh, với nhiều khán giả, vẫn là một phim hài nhảm, là một sự trượt dốc về nghề của tay đạo diễn, nay lại thêm việc không kiềm chế vài lời “qua lại” để bênh phim mình, thành ra, dưới góc độ ấy, như có cư dân mạng nặng lời:  “Bèo như Tèo (em)”.

Tại anh, tại ả?

Nhiều người thường trách “người của công chúng”, các loại “sao”, “những người  hoạt động trong lĩnh vực văn hoá”... hay giật status, đưa ảnh phản cảm của họ lên mạng cá nhân của họ để câu view,... Làm nên một thứ rác - văn hoá trên mạng. Khôi hài, khi cũng có những phóng viên chỉ “nhăm nhăm”  mò vào “nhà” - facebook của  người ta - kiếm “vị” cho bài viết của mình, rồi lại quay mắng ngược lại chủ nhà.

TS Nguyễn Thị Hậu đã đưa ra quan điểm về mạng xã hội rất dí dỏm: “Dù viết thế nào, những gì bạn viết trên mạng chắc chắn là một phần con người bạn. Và cũng như trong cuộc sống, những status và comment, những note và entry của bạn cũng phải chịu sự va đập của thế giới mạng.

Bạn “ném” ra cái gì thì thế giới mạng sẽ trả bạn cái đó. Thật đấy! Thế giới mạng rất “tinh tướng”, không phải cứ đạo mạo lên mặt dạy đời chê bai tất cả thì “mạng” sẽ vì nể, hay bỗ bã tếu táo thậm chí ‘chửi” như hát hay thì “mạng” sẽ coi thường xa lánh. Như trong đời sống, cái gì cũng có giới hạn của nó.

Để nhận ra được cái giới hạn này, ở trên mạng hay ngoài đời, đều không dễ. Quá đi một chút, từ bỗ bã tếu táo trở nên đanh đá hỗn hào, từ nhận xét khen chê sẽ thành tâng bốc hay mạt sát... Sự tương tác tức thời và “không biên giới” của thế giới Mạng có sức quyến rũ mê hoặc ghê gớm, đồng thời là một sức mạnh có thể "hủy diệt" một cá nhân trong chốc lát. Thế giới mạng như một tấm gương là tấm gương phóng đại nhiều lần những tốt đẹp hay xấu xa của mỗi con người, của một xã hội...”.
Nguồn:Lao động
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sách "sến Tàu" ru ngủ giới trẻ Việt?

    19/05/2018Hồ Hương GiangTừ lứa tuổi 14-15, không ít các em nữ đã bắt đầu đọc truyện ngôn tình và dần dần mê đắm...
  • Web cho giới trẻ: có một đống rác!

    09/03/2017Phạm Thành NhânSự bùng nổ của các trang thông tin điện tử đã kéo theo nhiều hệ lụy. Nhiều cảnh báo đã được đưa ra, mổ xẻ với nhiều lo ngại...
  • Quá phi lý khi giới trẻ không biết Picasso là ai

    18/03/2016Chi Mai (thực hiện)Trong câu chuyện với VietNamNet về giáo dục thẩm mỹ, họa sĩ Lý Trực Sơn nói: ở những trường hợp cụ thể, nhân dân thế giới đều “dốt” như nhau. Nhưng, với không ít học sinh Việt Nam, nếu các em không biết  Picasso, Leonardo Da Vinci là ai thì thật phi lý...
  • Giới trẻ và hội chứng Internet

    18/01/2016Hoàng Đức NhãMặt trái của việc sử dụng Internet trong giới trẻ và thực tế đáng buồn là tình trạng đó vẫn đang diễn ra và có dấu hiệu phát triển mạnh thành “hội chứng Internet”...
  • Suy nghĩ của giới trẻ về con người

    15/05/2015Con người là sinh vật phát triển nhất, ưu việt nhất trên trái đất này. Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa con người và các loài động vật khác là tính nhân bản. Nhưng liệu, đức tính tốt đẹp ấy có còn được giới trẻ coi trọng và bồi dưỡng không?
  • Cảnh báo sự xuống cấp đạo đức, lối sống trong giới trẻ

    30/11/2010Trần TuấnNhư Báo CAND đã đưa tin,ngày 24/10/2009, tại khu vực trước cổng Trường THPT Nguyễn Trãi (quận Ba Đình) xảy ra một vụ đâm chém nhau giữa 2 nhóm thanh niên, hậu quả khiến một sinh viên bị tử vong trên đường đi cấp cứu. Điều đáng nói trong vụ án này chính là việc các đối tượng có liên quan đến vụ án chiếm đa phần là các học sinh THPT có độ tuổi 9X. Vụ việc thêm một lần nữa cảnh báo về sự xuống cấp đạo đức, lối sống của một bộ phận trẻ vị thành niên, học sinh hiện nay…..
  • Giới trẻ ngày nay: Tôi hay chúng ta?

    10/07/2009Hải PhongGiới trẻ ngày nay có nhiều ưu điểm không thể phủ nhận. Được tiếp xúc với một cuộc sống đầy đủ hơn về vật chất, phong phú hơn về tinh thần, họ phát triển toàn diện hơn những thế hệ trước, theo một cách nhìn nào đó. Giới trẻ ngày nay cũng tự tin hơn khi thể hiện "cái tôi", tự tin hơn với năng lực bản thân, dám làm những điều họ cho là đúng. Thế nhưng, việc thể hiện "cái tôi" thái quá cũng dẫn đến một hệ quả khác: Đó là sự ích kỷ, bệnh yêu và tôn sùng bản thân, không biết quan tâm tới "chúng ta".
  • Mạng Internet cộng đồng tấn công giới trẻ

    19/05/2009Anh Xuân - Lê MinhTrong 2 năm gần đây, mạng Internet cộng đồng phát triển bùng nổ cả về tốc độ, số lượng và quy mô. Bên cạnh ý nghĩa kết nối bạn bè, chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc... thì số đông mạng Internet cộng đồng hiện nay đang thương mại hoá. Để làm được điều này, mạng xã hội đã "tấn công" giới trẻ bằng nhiều chiêu thức nguy hiểm để moi tiền và hút khách, kéo theo đó là những tệ nạn rất cần phải kiểm soát.
  • Các mạng xã hội ảo lý tưởng dành cho giới trẻ

    22/04/2009Phạm Thế Quang HuyGiới trẻ có lẽ không còn lạ lẫm gì với mạng xã hội ảo và tác động của nó đến xã hội thực tại. Tuy nhiên, trong khi các mạng xã hội ảo ngày càng phát triển, nhiều sinh viên lại không biết cách khai thác nguồn tài nguyên thông tin từ các mạng xã hội này.
  • "Giới trẻ không sống “nhạt” mà sống phức tạp hơn"

    17/02/2009Đinh Phương Linh (thực hiện)Đó là nhìn nhận của Đỗ Thanh Hải, Giám đốc trẻ măng của Trung tâm sản xuất phim truyền hình VN (VFC), đạo diễn chuỗi chương trình "Táo Quân" phát sóng mỗi dịp Giao thừa, phụ trách nhiều bộ phim về đề tài người trẻ: “Xin hãy tin em”, “Phía trước là bầu trời” và gần đây nhất là “Nhật kí Vàng Anh” luôn gây được dư luận.
  • xem toàn bộ