Hiện trạng xã hội qua ngôn từ

09:08 SA @ Thứ Năm - 06 Tháng Giêng, 2011
Những bài báo được phản hồi nhiều nhất là những bài được xã hội quan tâm nhất.

Trong số “10 bài được phản hồi nhiều nhất năm 2010” (Tuổi Trẻ, 1-1-2011) có tám bài về xã hội xuống cấp đạo đức với những từ hành hạ (3 lần), hành xử “địa ngục”, đánh dã man, độc ác, đâm chết người, (bêtông) lộ... cốt tre, một bài về cuộc sống đi xuống (tăng giá điện), một bài xã hội quan tâm tới số phận con người (trục vớt xe khách mất tích).

● Những con số thống kê định lượng về từ ngữ lại cho ta một bức tranh định tính về xã hội. Người ta đọc được báo chí nói chung và từng tờ báo nói riêng đề cập tới những điều gì. Trong những điều báo chí đề cập thì những điều gì được xã hội đọc nhiều nhất, quan tâm nhất (và tất nhiên, cả những điều gì nói ra và chẳng được mấy ai quan tâm)? Và những báo nào được xã hội đọc nhiều nhất?

Nói cách khác, dễ thấy có độ vênh nhất định giữa những điều được nói ra và những điều được quan tâm. Thông tin về những chủ đề, những bài báo đang “hút” khách trên các báo trực tuyến một mặt phản ánh dư luận xã hội và mặt khác rất quan trọng là chúng thật sự trở thành vũ khí hướng dẫn dư luận xã hội. Muốn định hướng dư luận xã hội không thể không quan tâm tới hiện tượng này.

● Có những từ ngữ lâu đời, đã một thời ít dùng, những kiểu quan hệ xã hội tưởng như đã lùi vào dĩ vãng, nay xuất hiện trở lại và bùng nổ khiến lớp từ này có số lượng từ ngữ mới và số lượt từ ngữ dùng nhiều tới mức đáng kinh ngạc. Lấy hai từ tặc và chạy để minh họa.

Về từ tặc, trong Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, xuất bản năm 1931, cho một ví dụ đạo tặc, nghịch tặc với nghĩa “giặc cướp”, ”phản nghịch”. Còn đứa con bội nghịch thì gọi là ”tặc tử”.

Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ, xuất bản năm 1992, cho bốn ví dụ: đạo tặc, gian tặc, nghịch tặc, phản tặc. Thời kháng chiến chống Mỹ có thêm không tặc (kẻ lái máy bay Mỹ xâm phạm, bắn phá miền Bắc). Các kiểu ”tặc” ngày nay nhiều gấp bội: hải tặc, lâm tặc, đinh tặc, cáp tặc, đất tặc, tin tặc (“Thợ săn tin tặc ở Mỹ”, Người Lao Động, 9-6-2005)...

Về từ chạy, trong Việt Nam tự điển cho hai ví dụ với nghĩa ”xoay xở để lo việc”: chạy chọt, chạy quan. Trong khi đó Từ điển tiếng Việt đã loại đi từ chạy quan, chỉ còn lại chạy chọt. Riêng chạy tiền, chạy thầy chạy thuốc cả hai từ điển đều hiểu theo nghĩa “khẩn trương lo liệu để đạt cái đang cần, đang mong muốn”.

Bạn muốn biết tiếng Việt hiện nay? Chỉ riêng tít báo, chúng ta đã gặp chạy án: “Hoàn tất kết luận điều tra mảng chạy án vụ PMU 18” (Thanh Niên, 7-4-2007); chạy chức: “Nạn chạy chức, chạy quyền xảy ra khá phổ biến” (Tuổi Trẻ, 20-11-2007); chạy điểm: “Xét xử vụ “chạy điểm” tại Bạc Liêu (Thanh Niên, 26-11-2007), chạy hạn ngạch: “Con trai thứ trưởng cũng tham gia chạy hạn ngạch” (Tuổi Trẻ, 15-3-2007), chạy quyền: “Nạn chạy chức, chạy quyền xảy ra khá phổ biến” (Tuổi Trẻ, 20-11-2007); chạy trường: “Thi đâu học đấy, không còn chạy trường” (Tuổi Trẻ, 7-4-2007). Rồi chạy bằng, chạy thạc sĩ, chạy huy chương, chạy bằng khen, chạy quota, chạy việc làm...

Qua từ ngữ, chúng ta nhận ra hiện thực xã hội là như vậy.
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sự tha hóa của ngôn từ

    30/03/2017Vương Trí NhànTục ngữ Việt Nam có câu "Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo". Hóa ra sự tha hóa tiếng nói ở ta đã bắt đầu từ lâu lắm. Điều cần nói thêm là đến nay trong xã hội hiện đại, khuynh hướng này ngày càng phổ biến.
  • Dòng chảy Việt trong “làn sóng" hội nhập

    17/01/2009Ths. Hà Huy TuấnDòng chảy Việt từ trước và cho đến hôm nay vẫn là những đương đầu và thách thức. Năm mới Kỷ Sửu – năm con trâu – trước những thách thức về kinh tế và hội nhập, thương hiệu Việt Nam hy vọng sẽ ngày càng tỏa sáng trên bản đồ kinh tế và văn hóa nhân loại.
  • Người trẻ "sống chạy"?

    19/10/2008Báo Phụ nữKhao khát của số đông bạn trẻ là có sự nghiệp. Nhưng nhiều người, vì hối hả trên đường đua tìm kiếm vật chất, đã bỏ qua nhiều giá trị tinh thần...
  • Chạy…

    15/05/2007Nguyễn Quang ANgười ta chạyđua, còn chúngta thì chạy chọt. Nếu bắt những "tiếnbộ" mà các ông quankhoe làcó chút xíu phải chạy đua thậtsự, nếu trả lại cho chữ “chạy" cái nghĩa lànhmạnh củanó thì tiếng Việt cảm ơn các quan nhiều,nhiều lắm.
  • Cũng là một kiểu "chạy án"!

    06/09/2006Tiến ChướcMột cơ quan pháp luật giữ quyền công tố ở cấp tối cao, lại có thể chịu sự tác động của các văn bản hành chính của địa phương để miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho bị cáo, bỏ lọt tội phạm, làm mất lòng tin của nhân dân vào sự nghiêm minh của phép nước? Liệu có thể xem đây là từ một kiểu "chạy án" công khai?
  • Thực tại và ngôn từ - Một vài phương diện của quá trình sáng tạo

    16/08/2006Mahapatra, Sitakant (La Mai Thi Gia dịch)Sáng tạo là một công việc vĩ đại và tinh tế của sự khám phá và sự tinh giản mối quan hệ phức tạp giữa bản ngã thi nhân với bộ ba: khách thể, hình ảnh và ngôn từ...
  • "Chạy án” và...

    13/04/2006Thanh ThảoNếu có một cuộc thi chạy tầm thế giới, có lẽ một số kha khá quan chức ở ta sẽ tham gia và sẽ có giải. Bởi họ "chạy" giỏi quá, "chạy" bất kể ngày đêm và trong mọi điều kiện thời tiết chính trị và xã hội. Người ta đã nói đến một "công nghệ chạy" ở xứ mình: chạy các cửa, chạy đủ thứ, chạy các kiểu, từ cái nhỏ đến cái lớn, cứ muốn được là phải "chạy"...
  • Chạy án - chạy ai?

    01/04/2006TS Nguyễn Đức MậuTừ chuyện "chạy án" (và cả chạy chức nữa) đặt ra sự suy nghĩ về nó như một tệ nạn trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể...
  • xem toàn bộ