Lý do Hội Nhà văn Hà Nội rút giải thưởng của Phan Huyền Thư

10:33 SA @ Thứ Tư - 21 Tháng Mười, 2015

Thông tin từ Hội Nhà văn Hà Nội chiều 20/10 cho hay, Ban chấp hành Hội đã quyết định thu hồi Giải thưởng Văn học 2015 (hạng mục Thơ) đối với tập thơ “Sẹo độc lập” (Nhà xuất bản Lao Động và Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam phát hành năm 2014) của tác giả Phan Huyền Thư.

Quyết định này liên quan đến những “lùm xùm” trong thời gian vừa qua về việc: bài thơ “Bạch lộ” (in trong tập “Sẹo độc lập”) của nhà thơ Phan Huyền Thư có nhiều câu từ, ý tứ giống với bài “Buổi sáng”của nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan (tên thật là Nguyễn Thanh Bình, hiện đang công tác tại báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh).

Cụ thể, ở “Bạch lộ,” Phan Huyền Thư viết: “Những gương mặt người/ Quen mà không quen/ Từng giọt sương nén trong veo câm nín/ Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh/ Em một mình/ Ngồi khuấy loãng thời gian.”

Trong khi đó, ở "Buổi sáng,” nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan viết:“Những gương mặt người/ Quen và không quen/ Những giọt cà phê muôn đời đen nhánh/ Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh/ gõ thức mặt trời/ Em ngồi một mình/ Khuấy loãng thời gian...”

Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan khẳng định, chị sáng tác bài thơ“Buổi sáng” vào năm 2000. Thời điểm đó, nhạc sỹ Phú Quang còn sinh sống ở Thành phố Hồ Chí Minh và có mở một quán càphê tên là Catinat. Đây thường là nơi tụ họp của giới văn nghệ sỹ thời kỳ đó.

Cụ thể, ngày 27/6/2000, trong lúc chờ các bạn văn nghệ tại quán càphê này, nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan đã sáng tác bài “Buổi sáng.” Sau đó, nhạc sỹ Phú Quang đã đọc bài thơ và phổ nhạc thành ca khúc“Catinat càphê sáng.” Bài thơ “Buổi sáng” cũng được in trong tập “Đếm cát” (Nhà xuất bản Văn học - Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2003).

Trong khi đó, tác giả Phan Huyền Thư cho biết, chị sáng tác bài “Bạch lộ” vào khoảng cuối năm 1996. Nhan đề ban đầu của bài thơ là “Độc ẩm trước bình minh.” Năm 1997, do muốn gửi in bài thơ ở một số tạp chí nước ngoài nên chị đã tiếp tục sửa lại câu từ cho ngắn gọn, rõ ý hơn và đổi tên thành “Độc ẩm cuối Thu.” Sau đó, tới năm 2007, Phan Huyền Thư tiếp tục đổi tên bài thơ thành “Bạch lộ.”

Hình ảnh bìa tập thơ "Sẹo độc lập" của Phan Huyền Thư và "Đếm cát" của Phan Ngọc Thường Đoan


Theo ông Phạm Xuân Nguyên - Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, trong khi Phan Ngọc Thường Đoan đưa ra những căn cứ chắc chắn để khẳng định thời gian, hoàn cảnh, ý tưởng sáng tác bài “Buổi sáng” thì những chứng cứ Phan Huyền Thư đưa ra liên quan đến bài “Bạch lộ” lại chưa đủ thuyết phục.

Tác giả Phan Huyền Thư đã không còn giữ được bản thảo gốc bài thơ từ khi tác phẩm mới ra đời hay bản thảo chị gửi sang các tạp chí văn nghệ ở nước ngoài trong năm 1997.

“Bởi vậy, trước mắt, Hội Nhà văn Hà Nội quyết định thu hồi giải thưởng đã trao đối với ‘Sẹo độc lập’ của Phan Huyền Thư. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm tư liệu từ các tạp chí nước ngoài (như ‘Hợp lưu,’ ‘Thơ’…) để xác minh thời gian ra đời của ‘Bạch lộ,’ làm sáng tỏ sự việc,” ông Phạm Xuân Nguyên khẳng định.

Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội cũng cho biết, trong buổi sáng 20/10, tác giả Phan Huyền Thư đã gửi thư đến Hội Nhà văn Hà Nội để xin rút giải thưởng. Lý do nhà thơ đưa ra là: để không gây ảnh hưởng đến uy tín của Hội Nhà văn Hà Nội và của giải thưởng. Đồng thời, Phan Huyền Thư cũng khẳng định sẽ tiếp tục tìm kiếm tư liệu để chứng minh thời gian ra đời thực của bài “Bạch lộ.”

Trước đó, ngày 10/10, Hội Nhà văn Hà Nội đã trao Giải thưởng Văn học 2015 cho sáu tác phẩm, công trình nghiên cứu; trong đó có tập thơ “Sẹo độc lập” của Phan Huyền Thư./.

Nguồn:Vietnam Plus
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • ''Nhục cảm yếu đuối'' của văn nghệ Việt Nam

    20/01/2018Tiểu PhươngĐến tận thế kỷ XXI, các nhà phê bình của chúng ta vẫn cứ loay hoay bàn bạc, tranh cãi xem chủ đề sex là cao quý hay thấp hèn, là mục đích hay là phương tiện của nghệ thuật... Đây chính là lúc chúng ta cần đến hướng đến một thứ “nhục cảm lành mạnh” trong đời thường cũng như trong nghệ thuật...
  • "Phản đề" dành cho người Việt trẻ

    30/03/2017Nhà thơ Lê Ðạt, đã ngoài 70 - cho dù cuộc đời ông như chính nhà thơ thừa nhận là rất "li kỳ" và chịu nhiều thăng trầm dâu bể. Trẻ, ở chính cái cách mà ông nhìn nhận rất "thiện chí" và cởi mở về lớp trẻ, về thế hệ trẻ hiện nay...
  • Lê Thái Sơn, tranh và rác

    22/07/2015H. A.Thời buổi gì kỳ lạ! Người nghèo thì dí sát đất không tìm thấy cái ăn mà có người giàu thì tít tận trời không thấy chốn để tiêu! Có phải cứ cái gì có tiền vứt ra là “múc” đâu? Nếu vì tiền thì tôi kinh doanh bao nhiêu thứ có lãi hơn nhiều chứ theo tranh làm gì? Tôi chỉ muốn tống tên hợm ấy một phát ra khỏi cửa...”.
  • Xuân Quỳnh dạy tôi cách trở thành đàn bà

    20/03/2015Phan Huyền Thư"Thay cho mẹ tôi, thơ Xuân Quỳnh dạy tôi cách trở thành đàn bà, cách trở thành người biết yêu người khác vô điều kiện và phi ngụy biện" - nhà thơ Phan Huyền Thư viết.
  • Mấy xu hướng sáng tác của văn học trẻ hiện nay

    03/02/2012Bích HạnhTrong xu thế đổi mới của đất nước, các nhà văn trẻ đã và đang mang đến cho văn học nước nhà những luồng sinh khí mới với âm hưởng lạ và hiện đại. Về thơ có: Nguyễn Thế Hoàng Linh, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Trần Lê Sơn Ý…; về văn xuôi có: Nguyễn Danh Lam, Nguyễn Ngọc Thuần, Trần Nhã Thụy, Phan Hồn Nhiên, Di Li, Nguyễn Đình Tú, Đặng Thiều Quang, Khánh Phương, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Vũ Đình Giang…
  • Hành trình người trẻ

    03/08/2009Ba tháng hè nóng bỏng sục sôi không khí thi cử, rộn ràng các phong trào tình nguyện, náo nức các hành trình khám phá, thế hệ trẻ có thêm cơ hội khẳng định bản lĩnh, tâm hồn, sức sống của mình trước sự phát triển vũ bão của thời đại. Tưởng rằng trường học là nơi có thể học được tất cả mọi điều trên thế gian này, toàn bộ những vấn đề liên quan đến lao động của bạn, nhưng thế cũng chưa đủ, tuổi trẻ cần nhiều hơn thế. Đó là không chỉ khám phá những điều bên ngoài thế giới, mà còn phải khám phá cả những suy nghĩ bên trong, thái độ cư xử người với người, lẽ sống và tinh thần trách nhiệm, cách lựa chọn các thông tin hợp lý, suy xét hợp lý, các giá trị và cách hành động hợp lý để tổ chức cuộc sống cá nhân, cộng đồng tốt hơn.
  • Văn chương tính dục - adua hay tất yếu

    18/03/2009Vũ HuyềnSự xuất hiện bất thường của sex trong văn học gần đây đã làm tốn không ít giấymực của báo chí và gây khá nhiều tranh cãi trong công chúng, khiến người không muốn quan tâm cũng phải quan tâm.
  • Thơ, thay đổi để tồn tại

    13/03/2009InrasaraMỗi trường phái mới bằng mỗi thử nghiệm hay mỗi bước chuyển đều có sự thất bại hay thất thố bên cạnh bật lên các đại biểu xuất sắc của nó. Nhà phê bình không thể dùng tiêu chí thẩm mĩ này để đánh giá sáng tác thuộc hệ mĩ học khác. Càng không đánh giá sáng tác thuộc mĩ học mới qua những sản phẩm kém cỏi được. Nhà tư tưởng chỉ có thể bị vượt qua khi phần vô ngôn của tư tưởng ông ta được khai mở trọn vẹn, - Heidegger nói thế. Một trào lưu văn nghệ chỉ có thể bị vượt bỏ khi chính tác phẩm đại biểu xuất sắc của nó bị vượt qua. Vượt qua, không phải người đọc không còn thưởng thức nó nữa, mà là: người viết hết còn sáng tác theo vết mòn của nó!
  • Một năm văn chương và mấy bước đi “hụt hẫng”

    25/01/2008Nguyễn HòaNếu định tính văn chương năm 2007 từ góc nhìn của các giải thưởng vốn được công bố khá sớm thì tôi có thể nói ngay rằng năm qua văn chương nước Việt như đang bị... "mất mùa” cho dù Hội Nhà văn Việt Nam vẫn trao giải thưởng...
  • Văn chương mạng và những ảo tưởng của người viết

    18/08/2006Nhược điểm của văn học mạng là sự chia sẻ không đến cùng với người đọc và mầm mống căn bệnh ảo tưởng của người viết...
  • Văn chương điện tử và những trò biến thái

    09/07/2005Đinh Ninh BìnhCó thể nói, văn chương điện tử đang dần chiềm ưu thế trong văn hoá đọc của những người trẻ tuổi. Vừa qua, NXB Văn hoá – Thông tin cho xuất bản cuốn truyện “Tạm biệt Vi An” gồm những truyện ngắn được sáng tác trên internet của các tác giả Trung Quốc. Cuốn sách ấy cuốn hút bạn đọc bởi không gian ảo và cách suy nghĩ của những người trẻ tuổi hôm nay. Và nó lập tức tạo được thiện cảm với những ai thích có sự thông minh trên từng trang sách.
  • xem toàn bộ