Họp “chơi”, làm thật và họp “thật” mà không làm

08:54 CH @ Thứ Tư - 01 Tháng Ba, 2006

Một anh bạn tôi lần đầu đi Mỹ tham dự một cuộc Hội thảo trở về. Gặp tôi, anh than thở, tham quan đất nước Mỹ thì thích, nhưng công việc chính là hội thảo thì hơi buồn. Mình đọc tham luận mà hình như họ chẳng chú ý nghe. Mà công phu mình chuẩn bị tham luận mất vài ba tháng trời chứ có ít ỏi gì đâu.

Anh ngạc nhiên, khó hiểu là đúng vì phong cách hội thảo của họ khác ta lắm. Họ không ăn mặc long trọng, comlê, cà vạt, mà nhiều khi quần bò, áo phông. Họ không ngồi yên một chỗ lắng nghe và vỗ tay, mà có lúc bỏ ra hành lang hút thuốc, giải khát, ăn nhẹ hoặc trò chuyện. Thích thì họ chăm nghe, theo dõi, chán thì họ mở máy vi tính xách tay làm việc khác hoặc bỏ ra ngoài phòng họp trao đổi ý kiến riêng với đồng nghiệp quen biết.

Dường như cuộc hội thảo đối với họ quan trọng nhất là việc gặp gỡ, giao lưu, làm quen với một số cá nhân mà họ quan tâm.

Cách trình bày bản tham luận cũng có phần không giống nhau. Trong khi ta ham đầy đủ có đầu có đuôi, thường đi từ các quan điểm đến nguyên tắc và lấy một số dẫn chứng thực tế để chứng minh, họ vào thẳng vấn đề, “xáp vô” các ý kiến còn đang tranh cãi, và xuất phát từ một kết quả điều tra cụ thể, từ một quá trình nghiên cứu lâu dài theo nhiều hưóng, để đi tới một số kết luận rất gọn và gợi mở. Họ cũng chuẩn bị văn bản tham luận, nhưng thường không đọc toàn văn, chỉ nói miệng mấy câu giới thiệu và lưu ý người nghe vài điều mới hoặc có giá trị.

Tóm lại, họ họp như chơi. Nhưng thực ra ở mỗi cuộc hội thảo từng người, từng ngành đều nhắm vào những mục tiêu, lợi ích cụ thể. Ngược lại ở ta hiện nay, có tình trạng họp "thật", họp nghiêm chỉnh, họp nhiều mà không làm. Không ít cuộc hội thảo nặng về hình thức, nhiều bản tham luận chung chung hoặc nếu có giá trị thì sau đó chúng bị “cất kỹ" trong kho lưu trữ cơ quan Nhà nước chủ trì, không ai xem xét tới chuyện thực thi. Chưa nói đến quan niệm tổ chức hội thảo để lấy tiếng hoạt động, để kiếm tài trợ. Và trình độ khoa học cao đến mức có nơi cấp huyện, thậm chí cấp xã, cũng trưng cái nhãn hiệu "hội thảo khoa học".

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đừng thu nhận tri thức kiểu... “văn hoá quà vặt”

    14/06/2019Vân LongThời gian cho mỗi người như một tấm vải, nếu tập trung ta có thể may được vài bộ áo quần tử tế. Nếu thu nhận tri thức theo kiểu “văn hoá quà vặt” “kiến thức quà vặt”, ta sẽ chỉ có được những “chiếc khăn tay sặc sỡ vụn vặt mà thôi.
  • Tản mạn về trí thức và trí giả

    31/01/2016Trương Xuân HươngTrong “Từ điển tiếng Việt” do Viện Ngôn ngữ học biên soạn, GS Hoàng Phê chủ biên, hai từ “trí thức” và “trí giả” không có nghĩa khác nhau là mấy...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Học dở, dốt thông, vội vã bắt chước

    23/05/2015Vương Trí NhànNhất ghét là xấu làm tốt dốt làm thông, mượn cái văn minh của người mà trang sức bề ngoài, kỳ thực trăm việc chẳng ra gì, mà nhân cách một ngày một hư, phong tục một ngày một nát; ngọc vàng bề mặt, thối nát bề trong, văn minh chẳng thấy đâu mà càng ngày càng thêm man rợ...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Thật như dối, Hợm hĩnh, Voi nan

    25/06/2014Vương Trí NhànVăn chương ta từ trước từ nay vì bó buộc quá đỗi nên luôn luôn đi bên cạnh sự giả dối, sự bịa đặt. Nhà văn chỉ lo viết thế nào cho đúng với lẽ phải của xã hội mà không cần đúng với sự thật tự nhiên...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Dễ thỏa mãn, tầm nhìn hẹp, không giữ tín, ...

    16/04/2014Vương Trí NhànÓc ti ti như óc dơi, mắt ti ti như mắt muỗi, ngoài buồng the, bếp núc, vẫn không biết gì là nước non, trừ sọ bò đầu heo, vẫn không biết gì là rồng rắn. Huống chi vết xấu ở gia đình, thói hư ở xã hội, gắn sâu buộc chặt trải mấy nghìn năm, đoàn thanh niên cho đến phường tân tiến, đua tranh danh giá, chẳng cu-li thượng đẳng thời nô lệ quá ưu, miệng chưa ráo sữa đã lóc lẻm những thẻ bạc bài ngà
  • Biết khó, làm dễ

    03/12/2010Phan Quân (Thanh Nghị, số 28, ngày 1-1-1943)Bài viết từ hơn 60 năm trước mà đọc vẫn thấy như bàn chuyện bây giờ. Có thể những chuyện trì trệ ở Trung Quốc và ở nước ta không phải chỉ đơn thuần là do quan niệm sai lầm “biết dễ làm khó” mà có nhiều nguyên nhân quan trọng khác nữa, nhưng quan niệm ấy quả vẫn còn tác dụng tiêu cực cho đến bây giờ. Người ta nói nhiều nguyên nhân thiếu thông tin, thiếu hiểu biết gây ra các tổn thất này nọ, nhưng cái sự “thiếu” ấy vốn có gốc rễ ở thói quen lâu đời coi thường tri thức...
  • Tiểu luận, nghiên cứu khoa học... bi hài ký

    11/01/2006Đoàn Tất ThảoTiểu luận, nghiên cứu khoa học là những “phạm trù” gắn chặt với sinh viên. Không thể phủ nhận nhiều trường, giảng viên và sinh viên coi đây là một công việc nghiêm túc, nhưng vẫn có những nơi, những người coi đây là một trò vui không hơn...
  • Phía sau giảng đường

    01/01/2006Trần Thanh TườngĐã có không ít bài báo nêu nên thực trạng lối sống thiếu lành mạnh của một bộ phận sinh viên hiện nay. Phía sau giảng đường, vẫn có và luôn tồn tại không ít những điều, những chuyện mà lẽ ra không bao giờ có trong môi trường sinh viên -nột tầng lớp trí thức sẽ đảm đương vai trò xây dựng và bảo vệ đất nước...
  • Bệnh thành tích đã lan rộng!

    07/12/2005Ngọc MinhChạy theo thành tích đã trở thành bệnh - bệnh thành tích. Bệnh này không trực tiếp gây chết người, nhưng có thể làm "chết" một phong trào, làm "chết" sự trung thực, làm "chết" lòng tin và làm "chết" sự phát triển, gây ra tính gian dối, kiêu ngạo...
  • Tìm hiểu nhiều - hiệu quả ít

    19/11/2005Mai Mộng Tưởng - Lê DũngHiện nay, có nhiều cuộc thi tìm hiểu kiến thức nhân một sự kiện, một vấn đề, một dịp nào đó thường được vận động khá rầm rộ và thu hút nhiều người tham gia. Ở một góc độ, những cuộc thi như thế này giúp người dân nâng cao nhận thức. Thế nhưng, đôi lúc, có những cuộc thi không thực sự thiết thực nên những đơn vị hay cá nhân chỉ tham gia theo kiểu "đối phó", chỉ gây nên lãng phí, tốn kém...
  • Ca tụng sự khôn khéo thay vì trí tuệ

    17/06/2005Trần Đình HượuKhông ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thể, giữ mình, gỡ tình thế khó khăn. Đối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hoà hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình...
  • Chưa có văn hoá khoa học

    17/06/2005Bùi Mộng HùngTây cũng như Đông, đều tìm hiểu thiên nhiên, tìm hiểu con người. Ngày nay tinh thần khoa học rất nghiêm ngặt trong tiêu chuẩn của cái biết. Thâm tâm một số “tri thức” và “học giả” Việt Nam trong cũng như ngoài nước, không khỏi cho rằng ta, Đông phương đã biết cả rồi...
  • "Du" nhiều "học" ít

    12/11/2003Thời gian gần đây vấn đề du học đang sôi động, đầy bức xúc. Những thông tin tuyển sinh hội thảo, những suất học, những suất học bổng hấp dẫn tràn ngập trên các báo, tạp chí Tuy nhiên, liệu có phải sinh viên nước ta đi du học chỉ vì mục đích nâng cao trình độ, mở mang trí thức, hiểu biết bằng việc tiếp xúc với các nền giáo dục phát triển hay còn có những nguyên nhân khác
  • “Bê tráp theo thầy” và làm khoa học “dỏm”!

    11/11/2003Xưa nay, chuyện học trò tự hào vì được theo học thầy giỏi, thầy tự hào vì đào tạo được học trò tài cao cũng là chuyện thường tình. Nhưng dẫu sao thì không phải học trò yêu nào cũng được thầy trao cho “ấn tín” để có thể nối nghiệp.
  • xem toàn bộ