Cụ Huỳnh Thúc Kháng và những năm cuối đời

11:30 SA @ Thứ Bảy - 11 Tháng Mười Hai, 2010
Sau khi Cách mạng Tháng Tám 1945 thắng lợi, mặc dù đã ở tuổi 70, nhưng với tấm lòng vì dân, vì nước và trước nhiệt tâm của Hồ Chủ tịch, Huỳnh Thúc Kháng đã trở thành người cộng sự tri kỷ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Khi vận mệnh đất nước như “Ngàn cân treo sợi tóc”, sự gắn bó giữa Hồ Chí Minh và Huỳnh Thúc Kháng đã góp phần hệ trọng biết bao đối với việc bảo vệ những thành quả của cách mạng mới giành được. Có thể không nhắc đến những lời đánh giá trân trọng và thống thiết của Hồ Chủ tịch khi Huỳnh Thúc Kháng qua đời (21-4-1947) nhưng cũng cần gợi lại những trọng trách mà thông qua Chủ tịch Hồ Chí Minh, đất nước đã gửi gắm ở Huỳnh Thúc Kháng vào một thời điểm rất hiểm nghèo: Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Hội trưởng Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam, quyền Chủ tịch nước, thay mặt Chính phủ đi kinh lý các tỉnh miền Trung và miền Nam Trung Bộ.

Với những cương vị nói trên, chỉ trong một thời gian ngắn từ cuối năm 1945 đến lúc qua đời, Huỳnh Thúc Kháng đã có nhiều cống hiến lớn lao và hệ trọng cho đất nước. Bằng nhiệt tâm và uy tín cao của một cuộc đời trong sáng, một nhân sĩ trí thức, Huỳnh Thúc Kháng đã cùng với Hồ Chủ tịch mở rộng và củng cố khối đoàn kết dân tộc, sáng lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt). Cụ đi nhiều nơi thăm hỏi đồng bào, giải thích đường lối đối nội và đối ngoại của Chính phủ, của Mặt trận Việt Minh và Mặt trận Liên Việt, động viên mọi người tin tưởng vào tương lai của dân tộc. Quan điểm đoàn kết toàn dân của Huỳnh Thúc Kháng rất rõ ràng, khúc chiết. Cụ hết lòng mong mỏi mở rộng khối đoàn kết dân tộc ngày càng vững chắc nhưng mặt khác, cụ khuyên mọi người phải tôn trọng pháp luật của Nhà nước, cũng có nghĩa là tôn trọng quyền sống và lợi ích của nhân dân. Trước việc có một số phần tử của Việt Nam Quốc dân đảng dựa thế quân Tưởng gây ra các vụ tống tiền, bắt cóc, ám sát những người dân lành ở phố Ôn Như Hầu (Hà Nội), ngày 16-7-1946, cụ Huỳnh nhân danh quyền Chủ tịch Chính phủ tuyên bố: “Đoàn kết là cần để xây dựng nền dân chủ - cộng hòa, nhưng không thể dựa vào “đoàn kết” mà làm những điều phi pháp. Tôi khuyên mọi đảng phái, mọi phần tử quốc dân đoàn kết. Nhưng cũng vì quyền lợi quốc gia, tôi phải đem ra trước pháp luật những kẻ làm điều phi pháp. Pháp luật là pháp luật chung. Những đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng chân chính được bảo đảm sự tự do trong vòng pháp luật. Những kẻ bắt cóc, tống tiền, ám sát phải bị pháp luật nghiêm trị”.

Sau khi Chính phủ ta ký Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, tướng Lư Hán chuẩn bị về nước. Hồ Chủ tịch nói với cụ Huỳnh : “Lư Hán sắp về nước mà bên Tàu họ còn trọng câu đối, trướng lắm. Cụ nghĩ cho bốn chữ để Chính phủ thêu bức trướng tặng Lư Hán”. Cụ Huỳnh ứng khẩu đọc ngay 4 chữ : “Bắc Phương Chi Cường !”. Bác Hồ khen : “Hay ! Hay lắm !”.

Bắc Phương Chi Cường” nghĩa là “Người mạnh phương Bắc”. Nhưng thâm ý câu này là chữ “cường”, còn một chữ nữa là tùy chữ thứ 5 lắp vào (ví dụ như : địch, di, tắc...) thì ý nghĩa câu trên sẽ khác đi.

Cũng trong thời gian đất nước có nhiều khó khăn sau Cách mạng Tháng Tám, Huỳnh Thúc Kháng rất quan tâm làm cho cán bộ ta hiểu rõ cuộc đời, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Và cụ đã làm việc này rất có hiệu quả. Sở dĩ như vậy, vì tuy không phải là người cộng sản, thậm chí trước 1945 có lúc cụ chưa thật hiểu về Đảng Cộng sản, nhưng cuộc đời của cụ Huỳnh và Cụ Hồ lại rất gần gũi nhau về lý tưởng và nhân cách. Có lần cụ Huỳnh thổ lộ rằng cụ đã rất nhiều năm “ôm ấp độc lập, tự do” và tư tưởng độc lập - tự do cũng là tư tưởng chủ đạo trong tâm hồn và tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự gặp gỡ giữa Hồ Chí Minh và Huỳnh Thúc Kháng còn có nguyên nhân từ sự trong sáng về phẩm chất của hai người. Chính sự tương đồng trên đây đã giải thích vì sao Huỳnh Thúc Kháng đã có những điều kiện thuận lợi nhất để giải thích với đồng bào và cán bộ về con người và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Cụ Huỳnh nói : “Ông Hồ không phải như nhiều người khác mượn hai tiếng “cách mạng” để rồi làm giàu hoặc làm quan to. Ông Hồ không đồng xu dính túi. Nói bằng cấp thì ông Hồ không là tiến sĩ, phó bảng gì cả. Nhưng nói tri thức và sự nghiệp cách mạng thì sự hiểu biết của ông Hồ rất xa rất rộng, chẳng những việc trong nước mà cả việc thế giới”.

Đầu năm 1947, với cương vị Hội trưởng Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam, cụ Huỳnh Thúc Kháng viết bức thư dài bằng chữ Hán (thể phú), nhan đề “Kính cáo đồng bào phụ lão kháng chiến thư” có đoạn :

Người thân yêu, kính mến nhất của đồng bào quốc dân chúng ta là Hồ Chí Minh tiên sinh, là bậc yêu nước đại chí sĩ, là nhà lịch nghiệm cách mạng đại chuyên gia, chân đi khắp năm châu, mắt trông xa ; nhận rõ thời cuộc, lặng dò thời cơ...”.

Cuối năm 1946, về lại Quảng Nam, trò chuyện với nhân sĩ trí thức và đồng bào ở quê hương, cụ Huỳnh tâm tình : “Đội ngũ cách mạng trẻ bây giờ rất tốt, rất giỏi, khả năng dồi dào. Anh Võ Nguyên Giáp khi ở Huế là “bạch diện thư sinh” nhưng bây giờ là một cán bộ rất giỏi, rất giỏi. Tôi làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nhưng chỉ làm đường lối chung, công tác lớn, còn mọi việc đều do anh Hoàng Hữu Nam (Phan Bôi) đảm trách giải quyết. Trên có Cụ Hồ, Cụ Hồ rất vĩ đại, dưới có đội ngũ cách mạng tài năng, nhất định sẽ đưa dân tộc ta đến toàn thắng. Toàn dân đoàn kết, đại đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Cụ Hồ thì con thuyền cách mạng Việt Nam ta nhất định đến bến vinh quang, nước ta sẽ hoàn toàn độc lập, tự do”.

Niềm tin của cụ Huỳnh đã trở thành hiện thực rạng rỡ. Và dù cụ đã đi xa, nhưng những gì cụ đã nghĩ, đã làm vẫn góp phần soi sáng cho cuộc sống hiện tại.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cách đây một thế kỷ, những người khổng lồ

    12/05/2009Nguyên NgọcQuả thực, hồi đầu thế kỷ XX, chúng ta từng có được một thế hệ vàng. Quả thật đấy là thời kỳ của những người khổng lồ. Để có được ngày hôm nay của đất nước, không phải chỉ có cách mạng và chiến tranh. Hoặc nói cho đúng hơn, chính những con người như vậy, vào một thời điểm chuyển động quan trọng của lịch sử, đã góp phần không hề nhỏ chuẩn bị tinh thần, trí tuệ, cả chí khí nữa cho dân tộc để có được cách mạng thành công và chiến tranh giải phóng thắng lợi.
  • Tiếng hát người nô lệ mới

    05/09/2014Nguyễn ƯớcBài thơ dưới đây tôi viết từ 36 năm trước (1973), sau đó được đăng trong giai phẩm tốt nghiệp của khoảng 300 sinh viên – học trình bốn năm – của Ðại học Sư phạm Huế, khóa Huỳnh Thúc Kháng 1974, mà tôi hân hạnh được làm trưởng khóa.
  • Nghĩa chữ Dân

    10/12/2010Huỳnh Thúc KhángChữ dân ai ai lại lạ gì, song danh hiệu thì rất là tầm thường, mà nói đến ý nghĩa thì có hơi phức tạp, vì theo thời đại, cùng đối với cái phương diện mà thành ra giới hạn có rộng hẹp, vị trí có sang hèn, trình độ có cao thấp. Người ta thấy thế, phân loài, chia hạng, là lạc lối sai đường, mà cái hại nhất là ở bên Á Đông ta, bởi những học thuyết ô mị, cùng thói quen bó buộc, in vào trong não người, đến mấy trăm lớp.
  • Diễn văn đọc trước Viện dân biểu Trung Kỳ ngày 1.10.1928

    18/09/2009Huỳnh Thúc KhángĐến kì hội thứ ba này, chúng tôi nghĩ rằng, cái quyền thi hành là tự chính phủ, còn về phần chúng tôi, nhà nước đã cho nhân dân cử ra mà tham chất đôi chút ý kiến về công việc trong xứ, thì thấy những lợi tệ trong nhân dân điều gì, đem bày tỏ cùng chính phủ điều ấy. Ấy là chức trách của chúng tôi, mà thủy chung vẫn đứng trong vòng trật tự cả. Vậy nhân ngày khai hội này, chúng tôi xin đem lòng thành thực bày tỏ mấy điều như sau này:
  • Nhà học giả phải có một cái quê hương

    10/09/2009Huỳnh Thúc Kháng, Tiếng Dân 17.4.1929"Đạo lý vẫn không có quê hương, mà nhà học giả phải có một cái quê hương” (La science n’a pas de patrie, l’homme de science doit en avoir une); đó là câu của ông Pasteur. Thật là một câu nói, không những có ý nghĩa sâu xa mà gồm cả lịch duyệt kinh nghiệm. Phàm chân lí ở trong vũ trụ là của chung cả loài người không riêng gì cho ai. Chân lí mà đã phát minh ra, thì không kỳ xưa nay không hạn đông tây, ai mà chuyên học đạo lí, có lòng yêu trọng chân lí, phục tùng chân lí, thì cái chân lí đó, mình có thể nhận làm của mình, mà không có ai giành xé ngăn trở được.
  • Tự do ngôn luận

    07/09/2009Huỳnh Thúc KhángĐây nói tự do ngôn luận là mệnh ý phần nhiều, người mà theo cái nghĩa thông thường, tự do ngôn luận tức là tự do xuất bản (liberté de la presse), như viết báo, làm sách là thuộc về loại ấy.
  • Hai chữ lao động

    16/08/2009Huỳnh Thúc KhángTừ văn hóa đông tây tiếp xúc nhau, trên thế giới mỗi ngày mỗi sinh ra chuyện mới. Xem như văn tự Trung Hoa là một thứ xuất hiện trên đời đã rất cổ, nay bị triều lưu Âu Mĩ cảm xúc chùi mài, mà tự nhiên nẽ ra cái vẻ mới. Trên ba bốn mươi năm nay danh từ mới xuất hiện đã nhiều (như dân quyền, tự do, xã hội chánh đảng v.v... ) mà từ nay về sau, trong kho chữ Hán cũ rích kia, có lẽ còn nhiều thứ lần lần trồi đầu ra mà mang cái huy hiệu mới. Hai chữ “lao động” cũng là một hạng trong danh từ mới đó, truyền sang nước ta đã trên mười năm nay và bây giờ đã thành một tiếng thông thường, ai cũng quen tai cả.
  • Huỳnh Thúc Kháng (1876 - 1947)

    12/07/2009Một chí sĩ yêu nước nổi tiếng của Quảng Nam, đã cùng với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Trần Quí Cáp là những nhà lãnh đạo phong trào Duy Tân
  • Huỳnh Thúc Kháng khí tiết người làm báo

    18/06/2009Nguyên NgọcBài học khí tiết người làm báo của Huỳnh Thúc Kháng, quyết không nói một lời điều người ta buộc mình phải nói, quyết không bẻ cong ngòi bút, trước mọi cường quyền, còn sống động vô cùng trong cuộc vật lộn gian nan của người cầm bút cho sự thật và công lý hôm nay.
  • Nhà chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng: Học để làm người

    28/04/2007Đinh Ngọc VânTheo cụ Huỳnh Thúc Kháng: Cái trường học để "làm người" đó tức là cái cõi đời ta vậy. Bao nhiêu sự khốn khó ở đời, bao nhiêu sự kinh nghiệm người trước để lại đều là những bài dạy cho ta. "Làm người" ở đời đã khó như trên đã nói, thì "học làm người" chắc không phải chuyện dễ"...
  • Viết tạp bút như cụ Huỳnh

    08/12/2005Thanh ThảoSuốt một đời đấu tranh cho độc lập dân tộc, cho dân sinh, dân chủ, cụ Huỳnh không chỉ nêu tấm gương một nhà yêu nước, mà trong lĩnh vực báo chí, cụ còn thể hiện được sức mạnh của một ngòi bút can trường, nhân ái, quyết liệt và năng động. "Tôi là một nhà cách mạng công khai", cụ Huỳnh đã tự nhận chỗ đứng của mình như thế. Và đó là chỗ đứng của người cầm bút, của người làm báo, của người đấu tranh bằng con đường ngôn luận...
  • Cái tánh di truyền của dân tộc ta

    31/08/2005X.T.T. (Tiếng Dân, số 179, ngày 15-05-1929)Trong mục “Lật chồng báo cũ” chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu với độc giả trích đoạn các bình luận về đạo đức xã hội của các nhà văn hóa thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám 1945 trên các báo chí công khai. Trước hết là một số bài của báo Tiếng Dân do nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng làm chủ nhiệm kiêm chủ bút...
  • xem toàn bộ