Khoa học "rởm" và căn bệnh hiếu danh

01:41 CH @ Thứ Hai - 17 Tháng Ba, 2008

Chức danh giáo sư là một danh hiệu cao quý, do nhà nước phong tặng, thể hiện sự ghi nhận những thành quả và cống hiến to lớn đối với nhà khoa học nào đó trên từng lĩnh vực cụ thể. Người được phong chức danh giáo sư cũng thường được xã hội đề cao, coi trọng. Trong các hội thảo, trên giảng đường..., sự xuất hiện của một giáo sư luôn được đón nhận với niềm hứng khởi và lòng kính trọng...

Khi cần phản biện một chính sách, một đề án nào đó, người ta cũng nghĩ ngay tới việc tham khảo ý kiến của các giáo sư. Bước vào thư viện hoặc hiệu sách, những cuốn sách do các giáo sư viết bao giờ cũng rất được chú ý... Nói vậy để thấy thêm sự quan trọng của chức danh giáo sư trong cả khoa học lẫn đời sống xã hội.

Chắc hẳn vì những lý do nói trên mà hiện nay, có một thực trạng đáng buồn là không ít nhà khoa học đã cố tình gian dối, làm mọi cách để được phong giáo sư. Thời gian qua, báo Đại Đoàn Kết cũng đã nhiều lần lên tiếng về thực trạng này qua những bài viết về hành vi gian lận khoa học của hai ông Giám đốc và Phó giám đốc Học viện Hành chính (thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh). Hai vị lãnh đạo cao nhất của trung tâm đào tạo cán bộ, công chức hàng đầu này đã cố tình “biến công trình tập thể thành sách cá nhân” để đưa vào hồ sơ xin phong tặng giáo sư. Sau đó, chỉ có ông Phó giám đốc Đinh Văn Tiến được phong giáo sư, còn ông Nguyễn Trọng Điều bị "đánh trượt".

Việc ông Tiến được phong Giáo sư cũng khiến dư luận không thể không đặt câu hỏi về năng lực thẩm định của Hội đồng chức danh Giáo sư ở cả 3 cấp (cơ sở, liên ngành, nhà nước). Thậm chí, trước và sau khi ông Tiến được phong giáo sư, dư luận đã nhiều lần lên tiếng bất bình về những sai phạm nghiêm trọng liên quan đến ông trong công tác tuyển sinh và đào tạo tại Học viện Hành chính. Tì vết đầy mình như thế, nhưng không hiểu sao ông Tiến vẫn được phong tặng danh hiệu cao quý nhất trong khoa học do Nhà nước phong tặng. Do vậy, đến khi vụ biến công trình khoa học tập thể thành sách cá nhân của ông Tiến bị vỡ lở, dư luận không hề thấy sốc mà chỉ thấy buồn trước sự thiếu công tâm của một số nhà khoa học đầu ngành được bầu vào 3 hội đồng "sát hạch" giáo sư. Sự im lặng của cả 3 hội đồng này vô hình trung tiếp tay cho hành vi gian lận khoa học, làm tổn hại đến danh hiệu cao quý nhất của nhà làm khoa học và khiến cho những nhà khoa học chân chính phải cảm thấy hổ thẹn vì bị xã hội nhìn vào.

Đọc những bài viết của Đại Đoàn Kết phản ánh về hành vi gian lận trong khoa học của người đứng đầu Học viện Hành chính, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội đã phải thốt lên: "Nếu nước mình có nhiều giáo sư như thế thì có mà chết! Những người thầy như thế sẽ đào tạo ra những học trò thiếu trung thực. Nếu tất cả các công trình khoa học cứ của người này "xào" thành của người kia thì khoa học không phát triển được". Theo G.S Thuyết, những người làm khoa học đó đã biến danh hiệu giáo sư thành thứ đồ vật trang trí để thỏa mãn "căn bệnh" hiếu danh.

"Hiếu danh" không đồng nghĩa với những hoài bão chân chính, khao khát muốn vươn lên khẳng định tài năng và trí tuệ của mình để phụng sự nhân dân, đất nước của những người có thực tài. Rất tiếc, trong giới khoa học hiện nay vẫn còn có không ít người mắc căn bệnh này với mức độ “trầm trọng”. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải tránh "căn bệnh" hiếu danh này. Người nói: "Tự cho mình là anh hùng, là vĩ đại. Có khi vì cái tham vọng đó mà việc không đáng làm cũng làm. Đến khi bị công kích, bị phê bình thì tinh thần lung lay. Những người đó chỉ biết lên mà không biết xuống. Chỉ chịu được sướng mà không chịu được khổ. Chỉ ham làm chủ tịch này, ủy viên nọ, chớ không ham công tác thiết thực”.

Sẽ rất nguy hiểm nếu như những trí thức này nắm giữ cương vị quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cả xã hội. Sự phát triển của nền khoa học đất nước cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu vẫn còn tồn tại những nhà khoa học không có chân tài thực học nhưng “hiếu danh”. Nói cách khác, bệnh hiếu danh của những nhà khoa học kém tài là một trong những lực cản lớn nhất đối với sự phát triển của khoa học.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Làm khoa học

    27/08/2017Hồ Ngọc ĐạiKhi đã có hàng chục tiến sĩ, hàng nghìn phó tiến sĩ, hàng chục vạn người có trình độ Đại học, thì đất nước đã có cái lót ở dưới cùng nền văn minh, làm móng vững chắc cho ngôi nhà khoa học được xây dựng trên nền tảng ấy. Chúng ta đã qua thời kỳ đổ móng ồ ạt và bây giờ đã đến lúc xây dựng có lớp lang, nghĩa là phải có cách tổ chức thích hợp. Trong bài này, tôi chỉ bàn tới cách tổ chức thích hợp với những người làm khoa học.
  • “Nhà nghiên cứu” tương lai chỉ là Những nhà chép sách?

    17/08/2015Nguyễn Văn Ninh (Hà Nội)Nhiều sinh viên không phân biệt đâu là tài liệu, đâu là sách, đâu là bài viết, bài báo hoặc là thông tin do một tổ chức có uy tín đánh giá trong phần “tài liệu tham khảo” của các luận văn
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ưa nịnh, chê bai, thiếu óc khoa học

    13/08/2015Vương Trí NhànNgười mình xưa nay vẫn chưa quen chịu người ta phê bình. Ai làm được quyển sách quyển vở nào, đem ra giới thiệu với công chúng thì chỉ muốn khen, chứ không muốn người ta chê...
  • Từ một kỷ lục về trích dẫn

    09/10/2014Nguyễn Hoàbài viết chỉ quảng 10 trang giấy mà kèm theo tới 53 trích dẫn và chú thích! Khiếp quá, đọc một tiểu luận tần đầy các trích dẫn theo lối “ông John” cho rằng, “bà Smith” từng viết, rồi ông “ốp” ông “ép” đã nói…, tôi không thể nắm bắt đâu là khám phá, quan niệm học thuật của NN và đâu là khám phá, quan niệm “nói theo”...
  • Bốn lời khuyên cho các nhà khoa học trẻ

    03/01/2014Nếu đã đọc 'Ba phút đầu tiên - Một cách nhìn hiện đại về nguồn gốc vũ trụ', bạn sẽ nhớ ngay ra ông: Steven Weinberg, nhà vật lý lý thuyết nổi tiếng người Mỹ, tác giả cuốn sách được yêu thích này. Dưới đây là bài nói chuyện của ông trong một buổi phát bằng tại ĐH McGill, Montreal, Canada, đúc rút kinh nghiệm làm khoa học cả đời mình.
  • Hiện trạng khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta

    31/08/2006Trần Ngọc VươngTrên cơ sở mô tả tổng trạng và dựa vào những mốc lớn của lịch sử trong một thế kỷ vừa qua, tuy không quên ghi nhận những thành tựu mà đội ngũ những người lao động trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta đã đạt được, bài viết được xây dựng chủ yếu trên cảm hứng phê phán và tự phê phán, tự xác định mục tiêu chủ yếu là chỉ ra một số phương diện yếu kém, bất cập từ trong lịch sử và cả ở hiện trạng của lĩnh vực lao động mà tác giả là một người trong cuộc...
  • Bảo vệ tiến sĩ - thi cử hay ăn mừng?

    30/07/2006GS. Lê Viết LyViệc bảo vệ Tiến sĩ ở nước ta nến được cải tiến theo hướng thiết thực, đểnhận biết được năng lực thựcsự của nghiên cứu sinh, tránh được tính hình thức...
  • “Hội chứng ễnh ương”

    28/04/2006“Hội chứng ễnh ương” có ở rất nhiều lĩnh vực, nhiều loại người. Nào là tiếm phong, tiếm xưng. Nào là tạo dựng mặt bằng giả, uy tín giả. Kẻ mắc bệnh “ễnh ương” giống như chiếc thùng rỗng kêu to. Lắm khi lại như quả bóng bay nếu có thêm người ngoài tiếp hơi...
  • Khoa học theo “mốt”

    10/02/2006Nguyễn HoàMốt nào rồi cũng qua đi, mãi mãi còn lại là con người với khát vọng làm đẹp mình, làm đẹp xã hội. Tuy nhiên, khi khoa học chạy đua theo mốt thì chuyện không hoàn toàn như vậy. Phải chăng đây là một trong những nguyên nhân đẩy tới nghịch lý: đất nước nhiều giáo sư tiến sĩ song vẫn thiếu các nhà khoa học đích thực, thiếu các chuyên gia đầu ngành?
  • Tiểu luận, nghiên cứu khoa học... bi hài ký

    11/01/2006Đoàn Tất ThảoTiểu luận, nghiên cứu khoa học là những “phạm trù” gắn chặt với sinh viên. Không thể phủ nhận nhiều trường, giảng viên và sinh viên coi đây là một công việc nghiêm túc, nhưng vẫn có những nơi, những người coi đây là một trò vui không hơn...
  • Khoa học và thực tiễn

    01/01/2006Phan Hồng Giang (Hội đồng lý luận T.Ư)Thực tiễn phát triển đất nước hôm nay đang tiếp tục đặt ra những câu hỏi bức xúc cho các nhà khoa học, các nhà quản lý: Làm sao thoát khỏi tình trạng tụt hậu về kinh tế? Làm sao không bị thua thiệt khi tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá? Làm sao tăng trưởng kinh tế phải song hành với phát triển văn hoá? Làm sao đẩy lùi được quốc nạn tham nhũng?... Trách nhiệm giải đáp các câu hỏi đó trước hết của các nhà nghiên cứu xã hội và các nhà quản lý...
  • Thời gian không chết, chỉ có khoa học dễ bị "bức tử" mà thôi!

    30/09/2005Nguyễn HòaSau mấy tháng “dạo qua” một số tòa soạn, cuối cùng tiểu luận Thơ hay là cái chết của thời gian của Ngô Tự Lập đã được đăng tải vừa qua. Theo Lời Tòa soạn của Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam thì: “trở lại định nghĩa thơ ở đầu thế kỷ này không phải là không thú vị… Vấn đề không phải là ở chỗ ai đúng, ai sai. Vấn đề là cùng bình tĩnh bàn bạc và hướng tới sự phát triển”. Nhưng theo tôi, đúng - sai lại là một tiêu chí hết sức quan trọng trong khoa học; và người ta chỉ có thể “bình tĩnh bàn bạc và hướng tới sự phát triển” một khi nắm bắt được mục đích, góc độ, phương pháp, cách thức nghiên cứu, cách thức đưa ra kết luận…
  • Chưa có văn hoá khoa học

    17/06/2005Bùi Mộng HùngTây cũng như Đông, đều tìm hiểu thiên nhiên, tìm hiểu con người. Ngày nay tinh thần khoa học rất nghiêm ngặt trong tiêu chuẩn của cái biết. Thâm tâm một số “tri thức” và “học giả” Việt Nam trong cũng như ngoài nước, không khỏi cho rằng ta, Đông phương đã biết cả rồi...
  • “Bê tráp theo thầy” và làm khoa học “dỏm”!

    11/11/2003Xưa nay, chuyện học trò tự hào vì được theo học thầy giỏi, thầy tự hào vì đào tạo được học trò tài cao cũng là chuyện thường tình. Nhưng dẫu sao thì không phải học trò yêu nào cũng được thầy trao cho “ấn tín” để có thể nối nghiệp.
  • Lòng ganh tị của các nhà khoa học

    11/11/2003Cao Xuân HạoLòng ganh tị của một nhà khoa học Đức đối với một bạn đồng nghiệp được thể hiện bằng cách bỏ ra 5 năm học hết lý thuyết của người ấy và bỏ thêm 5 năm nữa để nâng lên thành một lý thuyết cao hơn. Lòng ganh tị của một nhà khoa học Việt Nam đối với bạn đồng nghiệp được thể hiện bằng việc tìm cách chuyển sang ngạch hành chính tổ chức để ngăn chặn việc công bố và ứng dụng lý thuyết của hắn ta.
  • Bàn về thông tin khoa học

    29/06/2003Giáo sư Phan Văn DuyệtChúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin khoa học. Thế nhưng vẫn còn những điều đáng bàn về thông tin khoa học đại chúng ở nước ta...
  • Cạnh tranh thời nay thực tế là bằng trí tuệ, thông qua giáo dục và khoa học

    08/02/2003GS. Hoàng TụyChúng tôi xin lược trích ý kiến của Gs. Hoàng Tụy (Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia) phát biểu tại cuộc tọa đàm giữa các nhà khoa học nhằm đóng góp ý kiến sửa đổi, bổ sung Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội IX của Đảng, do Bộ KH,CN&MT tổ chức ngày 28/2/2001- (tin trang 1). Đề bài là của Tòa soạn.
  • xem toàn bộ