Không còn là chuyện “trà dư tửu hậu”

09:21 SA @ Thứ Hai - 08 Tháng Sáu, 2009

Những ai từng học tiểu học trước Cách mạng Tháng Tám hẳn còn nhớ bài văn “Quốc văn giáo khoa thư” đọng lại trong ký ức ấu thơ với lời răn dạy đơn giản: hãy giữ danh dự như giữ đôi giày mới, chỉ cần dây bẩn một lần thì sẽ khó gột sạch mãi mãi.

Lên lớp trên chút nữa, một cuốn sách cũng gây ấn tượng không kém sâu sắc với tuổi thơ nhiều thế hệ là cuốn “Tấm lòng cao thượng” của Edmond de Amicis. Trong đó tôi nhớ mãi chuyện kể một cậu bé người Ý hát rong trên tàu hỏa đã vứt những đồng tiền vàng vừa được bố thí vào mặt những kẻ xúc phạm tổ quốc của cậu để bảo vệ quốc thể!

Nửa thế kỷ đã qua, lời cậu bé thành Padova ấy vẫn còn văng vẳng trong tôi như một bài thánh ca về danh dự và quốc gia: “Cầm lại tiền của các người. Ta không thèm nhận của bố thí của những kẻ đã lăng mạ nước ta”. Khi dạy bài “Thề non nước” của Tản Đà, thầy tôi than thở: “Đây là bài thơ yêu nước, nhưng nước còn đâu nữa mà yêu!”. Thời đó ai cũng mong lấy được nước để tôn thờ, để yêu mến.

Vậy mà, chuyện gì đã xảy ra hôm nay? Không hiểu sao lâu nay chúng ta có vẻ như chủ quan sau ba mươi năm chiến tranh với hào quang chói lọi, có được nước rồi chúng ta lại ít nhắc nhở con em giữ gìn “quốc thể”? Phải cầm súng hàng mấy thập kỷ liền mới có được một cái tên Việt Nam đàng hoàng trên bản đồ thế giới chứ không còn là xứ “Annam thuộc Pháp” chẳng mấy người biết đến như ngày xưa.

Không nghĩ tới giữ gìn “quốc thể” - danh dự và thể diện của quốc gia - có nghĩa là người ta không nghĩ tới NƯỚC mà chỉ nghĩ tới “mình” và tới quyền lợi của bản thân. Khi một người Việt bình thường ra nước ngoài phạm tội buôn lậu, vi phạm pháp luật nước người thì có thể họ chỉ đại diện cho bản thân họ mà thôi, người ta chưa có quyền nghĩ “mọi người Việt ở nước ngoài đều là những kẻ buôn lậu”. Nhưng khi người ấy là một nhà ngoại giao, hơn nữa, là một nhà ngoại giao có chức sắc mà bị bắt quả tang dù là chỉ khả nghi - nghĩa là còn chỗ chối cãi - dính dáng đến buôn lậu như vụ sừng tê giác ở Nam Phi thì đó là chuyện quốc thể, không thể nói gì khác!

Cũng như vậy, khi viên phó cơ trưởng hoặc những nhân viên hàng không, thành viên của tầng lớp luôn được coi là “thượng lưu”, thành phần lý lịch chắc chắn là “cơ bản”, thuộc loại người được tin cậy ở lòng trung thành, luôn được nâng niu như những phần tử ưu tú, được giao cho những chiếc máy bay hàng trăm triệu đô la, mang logo hoa sen Việt Nam mà tham gia vào đường dây ăn trộm vặt ở một quốc gia nổi tiếng là ghét cay ghét đắng thói ăn cắp như Nhật Bản (thời các Shogun, những kẻ ăn cắp vặt có thể bị chặt tay) thì đó là chuyện quốc thể chứ không thể nói khác đi được!

Khi đồng ý để chính phủ cho Việt Nam vay tiền xây dựng, ngoài những mục đích vì lợi ích quốc gia (thường chỉ là chuyện tính toán của các chính khách mà thôi), nhân dân Nhật còn vì sự thông cảm cho một đất nước bị tàn phá sau ba mươi năm chiến tranh, vì tình hữu nghị với nhân dân ta được hun đúc từ thời cụ Phan. Chắc chắn họ hiểu rằng, tham nhũng là một tệ nạn xã hội luôn xảy ra ở nhiều nơi theo mức độ cao, thấp khác nhau.

Nhưng nếu tham nhũng nguồn vốn ODA là tiền thuế của người dân Nhật, tiền nợ mà con cháu người Việt sau này phải trả thì có khác gì một anh hàng xóm nghèo sang nhà bên cạnh vay gạo nấu ăn cho cả nhà trong cơn khốn khó mà còn mặc cả lấy lại mấy nắm cho vào túi riêng! Cả gia đình anh ta sẽ là cái thứ gì trước con mắt người hàng xóm tốt bụng? Vụ PCI còn được tiếp tục làm rõ “ai”, “như thế nào”... Vốn ODA đã được nối lại, nhưng chắc chắn quốc thể đã lại một lần bị tổn thương, ít nhất trước con mắt người Nhật!

Không chỉ một số quan chức quản lý dự án, ngoại giao hay “thành phần ưu tú” kiểu viên phó cơ trưởng, bà tùy viên hay tham tán, chuyện coi thường quốc thể đã quá nhiều đến mức không chỉ làm ta sửng sốt mà còn phải kinh hoàng. Trong vụ vặt hoa anh đào, những người luôn tự xưng - và được tâng bốc vô lối - là “thanh lịch” của Hà Nội đã quên mất thể diện quốc gia!

Rồi người Việt khạc nhổ, vứt rác ở nơi công cộng nước ngoài, người Việt phạm tội ở Nga, ở Séc, người Việt trồng cần sa và chế biến ma túy ở Anh, người Việt buôn ma túy ở Úc... Trong nước thì những đoàn tàu Việt rải trắng phớ hàng ngàn cây số xuyên Việt rác rưởi và chất thải vì nhà vệ sinh không có bồn chứa, trong khi trên tàu luôn có đông đảo khách nước ngoài. Tất cả nói lên điều gì ngoài chuyện quốc thể?

Hầu như nước nào cũng có câu ngạn ngữ “con sâu làm rầu nồi canh”. Nhưng họa vô đơn chí, tai nạn dồn dập buộc chúng ta phải xấu hổ, phải tự vấn bản thân mình, tự vấn về nền giáo dục, về việc dạy dỗ con cái trong gia đình đến tư cách công dân ngoài xã hội, tự vấn về thói giả dối, thói đạo đức giả tràn lan... khiến chúng ta không thể tự an ủi mình bằng câu “con sâu làm rầu...” ấy nữa.

Hình như bát canh của chúng ta đã quá nhiều sâu và “quốc thể” không chỉ là chuyện “trà dư tửu hậu”.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Gia tài văn hóa của Việt Nam

    05/04/2019Phan NgọcTại sao có một bề dày văn hóa mà Việt Nam chưa bao giờ giàu có cả? Bởi vì, bề dày văn hóa như một kho vàng, tuy nhiên phải vất vả đào bới mới có được và từng cá nhân một phải làm cho chính minh. Nhưng trước hết phải có người chỉ cho anh ta thấy kho vàng đã. Do đó, phải có một chính trị sáng suốt của anh ta, cho anh ta và vì anh ta. Và xây dựng những tổ chức để cùng nhau dào bới...
  • Chủ nghĩa dân tộc của Phan Bội Châu dưới nhãn quan triết học

    26/12/2017Lê Thị LanChủ nghĩa dân tộc của Phan Bội Châu được hình thành trên những nguyên lý triết học mà ông coi là nền tảng, như lẽ sống chết, quan hệ giữa lý và khí, tự do và bình đẳng, độc lập và tự cường dân tộc... Chủ nghĩa dân tộc của Phan Bội Châu đã vượt qua giới hạn tầm nhìn Nho giáo, tiếp thu các giá trị tư tưởng phổ biên của thời đại để đi đến hai mục đích lớn là giải phóng dân tộc và xây dựng một nước Việt Nam mới...
  • Nguy cơ tụt hậu vĩnh viễn?

    14/08/2016Nguyễn Tất ThịnhGần đây một số chuyên gia và tổ chức nước ngoài có đưa ra vài nhận xét so sánh về mức độ, trình độ phát triển của Việt Nam với các quốc gia có tăng trưởng nhưng có nguy cơ tụt hậu vĩnh viễn...
  • Muốn chiến thắng, phải tư duy như một người chiến thắng

    19/06/2016Trần Đình HoànhHãy ngừng suy nghĩ: “Chúng ta là một nước nghèo, nên thế này là tốt rồi!". Sẽ là không đủ cho tới khi ta có thể đánh bại những người xuất sắc nhất trên thế giới.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Tầm thường, Phù phiếm, Hiếu danh

    15/05/2016Vương Trí NhànNào trong xã hội mấy ai là người biết cân nhắc so sánh, mà vẫn thường lầm cái hư vinh là cái danh dự thực! Hỏi trọng gì, ắt là võng lọng cân đai, hỏi quỷ ai, tất là ông cả bà lớn, hỏi cái gì là sang, tất là xe ngựa lâu đài ngọc ngà gấm vóc, hỏi cái gì là sướng , tất là ăn trên ngồi trốc, nhận lễ thu tiền.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Nặng óc hư danh, Sống không lý tưởng

    10/09/2015Vương Trí NhànKhông có lòng danh dự mà có tính hiếu danh thời dễ táng thất lương tâm. Quỵ lụy khúm núm trước mặt người trên, châu tuần(1) nơi quyền quý để cầu sự nọ, khấn việc kia, ví phải đập đầu xuống đất mà lạy cũng cam tâm...
  • Thân phận công dân thế giới hạng hai!

    27/03/2014Nguyễn TrungCông dân thế giới hạng hai, đấy là cái cùm đang xích vào chân dân tộc Việt Nam ta sau khi giành được độc lập thống nhất đất nước năm 1975. Tên gọi của thân phận này dấy lên trong tôi hình ảnh cái triện sắt nung đỏ thời trung cổ xa xưa thường được đóng vào trán kẻ nô lệ - để phân biệt với những người không phải là nô lệ. Khác chăng, là thời nay cái triện sắt nung đỏ ấy vô hình!
  • Con người không chỉ cần sống

    16/11/2009Faulkner (Mỹ)Chỉ có những tác phẩm miêu tả được sự xung đột nội tâm của con người mới có thể trở thành những tác phẩm bất hủ...
  • Anh đào trần trụi

    05/05/2009Vũ Nhật KhanhHoa anh đào là một trong những biểu tượng của nước Nhật hiện đại và văn minh. Mang vẻ đẹp thanh tao, quý phái, lại gắn liền với cái tên Nhật Bản đầy kiêu hãnh, loài hoa này càng thêm phần cuốn hút.
  • Văn hóa từ chức

    29/04/2009Nguyễn Đăng TiếnHuyện H có nhiều ưu thế nổi trội, vậy mà ba năm liền bị tỉnh xếp vào loại yếu kém, riêng công tác cán bộ thì rất trì trệ. Ông Ph., là Phó giám đốc sở, được Tỉnh ủy luân chuyển về làm Bí thư huyện với lời hứa danh dự là trong vòng hai năm sẽ “giải” được những yếu kém.
  • Giữa đất và trời

    25/03/2009GS. Cao Huy ThuầnRất khó định nghĩa như thế nào là một người trí thức, nhưng bất cứ người trí thức nào cũng có lúc đặt phải câu hỏi cho chính mình: giữa những nguyên tắc trong veo mà mình nuôi dưỡng trong đầu với thực tế trái ngược mà mình phải đương đầu trước mắt, có thể nào dung hòa được không trong hành động?
  • Không chỉ là bệnh của giống nòi

    04/02/2009Tạ Duy AnhKhi một bậc tiền nhân chua chát thốt lên rằng: hình như trong bụng mỗi người An nam đều có sẵn một ông quan là ông muốn nói đến căn bệnh của nòi giống. Nhưng nếu bậc tiền nhân đó sống lâu được chứng kiến thực trạng xã hội của chúng ta thì hẳn ông sẽ thấy nhận xét trứ danh kia cũng mới chỉ đúng một phần.
  • Một số vấn đề về văn hóa và phát triển

    25/05/2007Ngô Thế Phúc
  • Bóng đá Việt Nam và khoảng trống văn hóa

    23/12/2005Thanh Thảo... phải ngẫm nghĩ rất nhiều khi muốn cắt nghĩa tại sao bóng đá Việt Nam lại nhiều tiêu cực như vậy, tại sao cầu thủ VN lại "bán mình" một cách dễ dàng và rẻ rúng như vậy ? Câu trả lời chính là cái "khoảng trống văn hóa" ấy đang cư ngụ ngay trong lòng bóng đá VN, trong hành trang vào đời và vào nghề của nhiều cầu thủ.
  • Dân trí và Dân khí

    03/10/2005GS. Trần Đình HượuHiện nay chứng ta thường nói đến việc nâng cao " dân trí", là một trong những giải pháp cơ bản đế giải quyết những tệ nạn trong xã hội , tình trạng nghèo nàn lạc hậu, khoảng cách ngày càng xa với các nước... Về mặt chiến lược lâu dài thì dân trí là một trong những khâu quan trọng nhất. Còn trước mắt biện pháp tình thế là gì? Dân trí hay dân khí?
  • Ngắm mình để khỏi bị ngắm

    19/09/2005Hoàng NghĩaKhông thể nào khác được, như một câu trong Kinh Thánh: "Nếu chúng ta biết xét đoán mình thì khó bị xét đoán”. Chúng ta không xét đoán mình, đừng tưởng người khác cũng sẽ bỏ qua không xét đoán, trái lại họ càng xét đoán mạnh hơn bao giờ hết....
  • xem toàn bộ