Nghĩ về dưỡng chất tâm hồn cho tuổi trẻ hôm nay

06:42 SA @ Chủ Nhật - 04 Tháng Ba, 2018

Vì sao tuổi trẻ hôm nay bị "suy dinh dưỡng tâm hồn"? Vì sao khi hai người cùng ngắm nhìn bầu trời đêm qua những chấn song cửa, một người chỉ thấy toàn màu đen, còn người kia lại thấy những vì sao lấp lánh?...

Trong loạt bài phóng sự "Giang hồ đất cảng", báo Tuổi Trẻ số ra ngày 17-2 đã dẫn lời Thượng tá Dương Tự Trọng, Đội trưởng Đội cảnh sát điều tra tội phạm và an toàn xã hội Hải Phòng: "Nguyên nhân sâu xa nhất là một bộ phận giới trẻ bị "suy dinh dưỡng" nhân cách, khiến họ không rõ ràng phương hướng phấn đấu, không có lý tưởng sống cao đẹp. Sự tha hoá xuống cấp của một bộ phận đạo đức xã hội và sự thay đổi thang giá trị cuộc sống, cộng với sự tác động của mặt trái từ nền kinh tế thị trường khiến những tiêu cực đã thấm vào họ khi họ chưa được trang bị sức đề kháng hay kiến thức để phân biệt rõ ràng".

Bằng những câu chuyện thấm đẫm tình người với những tấm gương giàu nghị lực và nhân ái, tác phẩm Chicken Soup for the Soul của Jack Canfield và Mark Victor Hansen đã cho ta những giải đáp cụ thể, đầy tính nhân văn về vấn đề này.

Cuốn sách ấy đề cập đến điều gì mà được phát hành đến 85 triệu bản và được dịch sang 37 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới, tính cả bản tiếng Việt là ngôn ngữ thứ 38?

Jack Canfield và Mark Victor Hansen đều là những nhà diễn thuyết lừng danh. Họ đã thuyết trình những câu chuyện ấy cho những tập đoàn lớn như Sony Pictures, Federal Express, Merrill Lynch…, các đài truyền hình và phát thanh nổi tiếng như ABC, CBS, CNN … Đến khi tập hợp 101 câu chuyện tâm đắc nhất để in thành sách, họ đã đặt tên là Chicken Soup for the Soul, do Jack liên tưởng đến những lần ông bị ốm, mẹ thường cho ăn súp gà để mau phục hồi sức khỏe. Ở đây, đối với những kẻ "suy dinh dưỡng tinh thần" cũng cần bồi bổ món súp như thế để nhanh chóng hồi phục, cuốn sách ấy có thể hiểu là "dưỡng chất tâm hồn".

Những câu chuyện trong cuốn sách đó thoạt nghe có vẻ rất "đời thường": một cô con gái từ bé đã được người cha luôn thương yêu, cưng chiều nhưng cô không để ý đến điều ấy nhiều lắm, có lúc cô còn phản đối khi ông gọi cô là "đứa con gái bé bỏng của bố". Cho đến một hôm cha cô bị liệt sau một cơn đột quỵ, ông không còn có thể đi lại, cười đùa và nhất là không bao giờ có thể nói được lời yêu thương cô nữa. Cô ôm lấy cha mình mà lòng quặn thắt trước nỗi đau quá lớn và cảm thấy dường như mình đã mất cha. Nhưng cũng từ đó cô mới lắng nghe được tiếng đập đều đều, càng lúc càng mạnh mẽ hơn phát ra từ trái tim trong lồng ngực cha mình, như đang muốn nói với cô rằng: "cha vẫn yêu con…"

Có câu chuyện kể về một đứa con lúc nào cũng mặc cả tiền bạc với mẹ của mình cho những công việc thường ngày: cắt cỏ: 5 đô la; dọn dẹp: 1 đô la; đổ rác: 1 đô la; học tập tốt: 5 đô la; trông em:25 xu... Và cậu nhận được câu trả lời nhẹ nhàng của mẹ cũng trên tờ phiếu tính tiền ấy: chín tháng mười ngày trong bụng mẹ: miễn phí; chăm sóc cầu nguyện khi con đau ốm, nhiều đêm thức trắng không ngủ, đồ chơi, thức ăn, quần áo, và cả nước mắt của mẹ do con gây ra: tất cả đều miễn phí; và trên tất cả là tình yêu của mẹ dành cho con: cũng hoàn toàn miễn phí. Khi đọc những giòng chữ này, cậu bé đã xúc động ghi lại: mẹ sẽ được nhận lại trọn vẹn (Paid in full).

Có câu chuyện về tình bạn khi cả lớp cùng cạo trọc đầu để cho người bạn bị ung thư khỏi phải mặc cảm; có câu chuyện về lòng trung thực khi người cha phải làm gương cho đứa con khi không muốn khai gian tuổi của chúng để giảm giá vé; có câu chuyện cần phải học về sự đoàn kết từ đàn ngỗng đang bay trên bầu trời theo đội hình chữ "V" để chống chọi với sức cản của gió, và khi một con ngỗng nào bị ốm hoặc bị bắn trọng thương, lập tức sẽ có hai con tách khỏi đội hình dìu nó xuống đất và bảo vệ nó.

Và bài học con người cần rút ra: chúng ta phải luôn là điểm tựa cho nhau trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào của cuộc sống, phải luôn giữ đúng vai trò và vị trí của mình.

Tất cả những câu chuyện được cuốn sách này kể lại tuy rất bình dị, rất "đời thường", nhưng từ lâu chúng ta hoặc không để ý hoặc quên lãng. Chúng ta kêu gọi giới trẻ phải hy sinh, phải yêu nước, phải và phải..., nhưng lại chưa hề hoặc đã xao nhãng trong việc dạy dỗ chúng phải biết yêu thương mẹ của mình, người đầu tiên đã ấp ủ tình thương yêu mà chúng được hội ngộ trên đời, làm sao để chúng biết yêu thương cha, thầy cô, anh em, bạn bè, cho đến những người láng giềng quanh khu phố. Ta nhớ đến "Những tấm lòng cao cả" của Emondo de Amicis mà ngày xưa ta may mắn có lần được đọc. Tuổi trẻ hôm nay sống trong nhiều điều kiện hiện đại hơn xưa, trong một thời đại mà sức mạnh của khoa học kỹ thuật đang xâm nhập vào nhiều lĩnh vực của đời sống, thế nên "khoảng trống tâm hồn" sẽ rất lớn nếu chúng ta không đưa vào gia đình, đưa vào học đường những bài học căn bản về TÌNH YÊU THƯƠNG, hay nói chính xác hơn, chúng ta phải có trách nhiệm giáo dục TÂM HỒN cho lớp trẻ. Người ta đã chứng minh bằng các nghiên cứu khoa học, bằng các con số thống kê, rằng những đứa trẻ lớn lên trong bầu không khí đầm ấm và tràn ngập thương yêu của gia đình hay lớp học thì chúng sẽ không bao giờ trở thành những kẻ xấu ác. Nếu những đứa trẻ được lớn lên trong một môi trường luôn bị dày vò bởi những đam mê vật chất, chứng kiến những thói hư tật xấu mà người lớn gieo vào tâm hồn chúng như tính ích kỷ, hận thù, nhỏ nhen, thô bạo... thì những đứa trẻ bất hạnh ấy sẽ bị rơi vào những vũng xoáy của tội lỗi, bởi lẽ ở đó là một KHOẢNG TRỐNG VĂN HÓA mà những người lớn, những người có trách nhiệm đã vô tình hay cố ý xô đẩy chúng vào đó (xem bài phân tích trên Báo Văn Hoá Phật Giáo số 13). Đây là MỘT VẤN ĐỀ ĐÁNG BÁO ĐỘNG khi tuổi trẻ đang phải ăn đong lý tưởng và đang ở tình trạng "suy dinh dưỡng tâm hồn" trầm trọng mà lại phải ngốn các món ăn độc hại về thói dối trá, về tính vụ lợi đến tàn nhẫn...

Hãy mang ngay Chicken Soup for the Soul hay dưỡng chất tâm hồn đến cho tuổi trẻ hôm nay bằng những bài học giản đơn, nhưng được minh chứng hùng hồn bằng những tấm gương trung thực, tràn đầy lòng nhân ái cuả các bậc cha anh.

Đức Dalai Lama đã nói: "Không một ai sinh ra mà không cần tình thương…,con người không phải chỉ thuần thể xác, mà tinh thần có vai trò chủ động trong việc cảm nhận cái đẹp, cái quý giá, làm cho chúng ta có thể thương yêu...", bởi vì "trong tâm khảm mỗi chúng ta đều mong muốn được thương yêu".

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bảy bước tới tha hóa

    16/06/2020Vương Trí NhànKhi một đứa trẻ đánh mất của quý gì đó, người ta phải căn vặn hỏi han xem quá trình đánh mất diễn ra như thế nào bởi nghĩ rằng qua đó, giúp cho nó biết tự giữ gìn của cải và từ nay trở đi không đánh mất nữa. Quá trình tha hoá, quá trình tự đánh mất mình ở chúng ta có chỗ khác. Ai cũng chỉ sống một lần trên đời, cái gì mất đi thì vĩnh viễn không lấy lại được nữa...
  • Ta thừa và thiếu những gì?

    29/08/2019Đỗ Hoàng GiangChúng ta rất cần cù lao động nhưng nhiều khi sinh ra tâm lý thích hưởng thụ. Phải thừa nhận rằng tinh thần ham làm chịu khó của dân ta đáng khâm phục, vừa làm nhà nước vừa làm thêm ngoài giờ để tăng thu nhập...
  • “Con thú tật nguyền”

    15/08/2019Nguyễn Hữu VinhCó ai đó chợt hỏi tôi "Con người hơn con vật ở cái gì?" Tôi đã chỉ ngay vào đầu. Người đó cười , Sao không đặt tay lên ngực nhỉ? Tôi bảo từ bé tôi được dạy vậy, coi cái trí khôn (ở trong đầu) giúp cho con người chiến thắng muôn loài, làm ra của cải vật chất... là quan trọng hơn cả. Vậy còn thứ kia, cái con tim ấy, nó làm gì?
  • Lý do kinh tế và di hại đạo đức

    01/12/2018Vương Trí NhànTrong sự bê bối về giáo dục hiện thời, ai cũng thấy là lỗi trước tiên thuộc về những người quản lý và hoạch định chính sách. Nhưng chẳng nhẽ những người lên bục giảng vô can chăng? Vậy thì lỗi của các thầy ở đâu? Tại sao không người trong cuộc nào lên tiếng?
  • Đôi điều về trách nhiệm cá nhân

    14/11/2018Nguyễn Ngọc BíchTrước các tổn thất vô hình và hữu hình mà xã hội đã chịu, vấn đề trách nhiệm cá nhân đang được công luận nêu lên. Qua hai lý do trình bày dưới đây, độc giả có thể chia sẻ lo ngại của tôi rằng vấn đề này còn phải mất nhiều năm nữa mới trở thành hiện thực.
  • Làm bổn phận của mình

    10/11/2015Dr. Mortimer, J. Adler... không có vấn đề nào thiết yếu trong luân lý hơn là vấn đề giữa đạo đức học về bổn phận và đạo đức học về khoái lạc hay hạnh phúc. Theo nguyên lý đạo đức về bổn phận , mỗi hành vi sẽ được phán đoán tùy theo nó tuân thủ hay bất tuân luật lệ, và sự phân biệt đạo đức cơ bản là giữa cái đúng và cái sai. Nhưng ở đâu sự khoái lạc hay hạnh phúc là chủ yếu, thì sự phân biệt cơ bản sẽ là giữa thiện và ác...
  • Cá nhân: bao giờ ra khỏi bóng tối?

    04/11/2015TS. Nguyễn Ngọc ĐiệnVai trò của cá nhân trong xã hội Việt Nam chưa bao giờ được nhìn nhận đúng mức. Trong khi đó, lợi ích tập thể được coi là lợi ích chính thống, được chính thức thừa nhận ở tất cả các nơi có thể phát thông điệp nhân văn ra công chúng.
  • Tính minh bạch và chuẩn mực đạo đức mới

    30/08/2015Lương Xuân HàTính công khai, minh bạch và lập trường đúng đắn được xem là vấn đề “nhạy cảm” trong mối quan hệ Việt Nam và các quốc gia hiện nay, từ những vấn đề ở tầm vĩ mô như tự do tôn giáo, nhân quyền, quan hệ…
  • Người ta nghèo đi có thể là vì tiền

    12/04/2015Nguyễn Tất ThịnhĐã từ rất lâu người ta biết rằng Tiền là cực kì quan trọng, là thước đo của giá trị trong sự trao đổi của thị trường, dường như là cái có thể mua được mọi thứ đến cả Tiên cả Phật, làm người ta mạnh bạo lên…
  • Tuổi trẻ đang bị …tấn công

    09/02/2015Nguyễn Trung DânCái cảm giác như đang có luồng sóng ngầm sắp trở nên sóng dữ, sóng ác nhấn chìm tất cả cái đẹp đẽ, hy vọng, tương lai của giới trẻ với lối sống rất đáng quan ngại lo âu trong những ngôi nhà của chúng ta. Từ giáo dục cho đến nếp sống xã hội, các chuẩn mực đạo đức gần như vắng bóng thì lấy gì xây dựng nề nếp gia đình đây?
  • Thế nào là con người có văn hóa

    05/10/2008Nguyễn Ân ThànhCon người có văn hóa luôn kết hợp hài hòa hai yếu tố căn bản gồm: Một - Hành vi ứng xử đúng mực, luôn nhã nhặn lịch thiệp, kính trên nhường dưới, biết tôn trọng thuần phong mỹ tục, cổ vũ cái tốt và đấu tranh chống cái xấu, có trách nhiệm công dân; Hai - Hành động thiết thực nhằm quảng bá lối sống đẹp, có tri thức cao nhưng phải biết khuếch tán giá trị tri thức với cộng đồng...
  • FPT vui quá đà hay lệch lạc về văn hóa?

    22/09/2008Thế HùngKhông chỉ múa khỏa thân phản cảm trên sân khấu, FPT còn xuyên tạc thơ Nhật ký trong tù, dung tục hóa nền nhạc Tiểu đoàn 307, Lên ngàn, Các cụ dân quân Thanh Hóa... Tiến sĩ Thế Hùng, Giảng viên ĐH Quốc gia Hà Nội, bức xúc: "Có phải do vui quá đà hay FPT tự cho mình là một “vương quốc” riêng về văn hóa, về thẩm mỹ?”.
  • Giáo dục lễ độ

    28/07/2008Thu ThủyChỉ cần một lời chào, một câu cảm ơn, một sự nhún nhường, đủ tạo ra một hình ảnh đẹp...
  • Hòn đá sang sông

    11/07/2008Sưu tầmMột hôm Phật cùng các đệ tử đi đến một con sông. Nước sông mênh mông, chảy xiết. Phật cúi xuống nhặt hòn đá khá to rồi quay lại hỏi các đệ tử...
  • Dám hỗn *)

    19/05/2008GS. TS. Hồ Ngọc ĐạiTất cả cách ứng xử thông thường đều đúc kết từ kinh nghiệm sống thường ngày, vì sự an toàn cho cuộc sống trước mắt, ngay lập tức, với một lựa chọn đơn giản nhất: đúng – sai, nên – không nên. Xin bình tâm nghĩ lại coi: Những điều cấm ấy không sai, nhưng đã hẳn là đúng?
  • Nhìn lên và nhìn xuống

    29/04/2008Nhà văn Tạ Duy AnhHậu quả của sự nghèo khổ dài dài đã đẻ ra một loạt thói quen, có cái về sau trở thành đặc tính cả tốt lẫn xấu: Quý miếng ăn nhưng lại đề cao quá mức, tiết kiệm và keo kiệt; thắt lưng buộc bụng và tủn mủn; trọng tuổi tác, nhân nghĩa dẫn đến thái quá trong nghi lễ ứng xử; biết lo xa, thương khổ nhưng cũng ghen ăn tức ở...
  • Thiên đường đầu tiên

    28/03/2008Tạ Duy AnhTôi tin rằng nhân cách xã hội. Nhân cách văn hoá của một đứa trẻ được quyết định ngay từ sự cảm nhận đầu tiên về cuộc sống xung quanh nó...
  • Danh và thực

    12/01/2008Tạ Duy AnhXưa nay có kẻ danh để không “nát với cỏ cây” thường hiếm. Vì hiếm nên qúy. Quý nên được ngưỡng vọng, tôn kính. Giầu có chưa là gì. Quyền thế chưa là cái đinh gì so với danh vọng, danh tiếng. Chính thế mà chữ danh luôn luôn là nỗi khao khát đầy mầu sắc bi kịch của biết bao người. Có cả muôn vạn cách để lưu danh ở đời. Nhưng có lẽ cái cách mà nhiều người tìm đến nhất là học...
  • Về tính quy luật của sự hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới

    27/06/2007Nguyễn Văn PhúcTrên bìnhđiện lý luận, cần phân tíchtoàn diện và đầyđủ những nhân tố tácđộng đến quá trình hình thành hệ giá trị và chuẩn mựcđạo đức mới, trongđó, kinh tế thị trường, tiếnbộ công nghệ, giaolưu văn hoá là những nhântố cơ bản nhất...
  • Vấn đề xây dựng đạo đức trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường

    21/05/2007Đỗ Lan HiềnKinh tế thị trường đi liền với cuộc sống hối hả chạy đua, người giàu mải miết làmăn, tiền bạc có thể dư thừa nhưng thời gian dành cho gia đình, con cái lại khan hiếm, sự giáo dục gia đình bị suy giảm, phó thác cho giáo dục nhà trường và xã hội, người nghèo mải vật lộn kiếm sống, ít nghĩ đến nhân phẩm, đạo đức.
  • Người trẻ nhưng ý thức đừng… trẻ

    21/12/2006Thanh Thu... có những câu chuyện nhỏ nhưng lại không hề nhỏ... Kể để nhắc nhau, để thấy rằng người trẻ học kiến thức ở trường, nhưng cũng đừng quên học ý thức, học phép lịch sự. Người trẻ đấy, nhưng ý thích đừng...trẻ!
  • Cái gốc vẫn là con người

    08/10/2006Dương Trung QuốcChưa khi nào dư luận xã hội lại sôi nổi với nỗi bức xúc trước các vụ việc liên quan đến việc làm của một số quan chức cao cấp. Một bộ trưởng du học bằng tiền dành cho con trẻ, vài quan chức tương đương "dĩ công vi tư" trong việc lo nơi ăn chốn ở cho mình...
  • Lỗi chính tả!

    20/04/2006Nguyễn Việt HàMột ông hành nghề thanh tra có vẻ là quan chức đã hồn nhiên và hồn hậu trả lời trên báo, rằng mình có mắc lỗi chính tả trong khi đang vất vả viết báo cáo gửi trình Thủ tướng...
  • Giá trị đạo đức- giá trị bản thân và giá trị xã hội

    11/03/2006Ngô ToànĐạo đức là một hệ thống giá trị, một hiện tượng xã hội mang tính chuẩn mực, thể hiện mệnh lệnh, đánh giá rõ rệt...
  • Vẫn là chuyện nuôi dưỡng con người

    16/01/2006GS. Tương laiNhững ngày cuối cùng của năm 2005 lùi vào phía sau để lại dư vị đắng tai ác của vụ bán độ bóng đá. Giờ đây, việc xử phạt nghiêm khắc số cầu thủ bán độ là cần nhưng cần hơn gấp nhiều lần là phải chỉ ra được môi trường sống đã nuôi dưỡng và đẩy những cầu thủ trẻ của chúng ta trượt dài trên con đường tha hóa...
  • Hậu sinh khả úy

    05/01/2006GS. Tương Lai“Hậu sinh khả úy”, nhưng “khả úy” theo hướng nào? Nếu theo hướng “tre già măng mọc”, “con hơn cha là nhà có phúc” thì chính là đặt niềm tin vào tuổi trẻ, vào thế hệ sẽ đảm đương một cách tốt đẹp hơn, sáng tạo hơn công việc của cha anh...
  • xem toàn bộ