Người trong góc khuất

08:11 CH @ Thứ Năm - 27 Tháng Bảy, 2006
Chẳng phải nói thêm thì ai cũng biết thực trạng tiêu cực trong thi cử ở hệ thống các trường, các cấp học đang gia tăng ở mức báo động. Tân Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thiện Nhân - ngồi trên chiếc ghế "nóng" - đã phải đưa lời cảnh báo: "Ngành giáo dục và toàn xã hội nếu không có những biện pháp đặc biệt thì tiêu cực này sẽ trở thành một đại hoạ của dân tộc".

Để đưa ra được những biện pháp đặc biệt, trước hết cần nhận diện được những ai đang còn trong góc khuất, tiếp sức cho tiêu cực, để làm rõ trách nhiệm...

Đã học thì tất phải qua những kỳ thi, và chẳng ai muốn mình trượt, để vuột khỏi tay một tấm bằng... Tấm bằng có thể là "lá bùa" để người ta được hưởng mức lương cao hơn, có một địa vị cao hơn, có quyền lực hơn... Nếu tấm bằng ấy do tiêu cực trong thi cử mà có, cộng thêm là sự cổ suý của căn bệnh thành tích trong giáo dục...thì đúng là đại hoạ cho dân tộc.

Trong bức thư gửi các thầy giáo đang dạy con trai mình, vị tổng thống thứ 16 của Mỹ Abraham Lincoln viết: "Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi trượt còn vinh dự hơn gian lận trong khi thi...".

Vị tổng thống này đã dùng tới hai từ "xin thầy..." để nhấn mạnh đến trách nhiệm của người thầy phải xắn tay vào cuộc, bước ra khỏi góc khuất để chống tiêu cực trong thi cử. Nói rộng ra, để có nền giáo dục sạch thì vai trò của người thầy, của nhà giáo có tính chất quyết định.

Vậy mà trong kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Hà Tây, 9 lãnh đạo là những người thầy, những nhà giáo lại "dính" vào tiêu cực, 1 lãnh đạo bị xử lý cho thôi giữ chức hiệu trưởng chuyển công tác khác, còn lại là cảnh cáo, khiển trách. Rõ ràng, những hình thức kỷ luật đó so với vai trò, trách nhiệm của người thầy, của nhà giáo trong một xã hội học tập, một nền giáo dục sạch là chưa đủ sức răn đe.

Thi cử là chuyện quốc gia, không chỉ là chuyện riêng của ngành giáo dục. Ở đây phải có sự phối hợp của các ngành, đặc biệt là chính quyền địa phương và lực lượng công an trong việc đảm bảo an ninh trật tự.

Vụ tiêu cực ở Hà Tây cho thấy, nếu lực lượng này mạnh tay, cương quyết thì làm gì có chuyện công khai tụ tập đông người trong khu vực thi để giải bài thi, bắc thang qua tường ném bài thi vào phòng thi...?

Nhà giáo - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết cho rằng: "Tiêu cực ở Hà Tây phải xem xét đến trách nhiệm của chính quyền địa phương, lực lượng công an với hình thức kỷ luật. Họ không thể cứ ở trong góc khuất".

Tiêu cực trong thi cử tất yếu sẽ sản sinh ra một lực lượng "học giả, bằng thật" và rất có thể đó sẽ lại là những góc khuất trong cuộc sống, có mối quan hệ nhân quả với tham nhũng, tiêu cực.

Nguồn:Lao Động
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Để có những người bay: Thầy dạy bay và bầu trời bay

    16/06/2019Nguyễn Đức LamKhông có lẽ năm này qua năm khác ta cho ra trường đời những "chú gà công nghiệp" mãi sao? Đâu rồi những chú chim ưng dũng cảm, kiêu hãnh, tung cánh vào bầu trời khoáng đạt, bao la? Làm thế nào để có những chú chim ưng biết bay và dám bay?
  • Nhìn lại việc giáo dục nhân cách cho sinh viên

    08/09/2016GS. Tương LaiNếu trong một thời gian dài, lòng trung thành được nói đến nhiều hơn sự trung thực thì đã đến lúc cần xếp lại vị trí ưu tiên cho cái cần được chăm lo bồi dưỡng, “cái đang thiếu”! Mà nếu thiếu cái gì đó, thì “cái còn lại còn gì là đáng giá” kể cả lòng trung thành!
  • "Lãng phí kép"

    28/10/2014Đan TâmTổ chức, quản lý chi tiêu ở ngành giáo dục đang rất bất hợp lý. Vì vậy, mối quan tâm của người dân đối với hiệu quả đầu tư cho giáo dục - đào tạo là rất chính đáng và có cơ sở. Một số chuyên gia và khoa học đầu ngành đã từng viết rằng: Bộ Giáo dục - Đào tạo bỏ ra 1 tỉ USD Mỹ để đấu thầu các dự án biên soạn lại sách giáo khoa...
  • Chuyện không thể không nói!

    24/07/2006Mai LanVẻ thâm trầm của một nhà giáo, tư duy sắc sảo của nhà ngoại giao, và nét đằm thắm của người phụ nữ Huế đã hòa quyện, tạo nên sự lịch lãm và quyết đoán nơi bà Tôn Nữ Thị Ninh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội. Người phụ nữ này hình như lúc nào cũng đau đáu muốn trở về với điểm xuất phát của mình: nghề giáo...
  • Giáo dục và bệnh thành tích

    19/07/2006Huỳnh Bửu SơnThành tích là kết quả có thể đánh giá được của nỗ lực con người. Kết quả đó không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để đạt thành tích chính là lợi ích cho mình. Nhưng con người vẫn có thể làm hết sức mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất nước.
  • Làm sao “lớn” được với một nền giáo dục yếu kém?

    17/06/2006Phan Thanh (Khánh Hòa)Nước Việt Nam ta chỉ có thể lớn lên được với một nền giáo dục đúng nghĩa bắt đầu từ tình yêu đất nước, ý thức công dân, đề cao lòng chính trực, căm ghét sự dối trá. Nền giáo dục ấy không có gì quá tốn kém, quá khó khăn đến nỗi phải tốn hàng ngàn tỉ đồng để liên tục thay đổi chương trình, làm mỏi mệt biết bao thế hệ con người...
  • Một quốc nạn còn đáng lo ngại gấp bội tệ nạn tham nhũng

    03/06/2006Nguyễn Viết Hùng (TP.HCM)Đó chính là hiện trạng giáo dục. Có ở đâu mà người dân phải kêu lên trên báo chí: "Con tôi khổ quá, ông Bộ trưởng Giáo dục ơi!"? Có bao giờ lại đổ đốn lắm bằng cấp "tưởng rằng đồ thật, hóa đồ chơi" đến như bây giờ? (1)
  • Trên học lễ!

    23/03/2006Hà Văn ThịnhChỉ trong một số báo Lao Động mà thông tin 3 chuyện động trời về trường học. Tại sao có thể ngang nhiên cho học sinh nghỉ học để lấy trường học tổ chức đám cưới cho con của "quan"? Tại sao không có bằng THPT vẫn có bằng tốt nghiệp đại học? Tại sao là thầy giáo lại có thể đánh học sinh tàn nhẫn thế?
  • Khi giáo dục tự đánh mất mình

    03/03/2006Trần Trung PhượngTrong cuộc “ mưu sinh toàn cầu” hiện nay, giáo dục được nhận thức như một phương tiện quan trọng không thể thiếu để đạt tới ưu thế nào đó trong cuộc cạnh tranh. Điều này có thể được nhận thấy rõ ràng, qua sự quá tải của đủ loại kiến thức học đường, qua sự "phát minh" ra nhiều phương pháp giáo dục khác nhau ...
  • Phải dạy làm người

    24/02/2006Mai Chí ThọSinh thời, khi xem chương trình của chín lớp tiểu học và trung học cơ sở, Bác Hồ đã phát biểu: “Sao dạy làm người ít quá”.
  • Làm thế nào để giáo dục thực sự là quốc sách

    13/02/2006Hà Văn Thịnh (Đại học khoa học Huế)Nếu giáo dục không gây nên tất cả mọi lỗi lầm thì ít nhất, cũng đã và đang gián tiếp một cách lâu dài, tạo nên nhiều yếu tố tiềm tàng để không đủ sức nhìn thấy và, ngăn chặn những lỗi lầm ấy...
  • xem toàn bộ