Nho sĩ và trí thức hiện đại

09:15 SA @ Thứ Bảy - 12 Tháng Chín, 2009

>> Mời tham khảo: Giới thiệu tác phẩm Nguyễn Khắc Viện

Từ nửa sau thế kỉ XIX, Việt Nam phải đương đầu với cuộc xâm lược của thực dân. Sự rạn nứt giữa quan lại với nho sĩ trở nên quyết liệt. Triều đình và quan lại vội vàng hòa hoãn với giặc; đối với họ, ngai vàng và chức vụ quan trọng hơn độc lập dân tộc. Nhưng mặc dầu triều đình kêu gọi các làng xóm giữ gìn trật tự, những nhà nho tin vào sự ủng hộ của nhân dân, mang sẵn truyền thống đấu tranh dân tộc hàng thế kỉ, đã huy động nông dân tổ chức kháng chiến. Trong suốt hai mươi năm, từ Nam đến Bắc, ta thấy các nho sĩ trở thành chiến sĩ cầm đầu học trò và nông dân trong tỉnh mình ra chiến đấu. Bị địch bắt, họ dũng cảm chịu đựng tra tấn và sẵn sàng để chết. Nhưng thiếu vũ khí hiện đại, thiếu một đường lối chính trị phù hợp với thời đại, họ lần lượt thất bại. Tuy nhiên trước khi lụi tàn, trước khi rời khỏi hoàn toàn sân khấu lịch sử Việt Nam những nho sĩ yêu nước đã cứu vãn danh dự của Nho giáo. Nước Việt Nam bước vào thế kỉ XX với một học thuyết Nho giáo hoàn toàn mất hết sức sống; mọi mưu toan khôi phục nó chỉ là một trò hề phản động (đặc biệt chế độ Vichy đã định phục hồi Nho giáo ở Đông Dương trong chiến tranh thế giới thứ hai).

Thất bại của nho sĩ trước thực dân xâm lược không phải chỉ là vấn đề thua kém về vũ khí. Sự thua kém về ý thức hệ cũng không kém phần nổi bật. Nho giáo, dù là Nho giáo bình dân cũng có hạn chế của nó, đó là những hạn chế do nguồn gốc và tính chất của tư tưởng nông dân.

Bị chế độ quan liêu chèn ép, giai cấp tư sản Việt Nam chưa bao giờ trở thành một giai cấp mạnh, những cuộc nổi dậy trong lịch sử Việt Nam chỉ là những phong trào nông dân, nông dân nổi loạn, và nho sĩ cầm đầu không có con đường nào khác là đưa đến ông vua mới, có đức độ và công bằng theo học thuyết Nho giáo. Với Mạnh Tử, họ nghĩ rằng: dân vi quý. Nhưng chính Mạnh Tử cũng nói rằng: Kẻ lao lực bị người trị, kẻ lao tâm trị người. Vua và quan cai trị nhân dân, là “dân chi phụ mẫu”. Khái niệm dân chủ đối với họ hoàn toàn xa lạ. Họ có thể đấu tranh để thay một ông vua vô đạo bằng một ông vua nhân đạo, một ông vua thoán nghịch bằng một ông vua chính thống. Các nhà nho yêu nước không có một ý niệm gì về những cải cách phải tiến hành trong thiết chế cho phù hợp với tình hình mới. Họ chống chủ nghĩa thực dân hiện đại như tổ tiên xưa đã chống phong kiến Trung Hoa xâm lược, với một phương pháp, một tư tưởng như cũ.

Mặt khác, hoàn toàn không biết đến vấn đề sản xuất, họ không thể hiểu cũng như không thể tiếp thu khoa học hiện đại. Đến lúc này, họ vẫn coi khinh lao động chân tay, chỉ coi trọng việc đọc sách. Hình ảnh người nho sĩ để móng tay thật dài, trói gà không nổi, không phải chỉ là một lời nói suông. Đất nước không thể dựa vào họ để cải tiến phương pháp sản xuất.

Các thế hệ sau năm 1900 không muốn chết cho vương triều đã thoái hoá, họ cũng không muốn chết dưới ngọn cờ Nho giáo. Những thất bại trước một kẻ thù có vũ khí tối tân, chiến thắng của quân đội Nhật chống quân đội Nga hoàng năm 1905, những tân thư của Jean Jacques Rousseau và Montesquieu truyền vào, đã gây nên những đột biến đối với các nho sĩ khai minh cũng như đối với toàn đất nước. Hai khái niệm mới, hoàn toàn xa lạ với Nho giáo xuất hiện ở Việt Nam; đó là khoa học và dân chủ. Người ta bắt đầu đi tìm giải pháp bên ngoài những con đường mòn của quá khứ.

Sự phát hiện một chế độ không phải chế độ quân chủ, trong đó nhân dân được tham gia chính quyền một cách đáng kể, đối với nhiều nho sĩ là cả một điều mới lạ... Những máy móc, với những sự nghiên cứu khoa học lại là một phát hiện khác. Những nho sĩ trong làng quả cũng từng làm thầy thuốc và thầy địa lí, nhưng họ lấy Đạo giáo làm hệ suy luận, nên không phân biệt được khoa học với ma thuật. Thiên văn học lẫn lộn với chiêm tinh học, địa dư học và địa chất học lẫn lộn với khoa phong thủy, y học đạt được những thành tựu đáng kể nhưng vẫn chưa thật thoát khỏi thuật suy luận siêu hình.

Tuy vậy, trong một thời kỳ dài, những tư tưởng khoa học và dân chủ vẫn chỉ là những ánh sáng leo lét trong đêm tối, chưa thể chiếu sáng khắp cả nước. Từ năm 1905 đến năm 1930, đất nước Việt Nam phải chịu đựng chấp nhận nền đô hộ thực dân. Những thế hệ trí thức mới được đào tạo ở nhà trường phương Tây được học thế nào là dân chủ và khoa học, nhưng dù cho họ có tài giỏi uyên bác đến đâu, cũng không có một ai có thể kêu gọi đất nước đứng dậy như những nho sĩ cuối thế kỉ XIX. Chúng tôi, những trí thức Việt Nam tốt nghiệp trường Đại học Hà Nội hay ở Pháp về trong thời kì thuộc địa, được học những điều mà nho sĩ không biết đến như vật lí, đại số, sinh vật học; chế độ bầu cử, thiết chế cộng hòa. Nhưng so với một số nhà nho mà chúng tôi còn tiếp xúc, chúng tôi vẫn cảm thấy mình thiếu một cái gì.

Kiến thức của nhà nho so với chúng tôi còn bị hạn chế nhiều, nhưng họ là những “Con người”, những “cây tre” mọc thẳng, những “cây thông” đứng vững trong gió rét. Chúng tôi thì chỉ là những “cái túi kiến thức”, những cây sậy sẵn sàng rạp mình trước gió nhẹ, mà khi gian khổ không thể tin cậy được. Các nhà nho có những nguyên tắc sống, những quan niệm đạo đức ăn sâu trong đầu mà họ làm theo. Người ta có thể phủ nhận giá trị của những nguyên tắc đó, nhưng không thể phủ nhận sự tồn tại của chúng, vì không thể bảo những con người đó làm ngược lại quan niệm của họ. Đạo đức là cơ sở giáo dục của họ.

Sự đào tạo của chúng tôi khác hẳn. Ở trường trung học cũng như ở trường đại học, chúng tôi tập trung học hoá hay học lượng giác, địa lí. Nhưng đến giờ luân lí thì chúng tôi chỉ lén lút đọc truyện hay đánh cờ chơi. Nho sĩ không biết thế nào là một con người khoa học; còn chúng tôi thì không biết thế nào là một con người chính nghĩa. Và khi tình hình biến động, phần lớn chúng tôi, tất nhiên không phải là tất cả - trở thành những thứ bột dẻo để cho những thế lực đối lập nhau tha hồ nặn một cách dễ dàng.

Giống như quan lại thời xưa, mấy nghìn trí thức được đào tạo dưới thời thuộc địa ở các trường đại học bên Pháp hay ở Hà Nội đều sống xa nhân dân. Chúng tôi là những người thành thị thuần túy trong một nước mà 95% dân sống ở nông thôn. Khi các nho sĩ ra lời kêu gọi, cả nước từ Nam ra Bắc đều hưởng ứng, vì sống trong làng, hàng ngày, nhà nho có quan hệ mật thiết với nông dân. Chúng tôi thì bị chìm giữa đất nước, không có kim chỉ nam, không có gậy chỉ đường.

Chúng tôi cũng không phải là quan chức của chế độ mới, vì người ngoại quốc cai trị nước chúng tôi. Về phần các nho sĩ thì họ cảm thấy là kẻ thừa kế những người đã lãnh đạo đất nước bao thế kỉ, đã dẫn dắt nhân dân trong cuộc đấu tranh dân tộc hàng mấy trăm năm nay. Những người ưu tú trong tầng lớp nho sĩ còn giữ được lòng tự hào và tự tin, cái mà chúng tôi thiếu. Trong nhân dân, người ta vẫn kể lại một cách kính trọng tên tuổi những nhà nho vừa ngã xuống trong cuộc đấu tranh chống chế độ thực dân, hiên ngang chết trước mũi súng quân thù, thà chịu tù đày còn hơn danh vọng, thực hiện điều mà Mạnh Tử từng nói: Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất. Tôi biết rằng, phần lớn chúng tôi không có được tinh thần dũng cảm bình thản đó.

Một điều nữa ám ảnh chúng tôi là chúng tôi học bằng tiếng Pháp. Rất ít người trong chúng tôi biết viết một bài chính xác bằng chữ quốc ngữ, trước nhân dân, chúng tôi trở thành không có tiếng nói, bị cắt đứt khỏi truyền thống dân tộc.

Chúng tôi có trong đầu những tư tưởng hiện đại về khoa học và dân chủ, nhưng lật đổ chế độ thực dân, phá vỡ cấu trúc phong kiến, để có thể thiết lập nền dân chủ và phương thức sản xuất khoa học trong nước, lại là một gánh nặng mà đôi vai chúng tôi không thể đảm đương nổi. Cơ sở xã hội của chúng tôi, giai cấp tư sản Việt Nam lại quá yếu. Nó chỉ có thể sống dưới bóng đô hộ của thực dân. Chúng tôi đã thất bại ngay từ bước đầu, trước chủ nghĩa đế quốc phương Tây, chúng tôi cảm thấy bất lực. Những trí thức tốt nghiệp đại học dưới thời thuộc địa không thể đóng vai trò như nho sĩ thời Nguyễn Trãi.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cách đây một thế kỷ, những người khổng lồ

    12/05/2009Nguyên NgọcQuả thực, hồi đầu thế kỷ XX, chúng ta từng có được một thế hệ vàng. Quả thật đấy là thời kỳ của những người khổng lồ. Để có được ngày hôm nay của đất nước, không phải chỉ có cách mạng và chiến tranh. Hoặc nói cho đúng hơn, chính những con người như vậy, vào một thời điểm chuyển động quan trọng của lịch sử, đã góp phần không hề nhỏ chuẩn bị tinh thần, trí tuệ, cả chí khí nữa cho dân tộc để có được cách mạng thành công và chiến tranh giải phóng thắng lợi.
  • Trí thức: bộ phận độc lập về trí tuệ của xã hội

    09/08/2019D. S. Likhachev (Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Nga) - Phạm Xuân Nguyên dịchTừ “trí thức” trong các thứ tiếng khác được coi là vay mượn từ tiếng Nga. Tôi muốn gọi trí thức là bộ phận độc lập về trí tuệ của xã hội. Đây không đơn giản là học vấn và những người có học làm việc trong lĩnh vực lao động trí óc. Sự độc lập trí tuệ là đặc điểm tối quan trọng của trí thức. Độc lập với các quyền lợi đảng phái, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp, thương mại và thậm chí đơn giản là công danh.
  • Kẻ sĩ xưa và nay

    09/04/2019Hà Thúc MinhQuá trình phát triển của xã hội loài người là quá trình khẳng định sự “tách rời"” giữa lao động trí óc và lao động chân tay và cũng là quá trình phủ nhận điều đó. “Thống nhất” giữa lao động trí óc và lao động chân tay cũng là xu hướng tất yếu. Công nghệ thông tin trong thời đại ngày nay sẽ là đôi đũa thần đang biến cái tưởng chừng như khả năng xa vời đó trở thành hiện thực trước sự ngỡ ngàng của nàng “lọ lem” lịch sử về hình ảnh của cái gọi là “kẻ sĩ” một thời.
  • Nhà trường xưa và nay

    25/03/2019Bác sĩ Nguyễn Khắc ViệnXã hội mới đòi hỏi có một nhà trường mới, luận điểm dĩ nhiên ấy, nói lên thì dễ nhưng suy nghĩ cho ra và thực hiện được một nhà trường mới lại rất khó. Có thể nói những nhược điểm của nhà trường hiện nay là do tiếp tục thực hiện một kiểu mẫu nhà trường cũ trong một xã hội mới. ...
  • Phận đàn bà ngày nay

    04/03/2019BS. Nguyễn Khắc ViệnThế nào là phận? Phận đàn ông, phận đàn bà, phận làm con, làm tôi, làm vua; đó là cái phận mà cuộc sống trong xã hội dành cho mỗi người. Có thân phận, bổn phận, danh phận, chức phận, phận sang, phận hèn, và nếu có ngẫu nhiên chen vào là số phận...
  • Đường lối giáo dục cứu nước của Đông Kinh Nghĩa Thục

    23/09/2018Nguyễn Hải HoànhGiáo dục cứu nước (GDCN) là lựa chọn quan trọng nhất của các sĩ phu sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT) khi họ quyết định đường lối đấu tranh giải phóng nước nhà của tổ chức cách mạng này. Trước đó, tất cả các cuộc đấu tranh chống Pháp đều theo đường lối bạo động vũ trang.
  • Để có lớp trí thức xứng đáng

    12/05/2018Hoàng TụyThời thế tạo anh hùng thì cũng thời thế, cơ chế tạo ra phẩm chất người trí thức. Nói rõ hơn là hoàn cảnh chính trị xã hội, là bản lĩnh, tài năng các nhà lãnh đạo quốc gia, và một phần chính yếu, là môi trường giáo dục đương thời. Cho nên tôi rất tán thành hãy bắt đầu bằng vấn đề giáo dục để bàn chuyện xây dựng lớp trí thức mới.
  • Báo chí - nhà báo và sự hình thành tầng lớp trí thức hiện đại đầu thế kỷ XX

    21/06/2017Trần Văn ToànKhái niệm trí thức hiện đại ở đây được hiểu trong sự đối nghĩa với trí thức - kẻ sĩ trong xã hội Việt Nam truyền thống. Sự hiện diện của tầng lớp trí thức hiện đại, trên thực tế, mới chỉ xuất hiện ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Bài viết này sẽ tập trung làm sáng tỏ vai trò của báo chí - một thiết chế văn hóa có nguồn gốc phương Tây - đã đóng vai trò như một dung môi, một tiền đề vật chất cho sự xuất hiện của tầng lớp trí thức hiện đại như thế nào...
  • Cách mạng tháng 8 và người trí thức

    02/09/2016Mai ThụcKỷ niệm 63 năm Cách mạng tháng Tám – “Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” tuổi 63, người trí thức bừng tỉnh trước nền kinh tế thị trường hội nhập toàn cầu diễn ra trên đất nước ta như một cơn lốc xoáy. Rất lâu rồi, bây giờ mới có những hội thảo, những chuyên đề về vai trò của trí thức. Mọi người đồng thanh xác định vị trí của trí thức trong các ngành...
  • "Sĩ phu, trí thức thì không được hèn"

    16/03/2016Bùi Hoàng Tám (thực hiện)Nhân đầu xuân mới, bàn tròn xuân Kỷ Sửu của Đất Việt ghi lại những ý kiến của các nhà trí thức nổi tiếng Việt Nam bàn về sĩ phu, trí thức thời nay.
  • Cách học, cách lập thân, lập nghiệp của kẻ sĩ

    22/02/2016Vũ Quần PhươngĐiều ông nhắc đi nhắc lại trong các bài thơ dạy con chỉ là phải có đóng góp thiết thực cho cuộc đời. Muốn thế phải học kiểu nào, sống thế nào, cách xử trí thế nào để hài hòa danh, tiết, lợi, chí. Nguyễn Khuyến không sách vở, ông tự đúc kết từ đời mình mà khuyên nhủ các con...
  • Cách mạng tháng Tám: những con người làm nên lịch sử

    01/09/2014Đoan TrangCách mạng tháng Tám 1945 là một cuộc hồi sinh vĩ của một dân tộc đoàn kết: thực sự đoàn kết, biết đoàn kết và đoàn kết đúng lúc, kịp thời. Hồi tưởng lại những tháng ngày sôi sục khí thế đấu tranh đó, chúng ta không thể bỏ qua vai trò lịch sử của những con người đã góp phần hội tụ của các nguồn xung lực mạnh mẽ của toàn dân tộc tại thời khắc bước ngoặt lịch sử...
  • Thế giới quanh ta: Một góc nhìn tri thức

    12/04/2014GS. Cao Huy ThuầnKhông chỉ trong nội dung, cả trong văn nữa cũng vậy, đây là một tác phẩm văn học chính trị thật hay, sắc bén logic và cả nhuần nhị u-mua phương Tây, đồng thời lại rất mềm mại sự thanh tao rất phương Đông, rất Việt. Một kết hợp thật hài hòa, nhuần nhuyễn, để cho sự xớ rớ của một người quyết xớ rớ vào những vấn đề quan trọng...
  • Sĩ phu, trí thức nước nhà xưa và nay

    08/09/2013TS. Chu HảoKhông ai nâng cao được vai trò của trí thức nếu giới trí thức của chúng ta không tự khẳng định được mình! Không ai san sẻ trách nhiệm với trí thức được; chỉ có trí thức mới thi hành được thiên chức của mình; vinh quang và cay đắng gắn liền với thiên chức ấy cũng chỉ dành riêng cho giới trí thức mà thôi!
  • Giới thiệu tác phẩm Nguyễn Khắc Viện

    31/08/2009Nhiều tác phẩm của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện cho đến nay vẫn còn những giá trị lớn lao. Bất cứ đối tượng nào, từ người già, thanh niên đến trẻ em đều có thể thấy qua tác phẩm của ông bóng dáng một người bạn, một người thầy, một người ông với kiến thức uyên thâm và tấm lòng nhân ái.
  • Nói về trí thức, tại sao cứ phải thêm “đích thực”?

    28/08/2009Nguyễn Ngọc LanhThói háo danh đang phát triển tới mức kệch cỡm trong trí thức. Mà đây là lớp trí thức mới, vì nước ta đã nước XHCN từ nhiều thập kỷ nay. Dẫu vậy, trong bài tác giả vẫn dẫn ra những sự kiện xảy ra từ thời phong kiến. Điều này có lý, vì từ lâu trí thức ta đã bị nhận xét là có dáng dấp một ông quan văn – nghĩa là háo danh và “phò chính thống”. Vậy môi trường nào đã tạo ra và nuôi dưỡng cái dáng dấp quan văn này của của giới trí thức mới?
  • Những chuyện chưa kể về Nguyễn Khắc Viện

    26/08/2009Văn HồngNguyễn Khắc Viện là một Nhà Văn hóa lớn. Hoạt động và ảnh hưởng của ông sâu rộng trên nhiều lĩnh vực: chính trị và văn hóa, y tế và giáo dục, người lớn và trẻ em... Tôi may mắn nhiều lần được nghe ông diễn giảng, lại nhiều lần đến nhà ông thỉnh giáo. Nhất tự vi sư, xin được nói đôi điều về ông, một bậc thầy.
  • Quan niệm về trí thức và vị trí của trí thức với sự phát triển xã hội

    03/08/2009Đất nước đang tiến vào tương lai trong thời đại loài người tăng tốc chia sẻ nguồn tài nguyên tri thức bằng sự phát triển vũ bão của CNTT, truyền thông, thế giới Internet kỳ diệu. Quốc gia nào cũng khao khát làm chủ nền kinh tế tri thức mới. Vai trò và trách nhiệm của trí thức ngày càng trở nên quan trọng, thúc bách. Chungta.com xin trân trọng giới thiệu chủ điểm về Người Trí Thức, tổng hợp lại các bài nghiên cứu hoặc tranh luận nhằm tạo ra một góc nhìn đa diện, nhiều chiều về chân dung người trí thức nói chung và vai trò, vị trí của họ đối với sự phát triển của cộng đồng, xã hội, quốc gia, dân tộc.
  • Chế độ xã hội với trí thức

    03/07/2009Nguyễn Ngọc LanhMỗi chế độ xã hội đều có tầng lớp lao động trí óc của mình với tiêu chuẩn và tên gọi riêng. Nói một cách danh chính và chặt chẽ, trí thức đúng nghĩa chỉ xuất hiện trong những xã hội đã có dân chủ, tự do; nhất là tự do báo chí. Cách mạng tư sản Pháp thành công năm 1789, nhưng hơn một thế kỷ sau mới ra đời từ trí thức; chính là vì phải đợi cho tự do, dân chủ phát triển đạt yêu cầu. Nhưng ở thế kỷ XX, nhiều nước châu Á tuy rất nặng căn phong kiến mà chỉ cần vài thập niên đã có đủ dân chủ, tự do để trí thức “đúng nghĩa” xuất hiện. Thế ký XXI hẳn phải nhanh hơn nữa.
  • Phẩm cách quan trọng của người trí thức

    21/06/2009Lê Ngọc Sơn (thực hiện)Giáo sư Nguyễn Huệ Chi chia sẻ với SVVN về tư cách của trí thức, và sứ mệnh của trí thức trong sự nghiệp đưa đất nước ngày một cường thịnh.
  • Hành xử của trí thức dưới chế độ cũ

    05/05/2009GS - Nhà giáo nhân dân, Nguyễn Ngọc LanhChế độ phong kiến (và trước nữa) mọc lên từ nền văn minh nông nghiệp, trải hàng chục ngàn năm, nay đã hết vai trò lịch sử khi loài người chuyển sang nền văn minh công nghiệp dành cho một chế độ mới. Do quá trình tàn lụi kéo dài hàng thế kỷ, chế độ cũ vẫn để lại những tàn dư, biến tướng, kể cả trá hình, nhất là ở phương Đông. Đó là nơi chế độ phong kiến tồn tại quá lâu, hơn nữa nó bị lật đổ không phải bằng sự lớn mạnh của giai cấp tư sản, do vậy sự xoá bỏ khó mà triệt để - nhất là xoá bỏ nền kinh tế tiểu nông: nơi sản sinh và nuôi dưỡng ý thức hệ phong kiến.
  • Suy nghĩ về khái niệm trí thức

    14/04/2009GS - Nhà giáo nhân dân, Nguyễn Ngọc LanhCó nhiều định nghĩa trí thức, rất dễ tìm trên internet. Không chỉ nhiều, mà rất nhiều, cho thấy đến nay định nghĩa trí thức vẫn chưa thật định hình. Do vậy, khi bàn về trí thức thường người ta phải xác định khái niệm trước khi bàn tiếp. Nhiều nhà trí thức lớn cũng đưa định nghĩa của mình, trong đó có những định nghĩa mới chỉ nêu tính cách đặc trưng hơn là nêu bản chất.
  • Giữa đất và trời

    25/03/2009GS. Cao Huy ThuầnRất khó định nghĩa như thế nào là một người trí thức, nhưng bất cứ người trí thức nào cũng có lúc đặt phải câu hỏi cho chính mình: giữa những nguyên tắc trong veo mà mình nuôi dưỡng trong đầu với thực tế trái ngược mà mình phải đương đầu trước mắt, có thể nào dung hòa được không trong hành động?
  • Bản lĩnh kẻ sĩ

    19/12/2008Mai LanKarl Marx đã coi trí thức là những người có đủ trí thức để quan tâm và có chính kiến riêng đối với các vấn đề xã hội. Và “trí thức là người nói sự thật, phê bình không nhân nhượng về những gì họ đang hiện hữu”.
  • Những chấn thương tâm lý hiện đại

    31/10/2008Vương Trí NhànMãi tận kỳ vào Sài Gòn hồi tháng 6 vừa qua, tôi mới thật chứng kiến cảnh thành phố kẹt xe triền miên đến vậy. Một tài xế taxi nói: Bây giờ thì chẳng ai nhường đường cho ai nữa, ai cũng cố chen lên bằng được, thành thử đường càng thêm kẹt. Mà con người sao đối xử với nhau quá tệ. Con người bây giờ ác quá!
  • Nghĩ về người tri thức

    12/09/2008G.S Tương LaiTừ đòi hỏi phát triển của xã hội hiện đại mà hiểu sâu hơn cái logic của tư duy truyền thống khi đặt kẻ “ sĩ” đứng đầu trong thang bậc phận vị xã hội khi các cụ ta từng hiểu rõ “ phi thương bất phú, phi công bất hoạt, phi nông bất ổn, phi trí bất hưng”. Khi tiến trình phát triển và hội nhập của đất nước đi vào chiều sâu, vấn đề tri thức và trí thức càng nổi rõ...
  • G.S Phan Đình Diệu: “Đừng vội nói chuyện đãi ngộ trí thức thấp, cao!”

    10/07/2008Thanh Phách thực hiệnTrao đổi về Đề án “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế” trình Hội nghị Trung ương 7, Giáo sư Phan Đình Diệu cho rằng, một khi chưa có quan niệm đúng đắn về trí thức và một cơ chế để tạo môi trường cho người trí thức phát huy hết năng lực thì rất khó bàn đến chuyện đãi ngộ thế nào là xứng đáng với những đóng góp của họ...
  • Trí thức Việt Nam

    19/05/2008GS Vũ KhiêuGS Vũ Khiêu day dứt, làm thế nào để ngày nay, trí thức Việt Nam có thể nhanh chóng vươn lên đỉnh cao của trí tuệ, đề ra được những kiến giải mầu nhiệm nhất cho mọi vấn đề lớn nhỏ, thực hiện được những hoài bão chung của cả dân tộc trên con đường tiến lên của đất nước...
  • Nhân tài và sử dụng nhân tài

    18/04/2007Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupTrước khi bàn về việc làm thế nào để phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng nhân tài, cần xem xét lại quan niệm về nhân tài...
  • Tân văn - Tân thư và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng yêu nước ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

    07/11/2006PGS, TS Lê Thanh BìnhTân thư góp phần giúp cho trí thức Việt Nam tiêu biểu thời đó học được phương pháp mà sau này người ta thường gọi là: “Tự thức tỉnh, tự phê phán" để nhìn nhận rõ các ưu khuyết, nhất là các nhược điểm trầm trọng của chính tầng lớp mình, của nhân dân mình, dân tộc mình đặng sửa chữa, khắc phục...
  • Học và nhồi vịt

    29/08/2006Nguyễn Quang ThânHiện nay cái sự học của nhiều con em ta (nhất là con cái nhà giàu) xem ra cũng có vẻ giống như nhồi vịt. Học sinh, thì lo hỏng thi, ngành giáo dục thì sợ mất thành tích. Cuối cùng chỉ tội nghiệp mấy con vịt. Mất cả tuổi thơ, quên cả chơi đùa, thân xác gầy mòn, linh thần hoảng loạn vì học, học và học...
  • xem toàn bộ