Những khoảng trống giá trị

02:08 CH @ Thứ Bảy - 12 Tháng Mười, 2013
Những huyền thoại thời chiến lần lượt ra đi. Những anh hùng của thời đổi mới cũng lần lượt ra đi. Điều mất mát lớn lao nhất của cộng đồng, không dừng lại ở sự vắng mặt của những con người, những cá nhân có công trạng trong những giai đoạn lịch sử cụ thể nào đó, mà là sự khủng hoảng những biểu tượng các giá trị tốt đẹp, bền vững, có tính hướng đạo...

Dòng người đổ về Hà Nội, Quảng Bình trong những ngày tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp không khỏi làm chúng ta liên tưởng đến một sự kiện khác, cách đây tròn năm năm, đó là đám tang của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ngày ấy, người dân khắp nơi cũng đổ về Sài Gòn với một tâm trạng thành kính như vậy. Trong dòng nước mắt đau thương mất mát, có cả sự hàm ơn, sự xác tín vào những giá trị mà nhân cách người đã khuất đem lại cho cộng đồng.

Có lẽ, cách tưởng niệm âm thầm mà cảm nhận sự mất mát đau đớn nhất là giới trí thức. Khi đây là thành phần nhận thức rõ nhất nguyên lý tác động của sự hiện diện những cá nhân kiệt xuất, sự nêu gương của những biểu tượng anh hùng nhân dân thực thụ lên một xã hội đang đứng trước sự đảo lộn các giá trị. Khi đây cũng chính là thành phần nhận ra rằng, những giá trị, lý tưởng tốt đẹp về quốc dân đang mai một dần trong cuộc khủng hoảng lớn “có tính hệ thống”. Khi đây cũng là thành phần nhận ra sâu sắc nhất cái khoảng trống vắng, hoang mang trong tâm thức xã hội đang lớn dần, vì những huyền thoại sống trong đời thực đã không còn hiện hữu.


Ảnh: Phạm Hải

Và cũng chính họ, giới trí thức, nhìn thấy được một toàn cảnh đáng ngại: xã hội chưa kịp sinh ra những chân dung lớn của thời bình trong khi các biểu tượng làm nên tầm vóc dân tộc, đất nước của thời chiến đã bỏ chúng ta ra đi.

Sau những ngày quốc tang Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người ta nói nhiều đến công trạng của ông trong việc cởi mở, đón nhận và tập hợp trí thức không phân biệt lý lịch, để cùng lo cho công cuộc đổi mới đất nước, phát triển kinh tế trong những tháng năm đầu của thời bình và đổi mới. Trong những ngày này, nhiều trí thức trong ngành giáo dục, khoa học cũng nhắc lại câu chuyện trong những năm tháng cuối đời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cùng với họ trăn trở ưu tư về phát triển đội ngũ trí thức làm khoa học, nhìn thấy chiến lược phát triển kinh tế biển gắn với an ninh quốc gia, lên tiếng đấu tranh vì một nền giáo dục lành mạnh, đáp ứng yêu cầu của đất nước...

Những câu chuyện đó thường được kể lại với những đoạn kết có gì đó chưa thật trọn vẹn, hay có khi, là kèm theo sự nuối tiếc, băn khoăn. Chúng vẫn được kể lại như những lời nhắc nhở, thức tỉnh đầy thống thiết về trách nhiệm của những đầy tớ nhân dân về sự an nguy đất nước, sinh mệnh dân tộc trong một cuộc thế mới, đầy vận hội nhưng cũng lắm thử thách.

Đừng để những khoảng trống mãi là những khoảng trống.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Định chuẩn bằng những giá trị phổ quát

    25/05/2015Giáp Văn DươngSử dụng những giá trị phổ quát làm thang giá trị chủ đạo sẽ giảm được sự phức tạp trong quá trình định chuẩn và tránh được những hậu quả khôn lường do chọn phải những thang giá trị lạc hậu làm chuẩn cho xã hội...
  • Cái ta đang cố gắng luôn có giá trị

    27/08/2019Gần gũi, sâu sắc, thân thiện, cách giáo sư Ngô Bảo Châu chuyện trò cho ta cảm giác như giáo sư đang nói chuyện với một người thân, một người bạn, một đồng nghiệp...
  • Giá trị mới của báo chí và trí tuệ tập thể

    25/01/2018Michael Skoler - Thúy Hiền (dịch từ Nieman Reports)Mạng xã hội đang dần đáp ứng được nhu cầu của chúng ta bởi chúng hội tụ được nhu cầu của những người khác. Nền văn hóa báo chí mới này giá trị ở chỗ nó có thể giúp cho mọi người có được cơ hội chia sẻ thông tin, khiến họ bị kinh ngạc trước những thông tin, kinh nghiệm, kiến thức của những người khác cùng chia sẻ thông tin với họ.
  • Giá trị của Phật giáo trong thế giới tân tiến hiện đại

    04/12/2017Ðại Ðức Kodo Matsunami, Hoà Thượng Thích Trí Chơn chuyển ngữChúng ta thấy rằng những tiện nghi tân tiến không giải quyết được những vấn đề thiết yếu cho đời sống chúng ta. Một số đông người đang đau khổ vì những lo nghĩ vật chất cũng như tinh thần đã làm lay chuyển căn bản cuộc sống của họ. Ðời sống chúng ta còn luôn bị đe dọa không dứt bởi những làn sóng bất an và sợ hãi...
  • 'Hãy quay về với giá trị truyền thống'

    05/11/2016Nhà văn Toan Ánh"Khi đạo đức có dấu hiệu đi xuống, chúng ta nên quay về với những giá trị truyền thống, những chuẩn mực về đạo đức và nét đẹp thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt", nhà văn Toan Ánh - người cả đời tâm huyết giữ gìn nét đẹp truyền thống dân tộc, tiếp nối thuần phong mỹ tục - tâm sự...
  • Đọc những giá trị

    31/01/2016Bùi Việt Phương (2012)Trước khi cầm một cuốn sách, xem một tấm ảnh, độc giả thời đó có một cử chỉ rất đặc biệt. Họ chỉnh lại tư thế đứng, ngồi, hơi lắc vai như một ý thức chỉnh sửa trang phục, khuôn mặt bình thản và nổi bật nhất là ở đôi mắt. Có nhiều kiểu đọc: đọc không sót một chữ, chọn đọc một chương mục, thậm chí chỉ ngó qua trang mục lục… Nhưng đều trân trọng đón nhận và cảm nhận chiều sâu của cuốn sách đó.
  • Học làm “cái đuôi”…của thần tượng

    27/01/2015Tiễn sĩ Tâm lý Huỳnh Văn SơnTrên thực tế vẫn có nhiều bạn trẻ quyết tâm theo đuổi con đường hoạt động nghệ thuật chân chính của mình nhưng không ít người lại quyết “ăn thua đủ” như một con thiêu thân lao vào hư danh nghệ thuật, nhưng vì sao như vậy?
  • Bản chất tương tác xã hội của giá trị

    28/07/2014Tiến sĩ Ngô Tự LậpCuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 buộc các nhà kinh tế phải xem xét lại các lý thuyết của mình. Trong đó điều đầu tiên cần xem xét lại chính là lý thuyết về giá trị, và cùng với nó là câu hỏi lớn nhất của kinh tế học: Lợi nhuận đến từ đâu, cái gì làm cho nền kinh tế lại tăng trưởng ?
  • Lại bàn về những giá trị sống

    19/06/2014Nguyễn Trần BạtAnh là một mẫu mực, giống như cách anh nói, anh muốn đi tìm hiểu đời sống tinh thần của những người thành đạt, những người nổi tiếng để hiểu thêm họ như một cái gì đó để hướng theo. Anh vẫn nói là không muốn trở thành một người giảng dạy chuyên nghiệp, nhưng đối với tôi và đối với những giáo viên ở khoa chúng tôi cũng như các sinh viên ở đây thì anh vẫn là một người thầy...
  • Xã hội đang chạy theo giá trị ảo?

    25/11/2013Anh ĐứcDường như tất cả đã sẵn sàng cho một nghìn năm Thăng Long mà sao vẫn thấy trăn trở một điều gì đó ẩn sâu sau những hoạt động ồn ào và náo nhiệt này. Đằng sau những hoạt động được gọi là "bề nổi" kia thì nhìn lại Hà Nội hôm nay đã thay đổi nhiều với Hà Nội trong hoài niệm xưa kia...
  • Bồi đắp văn hoá và bảo toàn những giá trị tinh khôi

    31/05/2013Lê Ngọc Sơn(Thực hiện)Nếu các tâm hồn trẻ không cồn cào sự lo lắng trước nguy cơ xuống cấp trầm trọng văn hóa của dân tộc thì còn ai thắp lửa để xua đuổi cái xấu?
    Tự các bạn hãy lấy sáng kiến để phản ứng với cái xấu và có hành động hợp
    lý để cải tạo cái xấu. Các bạn là cả một lực lượng lấp biển vá trời
    trên mặt trận văn hóa này. Hãy biết lo lắng!
  • Giá trị và cách sống của Đời Người ?!

    16/03/2013Nguyễn Tất ThịnhCó thể có những người sớm hơn, với tôi thì trải nghiệm cho đến bây giờ mới bắt đầu hiểu được câu thế nào là ‘tri Thiên mệnh’ ! Nghĩa là : thấu tỏ các quy luật cơ bản nhất của Thiên Địa Nhân mà biết cách vận dụng vào đời sống của mình một cách ‘tự nhiên như nhiên’ mà tổng kết thành slide này!
  • Quốc Hoa và Giá trị cốt lõi của Quốc Gia

    26/01/2011Nguyễn Tất ThịnhĐịnh nghĩa Quốc Hoa: là Loài Hoa mang ý nghĩa biểu tượng về Giá trị cốt lõi của một Quốc Gia. Ý nghĩa đó vừa hòa quyện những ngụ ý gửi gắm của Nhân dân về đặc điểm văn hóa phổ biến nhất của Đất Nước từ Quá khứ tới Tương lai, nhưng vốn đã từng ngự trị trong Tâm thức của mọi người về giá trị điển hình của Hoa đó để khi nói đến là liên tưởng mặc định ý niệm về Gen của Quốc Gia...
  • Giá trị và đối diện thực tế

    14/06/2010Mai Thi - Minh NgọcCó ý kiến cho rằng, khu phố cổ (KPC) Hà Nội hiện chỉ còn là "phố cũ trên nền cổ", "là phố khổ"… Nhưng nói thế đã chính xác chưa? Thực tế, phố cổ vẫn đang sở hữu một giá trị không đo đếm hết; và lâu nay, nó đã ghi nhận một lượng trí tuệ, tâm huyết của nhiều nhà quản lý, nhà khoa học trong và ngoài nước và các thế hệ dân cư. Vấn đề chỉ là và phải là phát huy khối trí tuệ ấy thành động lực bảo tồn và tiếp sức cho phố cổ như thế nào?
  • Đi giữa các ‘Cặp Giá trị sống’

    01/05/2010Nguyễn Tất ThịnhCác quan hệ giữa con người rất phức tạp nên đường chuẩn mực đó vốn là phi tuyến, đã thế trong từng hoàn cảnh bi du di, xê dịch, xô đẩy thậm chí bị dẫm xéo lên mà uốn lượn, đứt đoạn… đến mức người ta chỉ cố tự thu xếp bản thân được trong một đoạn rất ngắn, rồi sau thế nào tính tiếp, giải quyết tiếp… Cứ thế nhưng vấn đề bất cập, không ưng ý, sự vô lí cứ thế mà tích lũy trong đời sống và các quan hệ khiến tất cả cảm thấy rối loạn và bất an...
  • Giá trị & thước đo

    06/01/2010Nguyễn Bỉnh QuânEm thấy các thứ giá trị và thước đo cứ "lộn tùng phèo". Thì bởi giá trị cũ và giá trị mới đan xen nhau, thước đo cũ thước đo mới chồng chéo nhau. Bao nhiêu oan trái, bất công có thể từ đó mà ra. Thế làm sao gỡ? Thì dùng luật, tất tật từ to đến nhỏ phải có luật, học sống theo luật dần nó quen đi, gọi là xã hội tiến hoá, tiến bộ.
  • Bàn về "những giá trị sống"

    29/11/2009Nguyễn Trần Bạt...một trong những nội dung quan trọng nhất trong tư duy của con người chính là lợi ích. Người không làm chủ các tư duy lợi ích, không thiết kế được công nghệ tư duy lợi ích và không biến tư duy lợi ích thành một nghệ thuật sống là người không có bản lĩnh trên thực tế...
  • Bàn về "những giá trị sống"

    25/11/2009Nguyễn Trần BạtTrong quyển "Cội nguồn cảm hứng" tôi có nói rằng Tự do sinh ra con người, không có tự do thì không có con người và tôi đưa ra cả khái niệm tiền con người. Tôi thảo luận với rất nhiều GS trên thế giới về khái niệm tiền con người và rất nhiều ông tá hỏa lên hỏi tôi rằng "Liệu ông có xúc phạm đến một số quá đông không? Bởi vì theo tiêu chuẩn của ông thì thế giới này chưa được 1/3 loài người là con người?"...
  • Buổi hoàng hôn của những thần tượng

    18/02/2009Friedrich NietzscheCuốn sách là một trong những di chúc triết học Nietzsche để lại cho hậu thế. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách này với những ai đang vấp phải những trở ngại trên con đường tìm lại chính mình, để “trở thành chủ nhân cho hạnh phúc và bất hạnh của chính mình” như lời Nietzsche nói...
  • Văn hóa thần tượng

    19/05/2007Quang DươngSống có thần tượng cũng là một nét văn hóa. Vấn đề là nét văn hóa đó cần được người hâm mộ tự thể hiện, kiểm soát và điều chỉnh...
  • xem toàn bộ