Những giá trị vĩnh hằng từ di sản Engels

09:52 SA @ Thứ Sáu - 30 Tháng Mười Một, 2007

Nhà tư tưởng lỗi lạc Friedrich Engels là một trong những người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản, và, như V.I. Lenin đã nói, sau Karl Marx, ông là "nhà bác học tuyệt vời, người thầy của chủ nghĩa vô sản hiện đại trong thế giới văn minh"...

Di sản tinh thần ông để lại rất đồ sộ: những bài báo, những tác phẩm văn chương dưới bút danh F. Oswald: Gia đình thần thánh (đồng tác giả với K. Marx, 1845), Thực trạng giai cấp công nhân tại Anh (1845), Hệ tư tưởng Đức (1845-1846), Tuyên ngôn đảng Cộng sản (đồng tác giả với Marx, 1848), Chống During (1878), Nguồn gốc của gia đình, sở hữu tư nhân, và nhà nước (1884), Tư bản (tập 2, và 3 - biên tập và xuất bản dựa trên bản thảo của Marx, 1885, 1894) ngoài ra còn rất nhiều bài báo về công cuộc giải phóng dân tộc ở các nước Ấn Độ và Trung Hoa, chiến tranh Ý - Pháp - Áo, nội chiến ở Mỹ…

Trong hoàn cảnh lịch sử mới hiện nay, những tác phẩm của Engels không hề mất đi tính thời sự. Ta vẫn tìm thấy chân giá trị vĩnh hằng trong những tư tưởng của ông đối với khoa học hiện đại ở nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống: về bản chất con người, về quan hệ giữa người và người, giữa con người và thiên nhiên, về tự do của con người, về ý nghĩa của cuộc sống... Xin giới thiệu với bạn đọc một số câu trích từ các tác phẩm của triết gia vĩ đại của nhân loại Friedrich Engels:

* Ta không nên quá ảo tưởng vào những chiến thắng của mình đối với thiên nhiên. Thiên nhiên sẽ trả thù ta cho mỗi một "chiến thắng" ấy.

* Những ý tưởng nhen nhóm, nuôi dưỡng lẫn nhau, giống như những tia lửa điện vậy.

* Khi con người thôi không là nô lệ của con người nữa thì con người lại trở thành nô lệ của đồ vật.

* Không thể chạy trốn khỏi số phận - hay nói cách khác, không thể trốn chạy khỏi những hậu quả tất yếu từ các hành động của mình.

* Đứa trẻ ít bị xúc phạm thì lớn lên sẽ trở thành người biết tự trọng nhiều hơn.

* Những quyết định nông nổi thường rất cao thượng, hào hiệp, và anh hùng nữa, nhưng thông thường chúng dẫn đến những điều ngu ngốc.

* Nếu cuộc hôn nhân vì tình yêu được coi là chuẩn mực đạo đức thì cuộc hôn nhân ấy chỉ được coi là đạo đức nếu như sau đó, tình yêu vẫn còn tiếp tục tồn tại.

* Một cá nhân được khắc họa tính cách không chỉ bằng những việc anh ta làm mà còn bằng cách anh ta làm việc ấy nữa.

* Sự hèn nhát làm mất đi trí tuệ.

* Nếu ta muốn cống hiến cho một sự nghiệp, một công việc nào đó thì trước tiên công việc ấy, sự nghiệp ấy phải trở thành sự nghiệp ích kỷ của riêng ta.

* Một dân tộc không thể được tự do nếu dân tộc ấy uy hiếp các dân tộc khác. Sức mạnh mà dân tộc này cần có để đè nén dân tộc khác cuối cùng sẽ luôn chống lại chính dân tộc ấy.

Nguồn:Tuổi trẻ
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thử bàn về biểu hiện của tôn giáo

    24/10/2014Đặng Nghiêm VạnLà sản phẩm của xã hội, tôn giáo tồn tại và thay đổi với xã hội loài người. Con người có nhu cầu vật chất, cũng có nhu cầu tinh thần trong đó có nhu cầu tôn giáo. Đã có một thời, mỗi một thị tộc, bộ lạc, một dân tộc đều có tôn giáo riêng của mình. Về sau, qua sự giao lưu văn hoá trong từng khu vực hoặc trên khắp toàn cần, bằng phương pháp hoà bình hay vũ lực, nảy sinh hiện tượng có nhiều tôn giáo phổ cập trên toàn cầu hoặc trong từng khu vực trên nhiều quốc gia, ngược lại có hiện tượng một quốc gia có nhiều tôn giáo...
  • Các lý thuyết về hành động xã hội

    24/05/2007Bùi Thế CườngCó một thực tế trong lịch sử xã hội học là các nhà nghiên cứu của bộ môn này bị mắc vào một số song đề (dilemma), đôi khi trùng lặp nhau đôi khi tách rời nhau, chúng tạo cảm hứng cho những khổ công tìm tòi và cũng gây nên những tranh luận lớn. Một trong những song đề ấy là sự đối lập giữa việc nhấn mạnh vào cấu trúc xã hội hay nhấn mạnh vào hành động xã hội...
  • Cần xây dựng tủ sách kinh điển

    18/10/2006Nguyễn Cảnh BìnhHiện nay, điều rất thiếu và yếu cho việc nghiên cứu là thiếu những cuốn sách và tri thức nền tảng của thế giới, đặc biệt là các nền tảng về khoa học xã hội. Ngay cả các giáo viên và sinh viên ngành xã hội cũng không đủ điều kiện tiếp cận nguồn tư liệu này. Vừa thiếu sách, vừa yếu ngoại ngữ... và dù có giỏi cũng không dễ dàng đọc và hiểu hết ngay được...
  • Ph. Ăngghen với việc hình thành quan niệm duy vật về lịch sử

    18/08/2006Hoàng Hải BằngTừ nửa đầu những năm 40 củathế kỷ XIX, Ph.Ăngghenđã có những nghiên cứuđộc lập và tiên dẫn đến quan niệmduy vật về lịch sử. , cônglao của Ph.Ăngghen trong việc xây dựng chủ nghĩaduy vật lịch sử là đặc biệt quan trọng, mặcdù ôngluôncoi thành tựu ấy là kết quảdo sự laođộng sángtạo của riêng C.Mác...
  • Tôn giáo có ý nghĩa gì?

    15/07/2005F. Engels trong tác phẩm Chống During đã chỉ ra bản chất của Tôn giáo: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”.