Nói về chữ cao

05:03 CH @ Thứ Sáu - 18 Tháng Mười Hai, 2009

Có một cửa hiệu bán tương, trước cửa xây bốn bậc đá, ý muốn của chủ nhân ngôi nhà cho rằng làm như vậy vừa hùng tráng lại không thể bị ngập nước. Khai trương cửa hang không lâu thì gặp trời mưa, có một em nhỏ xách bình tới mua xì dầu thì bị bậc đá trơn làm trượt chân té ngã, bình bị vỡ, xì dầu chảy ra không tính, hơn thế đầu em nhỏ bị đập vỡ. Từ đó trở đi việc buôn bán của cửa hiệu bán tương đã thụt sâu xuống vạn trượng.

Lại có một người bạn từ lâu muốn bái yết lăng mộ của Trung Sơn, khó khăn mới chuẩn bị được tiền lộ phí để tới Nam Kinh bái yết một lần. Trở về, tôi hỏi anh cảm thấy thế nào? Anh ta nói:

- Khi chưa tới tôi quyết chí xem xét tỉ mỉ một lượt, nào ngờ tới đó, leo lên mấy trăm bậc đá, tôi đã mệt rời rã gân cốt chẳng còn lòng dạ nào muốn xem nữa. Chẳng những không có lòng dạ nào muốn tham quan, mà ngay đến tư tưởng sùng bái hàng ngày, cũng đều bởi mệt mỏi mà tiêu tan hết.

Tôi chưa bước tới Thái Sơn, nhưng đã có ấn tượng là Thái Sơn cao ngất, cao nhất. Căn cứ vào những lời kể của những người đã qua Thái Sơn thì đến Thái Sơn bản thân mình cũng không còn cảm Thái Sơn caolớn nữa.

Thái Sơn là ngọn núi cao mà không cảm thấy cao, Lăng Trung Sơn không cao bằng Thái Sơn, mà đã mệt mỏi rã rời gân cốt, cảm thấy nó quá cao, đối với bốn bậc thềm đá của cửa hàng tương kia cũng bởi vì nó cao mà đến nỗi không buôn bán được!

Xem ra như vậy chỉ có chữ “Cao” mà chẳng có tiêu chuẩn tuyệt đối nào hết, còn mọi người ở trong xã hội lại cứ suốt ngày anh muốn cao, tôi cũng muốn cao, thế mà không cao lên được, cũng không tránh khỏi muốn hát lên mấy câu cao điệu.

Muốn cao cố nhiên là một loại hiện tượng tiến bộ của nhân loại, vấn đề là mỗi người đều coi trọng trình độ đối với chữ “Cao”, mà lại quên mất chủng loại của chữ Cao, cho nên trong xã hội đã tăng thêm lên không ít những hiện tượng đáng thương và bi thảm.

Giống như những hiện tượng kể trên đó hoàn toàn là một vấn đề có sự qua lại của con người thì không thể cao được. Những quan niệm khiến cho con người ngưỡng mộ và kính yêu, cố nhiên là phải cao, vậy mà cũng không thể khiến cho con người vì mệt mỏi mà sinh ra cảm giác không vui. Giả sử không có con người quay lại, lại không cần con người ngưỡng mộ chỉ vì duyên cớ để cho tự mình thưởng thức thì có thể thừa sức làm cao làm to. Có điều để cho mình thưởng thức cuối cùng cũng không nhất định nghĩ tới quá to quá cao, kết quả đã khiến cho người ta cảm thấy anh là con người cao và to, cũng giống hệt như ý nghĩa của việc trèo Thái Sơn vậy.

Vậy mà chúng ta cũng không nhìn thấy điều ấy, bất kể là viết văn, nói chuyện, làm việc, cho dù có bước lên chốn cao, kết quả, nếu không phải là cách li xã hội thì sẽ khiến cho xã hội phát sinh ra chán ghét đối với anh. Rất nhiều nhà nghệ thuật đều bị thất bại theo dạng như vậy. Họ một mặt muốn nghênh hợp với xã hội, một mặt lại bước lên bốn bậc đá cao, một mặt khiến cho mọi người ngưỡng mộ, một mặt lại tạo ra mấy trăm bậc đá khiến cho con người mệt mỏi rã rời.

Cao vốn là điều tốt, thế nhưng muốn trèo Thái Sơn, thì không đòi hỏi người ta phải ngưỡng mộ, cũng chẳng đòi hỏi người ta nghênh hợp với trào lưu, lâu dần lâu dần, tự nhiên người ta sẽ cảm thấy Thái sơn là caoto.

Có điều chúng ta không nhìn ra được điều đó, ấy chính là điểm bi ai trong đời sống của chúng ta.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bước lên nấc trên của thang bậc giá trị

    09/02/2015TS. Nguyễn Sĩ DũngMở cửa thì nắng, gió sẽ tràn vào. Những “cơ thể” đã quen với việc rèn luyện mau chóng thích nghi và tận dụng cơ hội này để lớn lên. Nhưng cũng sẽ có một số cá thể nhanh chóng bị nhức đầu, sổ mũi (vì bị cớm nắng từ lâu)...
  • Đẳng cấp

    18/08/2009Nguyễn Tất ThịnhTôi từng nghe thấy nhiều người, đặc biệt từ giới trẻ 25 đến trung niên 45 (phần lớn ở thành phố, có một chút giàu có hay thành đạt…) hay nói đến từ ‘Đẳng cấp’. Và hồn nhiên link ý nghĩa từ này với: ‘Pro..’ Phong cách ‘Xì-tin’ , ‘Đại gia’ , ‘Sành điệu’… hoặc nghiễm nhiên cho rằng có chức vụ, tiền tài, địa vị cao trong xã hội là đi kèm với ‘Đẳng cấp cao’ ! Đẳng cấp là khái niệm dễ bị ngộ nhận…
  • Bàn thêm về vị thế của nhà văn Việt Nam hiện đại

    20/05/2009Thạc sĩ Trần Văn ToànMột tiêu chí quan trọng để nhận diện về tính chất của một giai đoạn văn học là vị thế xã hội của nhà văn: nó tiết lộ những tương tác phức tạp của văn học với các nhân tố khác như: bảng thang giá trị trong xã hội, những định hướng từ chính trị... Một cái nhìn lướt qua mang tính đối chiếu giữa vị thế xã hội của nhà văn giai đoạn 1945 - 1975 và từ sau 1975 đến nay có thể giúp ta nhận thức rõ hơn về ý nghĩa văn học sử của khái niệm công cụ này.
  • Người tài bị đố kỵ và không được trọng dụng

    12/02/2006Nguyễn TrungNgười tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí suy thường báo hiệu thời mạt vận sắp đến. Sự "cố thủ" của một số người sẽ triệt tiêu cơ hội cho những người tài - với nghĩa là cả đức và tài - được thể hiện mình trên cương vị chèo lái con thuyền quốc gia.