Phát triển dựa trên trí tuệ

08:51 SA @ Thứ Hai - 31 Tháng Giêng, 2011

Mùa xuân là mùa của niềm tin và hy vọng. Doanh nhân nước nhà bước vào mùa xuân Tân Mão 2011 với niềm tin về những bước phát triển vững chắc hơn trong thời gian tới, dựa trên nền tảng trí tuệ của toàn dân tộc Việt Nam ta...

Trí tuệ - nền tảng của sự phát triển

Thời gian qua, nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng khá, song chủ yếu là dựa vào tăng vốn đầu tư, sử dụng lao động giá rẻ, khai thác tài nguyên khoáng sản, nguyên liệu thô; năng suất lao động và giá trị gia tăng rất thấp. Yêu cầu của công cuộc phát triển đất nước trong thời kỳ mới đòi hỏi chuyển đổi mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu, chú trọng chất lượng và hiệu quả. Muốn vậy, không thể không khai phóng tư duy, phát huy trí tuệ của mỗi con người, của toàn dân tộc Việt Nam ta.

Trí tuệ của toàn dân tộc cần được thu hút vào việc xử lý những vấn đề then chốt của sự nghiệp phát triển đất nước, bảo đảm phát huy sức mạnh tinh thần và vật chất của toàn dân tộc, để nền kinh tế phát triển bền vững, để chất lượng cuộc sống của người dân ngày một nâng cao, để các vùng miền phát triển hài hòa, để chênh lệch giàu nghèo được dần dần thu hẹp, để hội nhập quốc tế thành công, v.v... Doanh nhân và các tầng lớp nhân dân ta cũng đang day dứt và rất tâm huyết muốn được đóng góp nhiều hơn nữa trí tuệ và công sức, vì tuy GDP đã đạt được trên 104 tỉ USD nhưng quy mô ấy vẫn quá nhỏ bé so với một dân tộc có trên 86 triệu dân, mà chất lượng của sự phát triển cũng còn nhiều yếu kém.

Phát huy trí tuệ của ba nhóm người

Trong thời kỳ phát triển mới, việc tiếp tục phát huy trí tuệ toàn dân tộc là hết sức cần thiết, song từ thực tế, có thể thấy quan trọng nhất là cần nâng cao và phát huy tầm trí tuệ của ba nhóm người sau đây.

Những người hoạch định đường lối, chính sách. Đây là nhóm người giữ vai trò quyết định trong việc hình thành đường lối, cương lĩnh, chiến lược phát triển của đất nước. Vì vậy, nâng cao tầm trí tuệ của nhóm người này, nhất là những người giữ vai trò chủ chốt có ý nghĩa hàng đầu. Nâng cao tầm trí tuệ của nhóm người này tức là đòi hỏi ở họ tư duy đổi mới, đầu óc sáng tạo, luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi cái mới, có dũng khí từ bỏ những suy nghĩ cũ kỹ, giáo điều, lỗi thời. Những người này cần chân thành tiếp thu những ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân, các doanh nhân, nhà khoa học, công nghệ, bảo đảm cho đường lối, chính sách thực sự là kết tinh trí tuệ của toàn dân tộc, đáp ứng kịp thời yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước.

Những nhà khoa học, công nghệ. Đây là đội ngũ trí thức có tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội của mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trí thức nước ta, trong lĩnh vực khoa học xã hội cũng như khoa học tự nhiên, đang có hoài bão lớn, rất tâm huyết đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Việc nâng cao tầm trí tuệ của họ chính là tạo một không gian tự do với những điều kiện thuận lợi và thái độ trân trọng để họ theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu, sáng tạo. Cần có những chính sách phù hợp để khuyến khích họ, nhất là những trí thức đầu đàn đóng góp ý kiến vào quá trình hoạch định thể chế, chính sách cũng như vào các công đoạn của quá trình sản xuất, kinh doanh.

Các doanh nhân. Đây là những người trực tiếp đầu tư vốn liếng, mở doanh nghiệp, làm ra của cải cho xã hội, góp phần chủ yếu vào sự phát triển đất nước. Họ thực hiện đường lối, chính sách, các cơ chế, chính sách quản lý trong doanh nghiệp, là người ứng dụng kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Chất lượng, quy mô và tốc độ của tăng trưởng dựa vào đội ngũ này. Nâng cao tầm trí tuệ của tầng lớp doanh nhân, nhất là lớp doanh nhân trẻ tuổi, là cập nhật, bổ sung kiến thức mới để họ phát huy tính năng động, sáng tạo trong kinh doanh, chủ động thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó góp phần bảo đảm chất lượng, hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế và bảo đảm hiệu quả trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Xin nhấn mạnh rằng, trong ba nhóm người ấy, nhóm người giữ vị trí quyết định là nhóm người hoạch định chính sách phát triển. Việc nâng cao tầm trí tuệ của nhóm người này có ý nghĩa rất quyết định. Tư duy của họ được khai phóng, trí tuệ của họ được nâng cao cùng với việc phẩm chất, đạo đức của họ được trau dồi, thì đường lối, chính sách do họ hoạch định và quyết định mới có thể đáp ứng được nhiệm vụ chuyển đổi mô hình tăng trưởng; hướng vào năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh, để đất nước tiếp tục phát triển bền vững.

Phát huy dân chủ, khuyến khích tự do tư tưởng

Để phát huy trí tuệ Việt Nam, trước hết và quan trọng nhất là phát huy dân chủ, tự do tư tưởng, cũng tức là khuyến khích khai phóng tư duy, khuyến khích những cách suy nghĩ mới, những giải pháp có tính đột phá, coi tự mãn, giáo điều, sách vở là nguy cơ lớn, là lực cản chủ yếu trong tư duy. Dân chủ trong tư tưởng phải thể hiện bằng sự lắng nghe, thảo luận và tranh luận một cách công khai, thẳng thắn, bình đẳng.

Cần khuyến khích phản biện xã hội, coi đây là một hoạt động thể hiện quyền làm chủ của dân trong việc giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đồng thời là một kênh chủ yếu để những người có trách nhiệm thu hút được trí tuệ của các tầng lớp nhân dân vào việc hoạch định và thực thi thể chế, chính sách. Phản biện xã hội là nhu cầu cần thiết và là đòi hỏi bắt buộc của quá trình lãnh đạo và điều hành đất nước, là một giải pháp hữu hiệu để khắc phục tệ quan liêu, xa thực tế.

Mùa xuân mới, chúng ta hãy hy vọng về sự bừng nở, tỏa sáng của trí tuệ Việt Nam, đem lại một tương lai huy hoàng của đất nước.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trí thức: bộ phận độc lập về trí tuệ của xã hội

    09/08/2019D. S. Likhachev (Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Nga) - Phạm Xuân Nguyên dịchTừ “trí thức” trong các thứ tiếng khác được coi là vay mượn từ tiếng Nga. Tôi muốn gọi trí thức là bộ phận độc lập về trí tuệ của xã hội. Đây không đơn giản là học vấn và những người có học làm việc trong lĩnh vực lao động trí óc. Sự độc lập trí tuệ là đặc điểm tối quan trọng của trí thức. Độc lập với các quyền lợi đảng phái, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp, thương mại và thậm chí đơn giản là công danh.
  • Giá trị mới của báo chí và trí tuệ tập thể

    25/01/2018Michael Skoler - Thúy Hiền (dịch từ Nieman Reports)Mạng xã hội đang dần đáp ứng được nhu cầu của chúng ta bởi chúng hội tụ được nhu cầu của những người khác. Nền văn hóa báo chí mới này giá trị ở chỗ nó có thể giúp cho mọi người có được cơ hội chia sẻ thông tin, khiến họ bị kinh ngạc trước những thông tin, kinh nghiệm, kiến thức của những người khác cùng chia sẻ thông tin với họ.
  • Trí tuệ mù lòa*

    14/11/2017Edgar MorinChúng ta đã thu nhận được những tri thức vô song về thế giới vật lý, sinh hoá tâm lý học, xã hội học. Khoa học ngày càng khuếch trương sự ngự trị của các phương pháp kiểm chứng kinh nghiệm và logic. Ánh sáng của Lý Tình dường như đã nhấn chìm tâm trí huyền thoại và u minh xuống tận đáy sâu. Vậy mà đâu đâu, sự lầm lạc, sự ngu dốt, sự mù lòa vẫn luôn song hành với những tri thức của chúng ta.
  • Cải cách trí tuệ và luân lý

    26/01/2016Phạm QuỳnhTrong một bài viết trước tôi có ám chỉ đến sự cần thiết phải tiến hành một cuộc "cải cách trí tuệ và luân lý" ở xứ này, và tôi đã nói rằng cuộc cải cách đó chủ yếu phải là công việc của giới tinh hoa nước Nam, những người phải có ý thức về chính mình, về bổn phận và trách nhiệm của mình.
  • Chỗ mạnh, chỗ yếu trong tâm lý con người Việt Nam khi đi vào thời đại văn minh trí tuệ

    09/12/2015GS.TS. Hoàng TụyPhân tích để hiểu rõ những đặc điểm văn hoá, tâm lý của dân tộc, những truyền thống tốt, những yếu tố tích cực, thúc đẩy sự phát triển, cùng với những nhược điểm, những yếu tố chưa tốt, thậm chí tiêu cực, đang hoặc sẽ níu kéo chúng ta lại sau, là việc làm hết sức cần thiết để giúp xây dựng một chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp hoàn cảnh và điều kiện thế giới ngày nay...
  • Cải cách hướng tới một Việt Nam tự do và trí tuệ

    03/08/2014TS. Lê Đăng DoanhNếu không có cải cách mạnh mẽ sẽ rất khó có một xã hội phát triển. Chỉ có dân mới cải cách được bộ máy nhà nước, bộ máy nhà nước không thể tự cải cách được chính mình...
  • Muốn vươn lên, chúng ta phải vượt qua đại dương trí tuệ

    29/12/2010Lê HùngĐã từng cố vấn kinh tế cho nhiều lãnh đạo cao cấp (như cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng, cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh) nên không ngoa khi ví ông như “cuốn từ điển sống” về kinh tế Việt Nam trong 20 năm đổi mới...
  • Trí tuệ dân tộc đang bị lãng phí

    21/10/2010Hải Hà thực hiệnCác chủ trương của Đảng nhấn mạnh đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, giảm tiêu hao tài nguyên thiên nhiên, tăng nhanh GDP do khoa học, tri thức tạo ra. Thế nhưng, chúng ta lại ra sức khai thác tài nguyên, lãng phí rất lớn tiềm năng trí tuệ của dân tộc...
  • Tôn vinh trí tuệ và trí thức Việt

    09/07/2009LS Trương Trọng NghĩaVN là một quốc gia nhỏ nhưng đã lập nước và giữ nước thành công suốt hơn hai thiên niên kỷ, cho dù có lúc phải sống dưới ách nô dịch và dã tâm đồng hóa trong gần 1.000 năm Bắc thuộc.
  • Sách là thức ăn không thể thiếu của trí tuệ

    24/08/2005Hiền ChươngĐó là lời mở đầu của Tiến Sỹ Nguyễn Tiến Dũng – Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội với tạp chí Sách & Đời sống xung quanh đề tài sách và cuộc sống hôm nay...
  • Ca tụng sự khôn khéo thay vì trí tuệ

    17/06/2005Trần Đình HượuKhông ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thể, giữ mình, gỡ tình thế khó khăn. Đối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hoà hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình...
  • Khi con người VN đi vào thời đại văn minh trí tuệ

    09/02/2003GS.TS. Hoàng TụyNói chung người Việt Nam chúng ta được đánh giá là thông minh, hiếu học, cần cù trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu...
  • Cạnh tranh thời nay thực tế là bằng trí tuệ, thông qua giáo dục và khoa học

    08/02/2003GS. Hoàng TụyChúng tôi xin lược trích ý kiến của Gs. Hoàng Tụy (Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia) phát biểu tại cuộc tọa đàm giữa các nhà khoa học nhằm đóng góp ý kiến sửa đổi, bổ sung Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội IX của Đảng, do Bộ KH,CN&MT tổ chức ngày 28/2/2001- (tin trang 1). Đề bài là của Tòa soạn.
  • xem toàn bộ