Sự Thật và Dối Trá

11:29 SA @ Chủ Nhật - 01 Tháng Tư, 2018

Một hôm, sự thật và dối trá gặp nhau tại một ngã ba đường. Hai bên trao đổi với nhau về cuộc sống.

Quần áo xốc xếch, gương mặt bẩn thỉu, sự thật tâm sự:

- Cuộc sống của tôi ngày càng bi đát, đã ba ngày nay tôi không có một hạt cơm. Nơi nào tôi đến thì nơi đó tôi cũng như bạn bè của tôi đều gặp rắc rối, nếu cứ thế này, tôi không biết phải đi về đâu.

Với cái nhìn đắc chí, sự dối trá liền lên lớp:

- Anh đừng than thân trách phận làm gì. Nào, hãy đi theo tôi, anh sẽ được ăn sung mặc sướng.

Họ dắt nhau vào phòng ăn của một khách sạn sang trọng. Sau khi đã ăn uống no nê, mọi người đều lui về phòng mình.

Nhưng sự dối trá vẫn chưa chịu trả tiền, hắn nài nỉ sự thật ngồi nán lại. Vừa thấy một nhân viên khách sạn đi qua, hắn đập bàn và la lớn:

- Tôi đã trả tiền cho một người hầu bàn lâu lắm rồi, chừng nào các ông mới mang tiền thối lại cho tôi.

Nhân viên liền đi tìm người hầu bàn để hỏi chuyện. Người hầu bàn cho biết anh không hề nhận bất cứ đồng bạc nào. Sau một hồi cãi cọ, sự dối trá mới rút tiền ta trả rồi nói lớn:

- Thôi được, tôi trả thêm tiền một lần nữa đây, mang lại tiền thối cho tôi gấp.

Sợ bị mất mặt và gây tiếng xấu cho khách sạn, người nhân viên khách sạn không chịu nhận tiền, nhưng đi tìm người hầu bàn để khiển trách. Người hầu bàn thề thốt rằng mình không hề nhận tiền nhưng chẳng ai chịu tin, anh chỉ biết giơ tay lên trời mà kêu than:

- Hỡi sự thật đáng thương. Ngươi còn đó hay đã chết rồi.

Nghe thế sự thật nhìn người hầu bàn và cố gắng thét lên:

- Ta vẫn còn sống đây, nhưng đã ba ngày ta không có hạt cơm trong bụng. Giờ đây miệng ta bị lấp đầy, ta không thể nói được. Ngươi phải tự tranh đấu cho mình, lưỡi ta đã bị cột lại rồi.

Sự thật cố gắng nói thật lớn nhưng người hầu bàn không nghe thấy gì. Khi hai người ra khỏi khách sạn, sự dối trá cười nói nắc nẻ và nói với sự thật:

- Ngươi phục tài ta chưa?

Nhưng sự thật trả lời:

- Ta thà chết đói còn hơn làm điều dối trá như ngươi.

Từ đó, hai người Sự thật và Dối trá vĩnh viễn chia tay nhau.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Suy nghĩ về giàu nghèo và hãy thay đổi mình

    14/01/2016Nguyễn Tất ThịnhUh... Biển lớn WTO đây rồi !!! Ah... Nguy cơ và thách thức !!! Oh...Khủng hoảng kinh tế toàn cầu !!! Ih... Đổ vỡ hệ thống Tài chính Toàn câu !!! Eh... Phá sản và thất nghiệp tràn lan!!! Hm... Khẩn cấp cứu trợ cả gói!!! Rm... Các Chính phủ hãy đoàn kết lại!!!
  • Sự thật của ngày nói dối

    01/04/2019Nguyễn Việt HàKhông phải ngẫu nhiên, nhân loại có nhiều đau đớn để trưởng thành đã tự dành riêng cho mình một ngày "Cá tháng Tư", thoải mái cho phép rồi sâu xa nâng niu những lời mang vẻ nói dối. Con người đã lầm lạc và con người chân thành muốn phản tỉnh. Ở cái ngày này mọi người được quyền đem đạo đức đem chân lý đem tình yêu tình bạn, những thứ bất khả xâm phạm ra cay đắng trêu đùa. Còn có cách gì nhân văn hay hơn, khi những điều thực sự thiêng liêng được thanh thản hài hước phản biện.
  • Nói dối: đáng ghét và đáng yêu

    31/03/2017Minh DuyCuộc sống luôn tồn tại nghịch lý tốt và xấu. Dù dân gian đúc kết “Thật thà là cha dối trá” song không phải lúc nào và ai cũng cần và muốn nghe lời nói thật. Dẫu thế, con người vẫn mải miết kiếm tìm sự thật và mong muốn nói dối không thuộc về mình. Vì sao có thực tế này?
  • Hãy thay đổi tính xấu

    06/03/2021Nguyễn Tất ThịnhXin có vài nhận xét về cách sống và xử sự của không ít người tôi đã từng gặp, từng biết. Không phải tất cả các nhận xét này tập trung trong một người, nhưng có thể thấy từng điều như thế khá hay gặp. Nếu trong một Tổ chức hay Cộng đồng nào đó những điều tôi nêu ra chiếm số đông, là phổ biến thì rõ ràng là lụn bại, suy đồi...
  • Nói dối ngày nói thật

    30/03/2017Phạm Bích SanSự thật mất lòng, điều này ai cũng biết. Nói dối còn làm người ta mất lòng hơn, thậm chí căm ghét như một thói hư tật xấu tệ hại nhất, điều này mọi người lại càng biết. Nhưng tại sao lại có ngày nói dối mà không có ngày nói thật? Điều này quả là ít ai biết, chỉ biết bên trời Tây hàng năm người ta có ngày Cá tháng Tư để mọi người tha hồ nói dối mà không phải chịu trách nhiệm đạo lý đối với nó
  • Đôi điều luận về nhân quả- nghiệp báo

    02/04/2014Phật tử Diệu Thanh Đỗ Thị BìnhMặc dù các tôn giáo nhất là Phật giáo đều nhấn mạnh đến vấn đề Nhân Quả - Nghiệp báo, song Luật Nhân quả không phải là của riêng một tôn giáo nào, nó là một luật của tự nhiên (Law of Nature). Đã là luật của tự nhiên thì ai cũng hiểu rằng không có một sức mạnh, hay ý chí nào can thiệp vào để bắt nó phải theo ý muốn của riêng mình cả. Nó sẽ vận hành theo đúng luật của nó, ai không biết hay cố tình không hiểu thì sẽ phải chịu tác động của luật, ví như một cái máy đang chạy mà một người cứ cho tay vào thì sẽ bị máy nghiền đứt, cho dù có kêu van xin xỏ cũng không được.
  • "Trả nợ đời vẫn chưa xong"

    07/10/2009Ngân Hà thực hiệnGiáo sư Phạm Duy Hiển, cựu thành viên viện Nghiên cứu phát triển (IDS), nguyên viện phó viện Năng lượng nguyên tử quốc gia, viện trưởng viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, hiện là chủ tịch hội đồng khoa học cục Kiểm soát và an toàn bức xạ, hạt nhân. Tuy đã nghỉ hưu, ông vẫn hoạt động học thuật và cùng đồng nghiệp xuất hiện trên nhiều tạp chí khoa học quốc tế về hạt nhân nguyên tử, khí quyển, môi trường...
  • Vượt qua điểm chết cuộc đời

    19/09/2009Nguyễn Thị Thùy Dương
    S-curvelà tên gọi của đường cong dùng để mô
    tả quá trình hình thành và phát triển của các sự vật hiện tượng trong đời sống
    con người. Mọi sự vật hiện tượng trên cuộc đời này đều tuân theo quy luật mà
    đường cong này thể hiện. Nó được tạm dịch là đường cong S. Hay dùng đúng với
    nguyên gốc tiếng Anh là S-curve. Đó là quá trình: Xuất phát – Tăng tiến – Chững
    lại - Tụt dốc. Với sự sống đó chính là quá trình: Sinh - lão - bệnh - tử.....
  • Người Việt và văn hóa đánh đổi

    18/02/2009Khánh Duy“Công ăn việc làm ổn định trong cơ quan Nhà nước” - đó là nguyện vọng của không ít người VN trong độ tuổi lao động. Người ta thích một chỗ làm việc yên ấm hơn là “chạy lung tung” nơi này nơi kia hoặc ra làm riêng, đối mặt với sóng gió thương trường. Nhìn sâu hơn vào vấn đề, có thể suy rộng ra một đặc điểm tâm lý của số đông người Việt: nỗi sợ sự đánh đổi.
  • Sinh viên muốn được đối xử như người lớn

    19/12/2008Thực hiện: Tuệ Lâm - Ảnh: Quỳnh HoaViệt Nam (VN) sẽ mở cửa giáo dục đại học (ĐH) theo cam kết khi gia nhập của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ đầu năm 2009. Trong cam kết này, dịch vụ giáo dục được đặt bên cạnh những dịch vụ khác như y tế, viễn thông, phân phối, vận chuyển... SVVN đã có cuộc trò chuyện với TS Phạm Duy Nghĩa (ĐH Quốc gia Hà Nội) trước thời điểm quan trọng này.
  • xem toàn bộ