Sung rồi, tại sao chưa sướng?

05:00 CH @ Thứ Năm - 15 Tháng Ba, 2018

Trong suy nghĩ của không ít doanh nhân, mọi chuyện mình đang làm đều quan trọng và khó ai thay thế được. Điều này có thể đúng trong bước đầu khởi nghiệp khi mọi việc đều phải tự làm. Thế nhưng theo nghiên cứu của các nhà quản trị, ai cũng có thể tiết kiệm ít nhất 20% thời gian bằng cách tổ chức lại cuộc sống riêng tư, công việc, vấn đề đi lại… cho hợp lý hơn. Ngoài ra, ít nhất 20 – 30% những công việc mình đang gánh vác có thể giao được cho người khác làm thay. Đây là những việc có mức độ ưu tiên thấp nhất mà nếu thoát khỏi chúng ta sẽ có nhiều thì giờ cho những công việc có giá trị cao hơn và hiệu suất công việc từ đó cũng tăng đáng kể...


Kết quả trận chung kết này tốt ở chỗ nó nhắc nhở tất cả chúng ta công việc còn ngổn ngang những thứ phải làm. Ảnh Internet

Các chủ doanh nghiệp thường bị một hội chứng ngặt nghèo, đó là sự ngộ nhận rằng khả năng và giá trị của mình tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Và vì giá trị của mình quá lớn cho nên không dám giao cho ai. Điều đó chỉ có thể đúng trong chừng mực nào đó khi quy mô và độ phức tạp của doanh nghiệp còn trong tầm tay của người chủ. Nhưng rồi những yêu cầu nâng cao khả năng lãnh đạo, quản trị và quản lý doanh nghiệp sẽ vượt qua năng lực của người chủ điều hành doanh nghiệp, thế là họ luôn tất bật, bị động trước những sự cố dù lớn hay nhỏ của công ty.

Nói như vậy không có nghĩa là những ông chủ của các công ty lớn trên thế giới đều là những người đại tài cả khi họ vượt qua nỗi ám ảnh này. Thật sự không ai được trời cho hay có đủ kiến thức và kinh nghiệm để làm chuyện lớn một mình. Vì vậy ở những nước có trình độ văn hóa xã hội cao, con người dễ tin tưởng nhau để cùng làm việc thì xác suất thành công hợp tác trong kinh doanh cao hơn nhiều. Văn hóa đó thường được gọi là “vốn xã hội”, một trong những yếu tố quý giá hàng đầu để một xã hội có thể phát triển tốt. Không tin người ngoài thì chỉ có thể dựa vào mình hoặc người thân trong gia đình nên khả năng phát triển doanh nghiệp cũng rất hạn chế. Chỉ có một tổ chức với hệ thống khoa học mới may ra khắc phục được vấn đề nan giải này.

Những chủ doanh nghiệp tự phát, bắt đầu sự nghiệp với một quy mô nhỏ, họ chỉ quản lý một số việc sản xuất, tiếp thị trong khả năng của mình. Đó là những người quản lý sự vụ chứ chưa phải là những nhà quản trị doanh nghiệp, vì vậy họ không thấy có nhu cầu và ý thức cao về tư duy và khả năng quản trị của một doanh nghiệp lớn. Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp chỉ trong vòng 10 năm đã có thể xác lập được vị trí nhất định trong thương trường. Oái oăm thay, doanh nghiệp lớn nhưng người doanh chủ lại không lớn kịp cùng với doanh nghiệp của mình – từ tư duy, kiến thức đến tầm lãnh đạo một doanh nghiệp có vài trăm, vài ngàn nhân viên.

Các doanh nhân ở nước ta cần học hỏi từ những doanh nghiệp thành công ở nước ngoài một ý thức tối cần thiết về hệ thống quản trị chuẩn mực. Những ông chủ của nhiều tập đoàn lớn ở các nước láng giềng như Thái Lan, Malaysia… có được chỗ đứng trên thương trường như ngày hôm nay là nhờ họ đã kịp thời xây dựng được những hệ thống quản trị chuẩn mực từ 20-30 năm trước. Không có một hệ thống quản trị tốt thì sẽ phải an phận làm ăn nhỏ lẻ.

Quản lý là xử lý vụ việc trước mắt, tập trung vào hiệu năng, nhìn công việc cá biệt một cách tập trung, như khi chúng ta nhìn một cái cây. Trong khi đó, quản trị tập trung vào hiệu quả cuối cùng, nhìn tổ chức một cách tổng thể, như khi chúng ta nhìn một khu rừng.

Một hệ thống quản trị chuẩn mực cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực cao nhất – đó là con người, tránh tối đa ngộ nhận trách nhiệm, hiểu lầm, gây xung đột giữa cá nhân, phòng nhóm, đơn vị địa phương, làm giảm hiệu suất của công ty.

Đó là trường hợp của một nước Mỹ nhờ hệ thống quản trị tốt là bản hiến pháp, cho nên dù là một hợp chủng quốc với rất nhiều sắc dân, văn hóa phức tạp, 50 tiểu bang với hệ thống luật lệ khác nhau trong một liên bang, vẫn phát triển ổn định, là “đất lành” không những cho công dân của mình mà còn cho người dân bốn phương muốn đến Mỹ đầu tư sinh sống.

Hiến pháp của Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan sau Thế chiến thứ 2 và nội chiến đã được soạn thảo bởi những chuyên gia – kiến trúc sư hiến pháp từ Mỹ. Đây là cơ sở để các nước này phát triển và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp họ lớn mạnh có khả năng cạnh tranh toàn cầu.

Quản trị cho doanh nghiệp nhiều lúc như có một bàn tay vô hình tự điều phối và kiểm soát mọi hoạt động, qua đó mọi nỗ lực đều hướng về một mục tiêu chiến lược chung và giảm thiểu những lãng phí không đáng có. Cha đẻ của ngành khoa học quản trị, nhà nghiên cứu Peter Drucker, đã từng nhắn nhủ các chủ tịch những siêu tập đoàn của Mỹ như GE, IBM…: “Không có gì vô ích hơn việc cất công thực hiện tốt những điều lẽ ra chẳng nên làm”. Theo ông, khi đã là nhà lãnh đạo quản trị doanh nghiệp thì phải nhớ “…Sự cố cấp bách nhỏ nhặt thường làm lu mờ những thông tin quan trọng, chúng ta không thể thấy cả cánh rừng khi chỉ chăm chăm nhìn vài cái cây”.

Giáo sư Drucker cũng chỉ rõ cho các lãnh đạo doanh nghiệp là luôn luôn phải biết:

  • Mục tiêu cao nhất của tổ chức là gì và phải làm những gì để đến được đó?
  • Có kế hoạch hành động cụ thể và rõ ràng. Không làm việc theo cảm tính, tùy tiện.
  • Làm sao nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực và tri thức. Đây là thách thức lớn nhất.
  • Ý thức làm những gì đúng nhất, tốt nhất cho doanh nghiệp, chứ không chỉ cho cổ đông và dĩ nhiên không chỉ cho chính bản thân.
  • Đặc biệt là cần phải nghĩ đến nhân viên của mình vì đây không chỉ là nhân viên mà còn là những con người.

Có biết quản trị thì mới có thể lãnh đạo hiệu quả. Có lãnh đạo hiệu quả thì mới không bị động, mới thật là “ông chủ”. Có là ông chủ thật sự thì mới kiểm soát chủ động được sự kế thừa sự nghiệp của mình.

Doanh nhân Việt đang đứng trước những cơ hội lịch sử để tự chủ được tương lai của mình. Xã hội cần nhiều doanh nghiệp lớn mạnh bền vững làm đầu tàu, tạo công ăn việc làm có giá trị cao, thay vì chỉ làm gia công cho các ông chủ ngoại vô cảm.

Thách thức thì cũng rõ. Chủ doanh nghiệp cần tỉnh thức để có quyết tâm mạnh dạn rời nếp cũ, làm đúng bài thì tất thắng. Giải pháp nằm ngay trong ta chứ chẳng đâu xa.

Hãy được sướng để xã hội sướng lây.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tin tức có hại cho bạn – Từ bỏ thói quen đọc chúng khiến bạn hạnh phúc hơn

    15/06/2020Elnino dịchBài viết này để cập đến tác hại của tin tức như một bộ phận nhỏ của thông tin nhưng chiếm đa số sự chú ý của người dân...
  • Sung rồi, làm sao để sướng?

    15/09/2019Trần Sĩ ChươngĐại đa số doanh nhân thành đạt ở đâu cũng dễ bị lâm vào một tình trạng chung là họ cảm thấy bị động. Tiền bạc đã có nhưng không có được sự thoải mái tinh thần. Đã ném lao thì phải theo lao, lớn thuyền thì lại lớn sóng, suốt ngày vất vả, tất bật, nghĩ ngợi đủ chuyện trăm bề. Vậy là đã sung nhưng có được sướng đâu?
  • Năm mới suy nghĩ về hai chữ Phúc và Đức

    13/02/2019Đức ThiệnPhúc bao giờ cũng đi đôi với Đức. Ai cũng trách phúc lợi, phúc lộc nhưng lại quên phúc đức, phúc thiện. Muốn được phúc phải có đức và ngược lại, đó là quy luật. Nội dung của đức phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội, tôn giáo...
  • Tại sao người Việt Nam khó có thể hạnh phúc?

    28/05/2018Phó Đức TùngHiện nay, có nhiều thống kê cho rằng Việt Nam nằm ở bậc khá cao trên thế giới về hạnh phúc. Điều đó không khỏi dẫn tới tự mãn phần nào trong tư tưởng của nhiều người... Tuy nhiên, có mâu thuẫn nào đó giữa trình độ phát triển, nền kinh tế, trình độ văn hoá v.v. của Việt Nam trong tương quan với chỉ số hạnh phúc này.
  • Tâm lý học với việc nghiên cứu hạnh phúc con người

    20/01/2018TS. Nguyễn Chí ThuậtHạnh phúc là gì? Định nghĩa về nó tưởng vô cùng đơn giản, song lại khiến bao nhà nghiên cứu phải đau đầu và cho tới nay vẫn chưa có sự thống nhất hoàn toàn trong việc định nghĩa hạnh phúc...
  • Hạnh phúc dẫn dắt thành công

    05/01/2018Thanh Phong dịch từ TedsummariesNhà tâm lý học Shawn Achor đã chứng minh rằng sự thực là chính hạnh phúc mới truyền cảm hứng cho năng suất lao động của chúng ta...
  • “Lớp trẻ thiếu khả năng nhận diện hạnh phúc”

    15/04/2017Nếu chỉ ngồi rao giảng đạo đức thì không thể nào cứu nổi một bộ phận lớp trẻ thiếu kiến thức và kỹ năng sống đang phải vật lộn với căn bệnh HIV hay đối mặt với tình trạng nạo phá thai ở VN đáng ở mức báo động. Hành động thiết thực hơn cả là trang bị cho họ không chỉ sự hiểu biết mà còn cả hành trang tối thiểu để bảo vệ mình.
  • Các nhà tâm lý học có thể giúp đỡ mọi người tìm thấy điều làm cho họ hạnh phúc

    21/03/2017TS. Đào Thị OanhSự giàu có về vật chất không làm cho cuộc sống của con người hạnh phúc. Và, các nhà tâm lý học cần phải làm rõ xem điều gì làm cho con người hạnh phúc...
  • Suy ngẫm về hạnh phúc và cách để đạt hạnh phúc

    23/01/2017TS.Trần Việt Dũng“Hạnh phúc là gì?”, “Những yếu tố gì ảnh hưởng đến hạnh phúc?”, và cuối cùng “Làm cách nào để hạnh phúc?” Đó là 3 vấn đề mà tác giả luận bàn trong bài viết này.
  • 6 thói quen của một nhà quản lý thành công

    20/12/2007Giá trị của những "kỹ năng về con người" trong việc tổ chức quản lý đã được thừa nhận rộng rãi, nhưng đôi khi những kỹ năng này bị bỏ sót khi các doanh nghiệp xem xét về việc: "Chúng ta làm cách nào để những nhà quản lý có thể thực hiện tốt hơn vai trò của họ?". Nguyên nhân có thể là do các doanh nghiệp thường tập trung những khía cạnh chuyên môn trong công việc của một nhà quản lý vì nó dễ đào tạo. Và kết quả là, những doanh nghiệp này hướng những khóa đào tạo của họ vào việc lấp những lỗ hổng về kiến thức
  • Kỹ năng của những nhà quản lý bẩm sinh

    04/05/2007Cty Alpha BookMột số người được xếp vào hàng những nhà quản lý bẩm sinh vì họ sử dụng thành thạo các kỹ năng có tầm quan trọng đặc biệt trong những tình huống cụ thể và với một số người ủng hộ nhất định. Chẳng hạn, trong trường hợp cần đến các mối quan hệ, những người có khả năng xây dựng lòng tin sẽ dễ dàng chiếm được vị trí nhà quản lý xuất sắc hơn những người khác.
  • Nhà quản lý Việt Nam trong xu thế hội nhập toàn cầu

    20/08/2006Phạm Anh Tuấn (Trung tâm Hỗ trợ cộng đồng phát triển bền vững)Tác giả đề cập đến một vài nét khác biệt giữa văn hóa quản lý của thế giới và của Việt Nam mà các nhà quản lý của chúng ta đã, đang và sẽ phải đối mặt trong xu thế hội nhập toàn cầu...
  • Trở thành nhà quản lý giỏi

    20/11/2005Hoàng Quỳnh LiênCác nhà quản lý mới được bổ nhiệm đều buộc phải cam kết tự trau dồi kiến thức suốt cả cuộc đời. Bài viết dưới đây được trích từ bản mới nhất của cuốn sách “Trở thành một nhà quản lý” do giáo sư Linda A. Hill’s – khoa QTKD trường ĐH Havard viết. ...
  • xem toàn bộ