Tại sao các tôn giáo cần niềm tin của tín đồ?

04:09 CH @ Thứ Sáu - 22 Tháng Năm, 2015

Hành trình tâm linh là hành trình tìm kiếm bản thân. Trên con đường này, hành giả phải trực nhận và vượt qua những định kiến cũ. Vượt qua định kiến, về bản chất, là tự xét lại và đập bỏ niềm tin của chính mình. Tuy nhiên, vào thời mạt pháp này, mọi tôn giáo đều dựa vào niềm tin của tín đồ mà sống.

Vì sao lại như vậy?

Trong thực tế, có nhiều nguyên do.

Trước tiên, cần kể đến việc xây dựng các "tầng trời". Mọi tôn giáo thịnh hành ngày nay đều hứa hẹn một "cõi trời" dành riêng cho những môn đồ sùng tín. Cũng như lời hứa về "Thiên Đường" của các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, đạo Phật cũng rao bán cõi A-di-đà, một tầng trời ngập tràn bình yên và phúc lạc. Nhưng những tầng trời ấy, liệu chúng có thật hay không?

"Thiên Đường" có thật mà không có thật, cũng như mọi thứ trên đời. Những rung động trong tâm trí của mọi người tạo thành một ảo ảnh chung, là thực tại mà bạn và tôi đang sống. "Thiên Đường" và "Địa Ngục", trong thực tế, vốn chỉ là hai ảo ảnh của tâm, cũng như mọi thành phần khác cấu thành thực tại. Nhưng để hình thành một ảo ảnh lớn như thế, người ta cần qui tụ một lượng lớn sóng tâm trí và năng lượng của chúng sinh. Lượng sóng ấy chính là niềm tin của các tín đồ. Vậy thì "Thiên Đường", thực ra, cũng chỉ là một giấc mơ đẹp mà kẻ vô minh nóng lòng tìm kiếm.

Mỗi "cõi trời" kể trên đều có một ông chủ. Ông chủ của một giấc mơ tập thể chẳng là ai khác, ngoài kẻ ngủ say nhất trong những kẻ ngủ mê. Bị giấc mơ chung nuốt chửng, kẻ này tự gán cho mình một sứ mệnh lớn, là mở rộng và phát triển "cõi thiên" của mình. Nghĩa là lôi kéo nhiều tín đồ cuồng tín hơn, để thu được năng lượng niềm tin ngày càng lớn. Nghĩa là kéo thêm nhiều người chìm sâu vào trong mộng mị.

Thức tỉnh, sau rốt, là hiểu rằng cả thiên đường, trần thế lẫn địa ngục, tất thảy đều chỉ là những giấc mơ.

Các giáo chủ ở thế gian, cùng kẻ đồng sự ở "cõi trời", đã dùng rất nhiều cách khác nhau để chi phối niềm tin của nhân loại.

Về mặt ma thuật, mọi tôn giáo đều kiểm soát tâm trí tín đồ bằng những biểu tượng, đoạn chú, câu kinh. Khi người tín đồ đọc kinh, tụng chú, hoặc nhìn vào một biểu tượng ở nơi thờ tự, anh ta sẽ bị cấy năng lượng của kẻ đứng đầu "cõi trời". Năng lượng tích tụ càng nhiều hơn, tín đồ càng dễ dàng bị người trưởng môn điều khiển cảm xúc. Từ điều khiển cảm xúc đến điều khiển tâm chỉ là một bước đi rất nhỏ.

Về mặt thế tục, tôn giáo có vô vàn phương thức để mê hoặc chúng sinh. Họ độc quyền chân lý, coi kinh sách của mình là lời giải đáp cho mọi sự, là sự cứu chuộc duy nhất cho loài người, và là sự thật duy nhất đúng. Họ độc quyền thông tin, ngăn cấm hoài nghi, không cho phép tự do ngôn luận. Họ khơi dậy lòng mặc cảm, khiến chúng ta căm ghét bản tính tự nhiên của mình, để rồi trong nỗi sợ, bạn từ chối bản thân và đánh mất bản thân. Họ khai thác lòng tham vô đáy của con người. "Nếu muốn cuộc sống đời đời, con hãy đến nhà thờ thường xuyên"; "Nếu muốn 72 trinh nữ trên Thiên Đường, con hãy tham gia đánh bom liều chết"...

Niềm tin của đám đông tín đồ còn sinh ra nhiều lợi nhuận thế tục. Từ nhiều thế kỷ, đám thầy tu đã lợi dụng nó để tìm kiếm tiền tại, danh vọng ở chốn nhân gian. Nhìn ngân khoản khổng lồ cùng đời sống xa hoa, lộng lẫy ở Vatican, mấy ai nhớ Jesus từng nói người giàu khó lên thiên đàng? Nhìn thị trường tâm linh nhốn nháo hôm nay, ai nhớ lúc Jesus lật bàn trong nhà thờ. Khắp nơi ra rả trích dẫn kinh Phật, nhưng có ai còn nhớ lời Phật dậy đệ tử: “Một là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết. Hai là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống. Ba là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền. Bốn là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay sách vở. Năm là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc lý luận siêu hình. Sáu là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình. Bảy là, chớ vội tin một điều gì, khi mà điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt. Tám là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình. Chín là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ. Mười là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết” (Trích Kinh Kalama). Không ai phủ nhận các việc làm từ thiện của Nhà thờ hay Nhà chùa, nhưng thiết nghĩ cũng giống các doanh nghiệp đầu tư làm từ thiện thay tiền quảng cáo và phần nào được các nhà nước miễn thuế.

Các nhà nước là những thế lực lợi dụng tôn giáo một cách triệt để nhất. Từ xa xưa, dưới thời Ai Cập cổ đại, Hi Lạp cổ đại, Ấn Độ cổ đại, Châu Âu Trung cổ… các tầng lớp vua chúa, quý tộc đã lợi dụng các lực lượng thần thánh để làm yên lòng dân, khuyên dân nên an phận thủ thường, hoặc chấp nhận số phận hoặc khiếp nhược quỳ gối trước các nhà cầm quyền một cách tự nguyện. Không chỉ có thế, niềm tin tôn giáo là cách thức hợp lý hóa các cuộc xâm lược. Chắc hẳn ai cũng nhớ các cuộc thánh chiến của Công giáo và Hồi giáo kéo dài suốt Đêm trường Trung Cổ. Ở thế giới hiện đại, với danh nghĩa tự do tôn giáo hay hòa hợp tôn giáo, các nhà nước dung túng cho nhiều dạng tôn giáo hơn, dễ dàng phù hợp với nhiều dạng thị hiếu hơn, khiến người dân loạn trí nhanh hơn. Các thủ lĩnh tôn giáo, dù chính thống hay không chính thống, chẳng khác gì con quạ trong “Trại súc vật” của George Orwell, suốt ngày ra rả về “miền đất hứa” mà đám gia súc chỉ có thể tưởng tượng chứ không thể phá chuồng mà tìm đến.


Người ta nói rằng đây là thời “mạt pháp”, thời của ma quỷ lợi dụng các tôn giáo để tiêu diệt thế giới. Nhưng họ quên mất một điều rằng chỉ ánh sáng mới xua tan bóng tối chứ bóng tối không thể tiêu diệt ánh sáng. Chính pháp thật sự không thể bị làm ô uế, không thể nhiễm bẩn, không thể bị lợi dụng. Những thứ có thể dễ dàng bị lợi dụng, chắc chắn không thể là chính pháp. Người giữ chính pháp không cần dụ dỗ mua chuộc người khác, không cần phải rao giảng như các kênh truyền thông tuyên truyền, không cần phải đe dọa trừng phạt…

Ôi con người… con người… đừng biến mình trở thành nô lệ phục vụ cho các thủ lĩnh chính trị, đừng biến mình thành chất dinh dưỡng nuôi tầng trời cao xa nào đó mà chúng ta sẽ chẳng bao giờ lên tới… Đã đến lúc chúng ta tìm thấy mình ở trong chính mình.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đức tin và lối đến Thiên đường

    23/12/2016Nguyễn Quang ThiềuĐiều quan trọng nhất để con người tìm thấy vẻ đẹp kỳ diệu của đời sống là đức tin. Và đức tin không chỉ dành cho con người mà là sự tồn tại của chính các vị Thánh.
  • Giữ lấy đức tin bền vững

    24/02/2021Vương ThảoCó những tác phẩm sẽ đi qua nhiều thời đại và có thể mãi mãi. Bởi tình yêu, khát vọng và đức tin sẽ cho con người ý nghĩa để sống và để dâng hiến. "Tình ca" của Hoàng Việt đã được đặt trong tình yêu với tự do, hòa bình của cả một dân tộc và của mọi con người.
  • Lev Tolstoi nói về đức tin

    23/11/2017Tôi tất yếu bị dẫn đến chỗ phải thừa nhận một loại kiến thức khác, một loại phi thuần lý, mà tất cả nhân loại đều có: đức tin, là cái cung cấp cho chúng ta khả tính (possibility) của sự sống...
  • Sự khác biệt giữa đức tin và lý trí

    15/04/2017Người ta luôn luôn viện dẫn kinh nghiệm, lý trí hoặc đức tin để hậu thuẫn cho những điều họ tin tưởng. Tôi hiểu lý trí và kinh nghiệm là gì, nhưng còn đức tin? Nó có phải là một bột phát cảm tính hoặc cơn dâng trào của tình cảm? Nó có đi ngược lại, hay có thể hòa giải được, với tất cả lý trí và kinh nghiệm? Các nhà tư tư tưởng lớn nói gì về đức tin?
  • Thế kỷ XXI: Tìm về đức tin và cuộc sống nội tâm

    25/02/2017Thanh ThảoĐó sẽ là một thế kỷ không dễ dàng. Khoa học kỹ thuật sẽ có những bước tiến vũ bão, kéo con người vào “cuộc chơi” của nó. Nghĩa là, nếu lỏng tay, con người sẽ bị điều khiển bởi chính những sáng tạo của mình. Đó là một nghịch lý có thật. Con người sẽ thoát ra khỏi nghịch lý ấy bằng cách nào?
  • Đức tin

    23/06/2011Nguyễn An NinhBài báo Đức tin dưới đây do ông viết trong Khám Lớn Sài Gòn, ký tên Nguyễn An Ninh, gửi ra đăng báo Thần Chung số ra ngày 23.3.1929 trong lúc ông bị tù lần thứ hai (1928 – 1931). Bài báo này viết vào thời kỳ Nguyễn An Ninh đi sâu vận động quần chúng, tập hợp lớp trẻ và những người yêu nước ...
  • Đạo đức tin lành và tinh thần chủ nghĩa Tư bản của Max Weber

    23/07/2009Trần Hữu Quang - Bùi Văn Nam SơnQuyển sách mà độc giả đang cầm trên tay bao gồm công trình chính là "Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản" mà Max Weber viết vào năm 1904-1905 (in trong "Archiv für Sozialwissenschaft und Sozialpolitik", tập XX, 1904, quyển 1, tr. 1-54, và tập XXI, 1905, quyển 1, tr. 1-110), và có sửa chữa, bổ sung vào năm 1920.
  • Tin ở đức tin

    23/12/2008Nguyễn Việt HàĐức tin hình như càng ngày càng hiếm trong xã hội bây giờ. Những anh hùng thời đại nồng nặc mùi giấy bạc của ngày hôm nay chỉ còn đẫm đầy sự tự tin. Bọn họ tự tin đến mức tồng ngồng hoành tráng hát “Ra đi ra đi không quần không áo… Thằng Tây nó tiến thì mình giật lùi, thằng Tây nó lúi thì mình giật tiền”. Sự tự tin quá mức dẫn đến sự đểu cáng, đến sự ngông cuồng tự mãn sẵn sàng bất chấp dẫm đạp lên người khác.
  • Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản

    29/09/2008Minh Bùi tổng hợpQuyển "Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản" của Max Weber, đã được dịch ra trên 20 thứ tiếng, và cho đến nay có lẽ là quyển được đọc và thảo luận nhiều nhất trong ngành xã hội học. Tác phẩm này trở thành một tài liệu giáo khoa không thể thiếu trong các phân khoa học xã hội ở các đại học trên thế giới. Trong công trình này, Weber đi tìm nguồn gốc của sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản cận đại Âu châu nơi ethos và nền đạo đức khổ hạnh duy lý Tin Lành...
  • xem toàn bộ