Tản mạn về cái sự đọc của người Việt

02:00 CH @ Thứ Ba - 12 Tháng Ba, 2019

Cách đây không lâu người viết có tham khảo qua một cuộc khảo sát trên mạng Intemet của người Anh, theo đó, thời gian của người dân xứ sở sương mù đọc sách và xem truyền hình là ngang nhau. Rõ ràng là văn hoá đọc ở một trong những quốc gia phát triển nhất châu Âu vẫn được duy trì và phát triển mạnh mẽ - điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng - nhất là trong cái thời giải trí truyền thông đang chiếm ưu thế gần như tuyệt đối. Mồng 9-12 vừa qua, nhìn người Hà Nội nô nức đến Văn Miếu tham gia lễ hội Thơ lần thứ 7, nhiều người lạc quan đã gật gù: hóa ra dân ta vẫn còn yêu văn chương - nói rộng ra là yêu cái sự đọc lắm lắm. Có thật vậy chăng?

Năm ngoái, một cây dịch sách chuyên nghiệp có kể chuyện xin bản quyền một cuốn tiểu thuyết Mỹ nổi tiếng, trong đó nhắc đến số lượng ấn phẩm sẽ tung ra trên thị trường. Con số thật khiêm tốn: khoảng trên dưới 3.000 cuốn cho lần phát hành thứ nhất. Và phía bên kia đã hỏi lại bằng một câu khá oái oăm: tại sao chỉ có 3.000 cuốn cho thị trường hơn 80 triệu người?

Nói văn hoá đọc ở Việt Nam, thực ra cũng chỉ khoanh vùng ở các thành phố lớn mà thôi, chứ ở các vùng nông thôn và miền núi thì cái sự đọc gần như ngang bằng với con số không. Con số 3.000 cuốn kể trên còn được coi là cao (!). Cách đây khoảng 7,8 năm, sách best-seller dạng "tốp" của các tác giả như Sidney Sheldon, John Grinsham, Michael Crichton mà cũng chỉ dám in lần đầu 1.000 cuốn, bán hết rồi mới "rón rén" tái bản. Best- seller đã là dạng sách dễ đọc nhất trên thị trường hồi đó, thử hỏi các loại sách "khó " (triết học, khoa học, hồi ký...) thì liệu in nổi bao nhiêu cuốn? Mấy năm trở lại đây, thị trường sách đã rộng mở hơn rất nhiều, muốn gì có nấy, từ sách cổ đến sách kim. Phía cung đã như vậy, phía cầu thì sao?

Quả thực, thói quen đọc sách của người Việt Nam hiện đại mới là điều đáng bàn tới. Thị trường sách đã thay đổi theo hướng tích cực, có vẻ như thói quen đọc của người Việt cũng thay đổi, nhưng tiếc là theo chiều hướng ngược lại. Sức mạnh của truyền hình, của intemet, của các trò giải trí hiện đại khác đã khiến một bộ phận lớn dân chúng không còn tha thiết với việc đọc sách nữa. Trở lại với vấn đề đã nêu ra ở đầu bài viết. Cứ cho dân chúng trong các đô thị lớn ở Việt Nam là khoảng gần 20 triệu người, thì con số 3.000 đầu sách cho một thị trường đông đảo như vậy vẫn là quá ít ỏi. Hình như, người Việt hiện nay không có thói quen đọc sách ?!

Đọc sách có nhiều mục đích. Học tập nghiên cứu, mở mang kiến thức, và cuối cùng, để giải trí. Và trong các loại hình giải trí hiện nay thì đọc sách xem ra là khó nhất. Bởi đọc sách phải tư duy, phải nghiền ngẫm (tất nhiên không kể đến các loại sách rẻ tiền), phải hình dung, phải tưởng tượng. Mọi thứ không "sờ sờ trước mắt" như khi xem TV. Ví dụ như tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung hay Cổ Long chẳng hạn. Đằng sau những thứ tưởng chừng rất "vô bổ" đó là cả một thế giới đầy màu sắc - nơi trí tưởng tượng của cả người đọc lẫn người viết có thể bay cao, bay xa không giới hạn. Đó là chưa kể đến những triết lý về nhân sinh về thời thế được tác giả gửi gắm trong đó. Hấp dẫn và mang nặng tính giải trí như tiểu thuyết kiếm hiệp mà nhiều người còn "ngại " đọc thì thử hỏi họ còn có thể đọc được gì khác, ngoài mấy cuốn truyện tranh?

Ra nước ngoài mới thấy, người phương Tây rất chịu khó đọc. Họ có thể, “ôm” cuốn sách ở mọi nơi, mọi chỗ. Có gia đình đi bốn người thì đủ cả bốn cuốn sách, đọc trên tàu, trên xe, trong phòng chờ ở sân bay. Tóm lại là bất cứ lúc nào rảnh rỗi. Người Việt ta thì sao? Hiếm lắm. Hoạ hoằn chỉ là dăm ba tờ báo để xem tin "nóng " hàng ngày, vài tờ tạp chí sặc sỡ nhiều hình ít chữ mà thôi. Như thế không gọi là đọc, mà chỉ là xem. Xu hướng chung của đa số người Việt thành đạt bây giờ là xây dựng một căn phòng giải trí cho hay, cho đẹp chứ không phải một tủ sách.

Đi lang thang qua nhiều hiệu sách mới thấy, loại sách được ưa chuộng nhất của lớp trẻ ngày nay là các loại sách công cụ, kiểu như sách luyện ngoại ngữ, vi tính, sách dạy cách kinh doanh, làm giàu. Sách văn học đành chịu lép vế, chứ chưa nói gì đến các loại sách tư tưởng hay khoa học khác.

Nếu có thì họ cũng chỉ quan tâm đến những cuốn thuộc dạng "hot" kiểu"Xin lỗi, em chỉ là con đĩ !" hay “Điên cuồng như Vệ Tuệ” mà thôi. Tuy nhiên, vẫn có những bạn trẻ ham đọc, say mê với sách. Nhưng phần đông còn lại vẫn ngập đầu vào "chát chít", vào game online, vào ăn chơi nhảy múa, hoặc mải chạy theo cơm gạo áo tiền. Rất nhiều bạn trẻ ở Việt Nam ngày nay đang coi Bill Gates là thần tượng số một của mình, nhưng nếu có mấy ai trong số họ nhớ và làm theo được lời đầu tiên của người giàu nhất hành tinh dành cho lớp trẻ: luôn phải duy trì thói quen đọc sách! Người viết muốn thêm vào câu nói của Bill Gates: Không những duy trì thói quen đọc, mà còn phải biết chọn cái để đọc. Khi những cuốn sách hàng đầu như "Cái trống thiếc", “Ruồng bỏ”, "Lược sử thời gian", "Hội hoạ Trung Hoa qua lời các vĩ nhân và danh hoạ", thậm chí là "hot" như "Kafka bên bờ biển" vẫn bị xếp vào hàng sách khó bán thì cũng cần phải xem lại mặt bằng nhận thức chung của người đọc - không chỉ lớp trẻ mà ở mọi tầng lớp trong xã hội...

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vì sao người Việt không mê đọc sách?

    19/04/2019Vương Trí NhànĐối tượng chúng tôi muốn nói tới trong bài này, không phải là một vài người Việt đặc tuyển, mà là người Việt nhìn bao quát, người Việt nói chung; Hành động “đọc” không đơn giản là việc ngồi vào bàn, mà là cả văn hóa đọc với cơ cấu phức tạp của nó...
  • Sách để bày và sách để đọc

    27/04/2018Phạm Văn TìnhTặng sách là một hành vi văn hoá rất đáng trân trọng và nên khuyến khích. Vì sách là sản phẩm của tri thức, của trí tuệ... được văn bản hoá, lưu truyền mãi mãi. Nhưng như lời nhà văn Anh Bernard Shaw đã nói: "Thường thì sách tặng người ta ít đọc". Phải chăng là không bỏ tiền ra mua thì người ta không thấy quý sách và không thích đọc nó hay sao?
  • Cách đọc một cuốn sách khó

    09/04/2018Nguyên tắc đọc quan trọng nhất là: Trong khi đọc một cuốn sách khó lần đầu tiên, cứ đọc nó một mạch không dừng lại. Hãy chú ý đến những gì anh có thể hiểu, và đừng dừng lại vì những gì anh chưa nắm bắt được ngay lập tức...
  • Sách & văn hóa đọc trong đời sống hôm nay

    21/04/2017Nguyễn Công HoanXuất phát từ vị trí, vai trò, tác dụng của sách báo và nhằm tôn vinh văn hoá đọc mà Tổ chức UNESCO trong phiên họp Đại hội đồng lần thứ 28 (1995) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm “Ngày Sách và bản quyền thế giới".
  • Đọc sách là hưởng thụ văn hoá

    26/06/2016Vũ QuỳnhTrước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, Internet... Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất...
  • Đọc sách thời... công nghiệp

    16/08/2009Huỳnh Bửu SơnMột nhà doanh nghiệp, bạn tôi tâm sự: “Hồi nhỏ tôi là một con mọt sách. Tôi đọc ngấu nghiến mọi quyển sách tôi vớ được. Anh có tin không? Có khi mỗi ngày tôi nuốt trọn một quyển sách dày 200 trang. Tôi đọc đủ thứ, từ chuyện cổ tích, truyện Tàu đến tiểu thuyết ta, tiểu thuyết Tây, cả đến kinh Phật và kinh Thánh. Còn bây giờ thú thật với anh, tôi không còn thì giờ để đọc sách. Nói xin lỗi anh đừng cười, tôi chỉ còn thời gian đọc lơ mơ vài trang sách trước khi đi ngủ. Có khi chưa đọc được một trang sách đã ngủ thiếp đi rồi....” Và anh than thở :”Hồi trẻ, trong đầu mình còn có tư tưởng, chứ bây giờ ... nó chỉ còn có những con số thôi, anh ạ!”...
  • Đọc sách thời bận rộn

    20/06/2006Lam ĐiềnNhà báo Công Khanh có thói quen đọc sách mọi nơi mọi lúc. Với anh, đọc sách khi đang ngồi xe đò, khi đang chờ tàu ở sân ga, thậm chí đọc khi ngồi sau người bạn trên xe máy trong một hành trình dài... cũng là điều bình thường...
  • Người trẻ: Lười đọc hay không biết chọn sách?

    07/01/2006Nguyễn HàTố Tâm, giá 2.000 đồng/cuốn; Lão Tử, 6.000 đồng/cuốn... Những cuốn sách rất có giá trị được “đại hạ giá” vẫn không được các bạn trẻ ngó ngàng...
  • Đọc sách trên mạng: Nhu cầu và cảnh báo

    09/07/2005Cùng với sự phát triển nhảy vọt của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin, các hình thức thưởng thức văn hóa nhất là văn hóa đọc cũng thay đổi theo một cách nhanh chóng.
  • Đọc sách

    05/07/2005Thời hoa niên đọc quá nhiều những là tác phẩm lớn rồi, bây giờ tiêu hoá khối tri thức ấy dần dần. Bây giờ đọc sách cho con mới biết thế nào là chuyện cổ tích, chuyện thế giới loài vật. Tự dưng thấy tâm hồn mình hình như cũng có trong hơn...
  • Đi nhà sách...đọc sách

    07/08/2003Một người bạn rủ tôi đi nhà sách để... đọc sách. Tôi ngạc nhiên: đi nhà sách để mua sách, chứ ai lại đến đó để đọc sách. Anh bạn kéo tôi: thì cứ đi rồi biết...
  • xem toàn bộ