Thành tích sạch

11:02 CH @ Thứ Ba - 21 Tháng Chín, 2010
Việc hội nhập với thế giới đòi hỏi cấp thiết hơn bao giờ hết những giá trị, những thành tích sạch

Cơ sở của thị trường là tự do cạnh tranh và cũng như từ thị trường, từ tự do cạnh tranh trải nhiều đời đã bị một nỗi oan khó tả.

Nhiều người quan niệm rằng tự do cạnh tranh là tự do cá lớn nuốt cá bé, là vô đạo đức.

Quả thật đã có một thời gian dài vào giai đoạn chủ nghĩa tư bản mới phát sinh, mà các nhà kinh tế học gọi là thời kỳ tư bản chủ nghĩa rừng (capitalisme sauvage) người ta đã sử dụng tự do cạnh tranh một cách khá man rợ.

Nhưng đó không phải lỗi của tự do cạnh tranh, mà lỗi của những người sử dụng nó.

Tự do cạnh tranh không tốt cũng không xấu (nhưng nhất định tốt hơn chế độ sản xuất tự cung tự cấp của nền kinh tế phong kiến).

Tự do cạnh tranh chỉ là một phương tiện hay nói đúng hơn một phương thức, một cỗ máy.

Không ai dở hơi mà nói chuyện đạo đức với một cỗ máy!

Ruột của tự do cạnh tranh chính là thi đua. Thi đua có thể rất đạo đức.

Nó giúp huy động tối đa khả năng vật chất cũng như tinh thần của những thành viên trong một cộng đồng vì lợi ích chung.

Thành tích chính là những kết quả đặc biệt. Trong quá trình nỗ lực tự giác của một cộng đồng vươn lên.

Do đó thành tích xét đến cùng có một hàm lượng nhân văn và đạo đức cao.

Nhưng cuộc đời thường không đơn giản. Như nữ thần Januss hai mặt, một mặt chiến tranh, một mặt hòa bình, mọi biểu hiện của con người trong xã hội đều có hai mặt: mặt xấu/ mặt tốt, mặt cao thượng/ mặt hèn hạ.

Việc tuyên dương thành tích là một hành động vừa có giá trị thực dụng vừa có giá trị đạo đức, nó thúc đẩy con người vươn lên tự hoàn thiện đóng góp tối đa cho cộng đồng.

Điều đáng buồn là những thành tích sạch, có giá trị đạo đức cao luôn lôn bị làm vấy bẩn bởi những tính toán thấp kém của chủ nghĩa cá nhân.

Trong vận động của một cộng đồng, cái cao thượng luôn có nguy cơ trở thành cái xấu xa (hay ngược lại tùy theo định hướng và nỗ lực của cộng đồng này).

Trong phong trào thi đua ta đã chứng kiến bao nhiêu thành tích đáng ca ngợi, những thành tích tuyệt vời dựa trên sự trung thực và đức hy sinh, mặt khác cũng không ít những thành tích bẩn xây dựng trên sự dối trá, ích kỷ của những thói xâu “làm láo, báo cáo hay, vẽ vời những thành tích ảo, chạy bằng, chạy chức vị… đủ các thứ “chạy” mà báo chí đã không ngừng tố cáo, lên án.

Người ta bàn tán mất thời giờ về số lượng thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư như hiện nay là nhiều hay ít mà quên không bàn kỹ xem một tiến sĩ thứ thiệt giá trị gấp bao nhiêu lần một tiến sĩ giấy.

Lẽ dĩ nhiên đó không phải là mặt chính của xã hội, nhưng chúng ta không được coi nhẹ vì đặc tính của cái xấu là nó lây lan rất nhanh và nguy hiểm như một thứ dịch cúm gà (!)

Gần đây trong một cuộc thi mỹ thuật (địa hạt vẫn được coi là sang trọng của xã hội vì là địa hạt của sự sáng tạo của cái đẹp), đã xẩy ra một sự cố đáng buồn – Ban giám khảo đã trao giải cho một bức tranh cóp của người khác (điều càng đáng buồn hơn là bức nguyên mẫu xem ra cũng chẳng “ghê gớm” gì).

Nó chứng tỏ hai việc: một là đạo đức kém của người dự thi. Thứ hai là trình độ thẩm mỹ đáng ngờ của một số ủy viên trong hội đồng chấm giải.

Chúng ta cần rút kinh nghiệm. Việc tổ chức các hội đồng thẩm định phải được tiến hành một cách nghiêm túc hơn trên cơ sở những tiêu chí khắt khe về chuyên môn cũng như về đạo đức thật sự chứ không phải dựa trên cơ sở những học hàm học vị chưa được phân tích.

Trong quốc sách tiết kiệm chống lãng phí không nên coi quá nhẹ mảng tiết kiệm danh hiệu.

Không nên quên rằng tiêu xài hoang phí những danh hiệu có nguy cơ dẫn đến nạn lạm phát của những sụt giá một số quy chiếu đạo đức của xã hội.

Danh hiệu cũng là tài sản của nhân dân, tuyệt đối không được xem nó như tiền chùa mà vung tay quá trán một cách hoang phí.

Chúng ta hay nhắc đến việc xây dựng một nhà nước pháp quyền – nhưng pháp quyền chỉ có thể vận hành tốt trong một môi trường sạch.

Pháp luật không phải là đạo đức, nhưng không thể tách rời đạo đức thậm chí đi ngược lại đạo đức, “nén bạc đâm toạc tờ giấy”.

Pháp luật để bảo đảm an toàn cho đạo đức, đạo đức để bảo đảm tính đúng đắn cho pháp luật. Tòa án tối cao thật sự chính là tòa án lương tâm.

Anh có thể lừa vợ lừa con
Lừa cả nước
Nhưng thế nào cũng có lần anh phải ra trước
Vành móng ngựa bản thân anh
Ta tội nhân cúi đầu trước ta Thượng Đế
Khi lời phán xét cuối cùng


Các thế hệ cha chú qua hai cuộc chiến tranh dựng nước ác liệt đã để lại một di sản lớn cho lớp trẻ.

Nhưng lớp trẻ chỉ có thể phát triển đầy đủ di sản đó trên cơ sở một xã hội lành mạnh. Mà một xã hội thật sự lành mạnh nhất thiết phải được xây dựng trên những hệ giá trị trung thực rõ ràng và minh bạch.

Việc hội nhập với thế giới càng đòi hỏi cấp thiết hơn bao giờ hết những giá trị, những thành tích sạch.

Chữ tín là chữ thiết yếu hàng đầu trong mọi cuộc giao lưu, trao đổi.

Cổ nhân dạy “lời nói đọi máu”.

Bao nhiêu những người con ưu tú của đất nước đã lấy máu mình để bảo đảm lời cam kết độc lập tự do. Hàng triệu liệt sĩ là kho trữ kim quý báu hơn bất kể một thứ trữ kim nào trên đời của đạo đức và nhân cách Việt Nam…

Các thế hệ cha chú vì tương lai của Tổ quốc có nghĩa vụ chi viện cho lớp trẻ trong nhiệm vụ thiêng liêng này.
Trong cuộc đấu tranh khó khăn và quyết liệt chống mọi tệ nạn để tạo dựng một không khí sạch, cao thượng cho tương lai, anh linh của triệu triệu liệt sĩ sẽ chứng giám và làm chỗ dựa hùng hậu cho chúng ta. Chỉ cần chúng ta quyết tâm nhất định chúng ta làm được.

Sống khác làng
Chết cùng quê liệt sĩ
Đọi máu thay lời
Trang nghĩa trăng soi
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn thêm về mối quan hệ giữa trí thức và nhân cách

    15/06/2020Vương Trí NhànGiữa con người và nhân cách có sự khác nhau: một bên là sản phẩm tự nhiên (ta hay nói ai cũng là một con người), còn bên kia là sản phẩm của quá trình tự đào luyện với sự giúp đỡ cửa lý trí sáng suốt. Nói cách khác: người ta không sinh ra đã là một nhân cách, người ta chỉ trở thành một nhân cách...
  • Nhân cách tuyệt chủng

    08/04/2020Dương Ngọc DũngChúng ta không thấy rằng hiện nay một hệ thống giá trị để giúp cá nhân định hướng sự phát triển tinh thần không tồn tại hay nếu có tồn tại cũng chỉ là một hình ảnh già nua, mờ nhạt, một kỷ niệm hơn là một động lực mạnh mẽ khuyến khích cá nhân tự thăng tiến theo một chiều hướng tích cực...
  • Ngành GD có thể làm gì để cứu vãn nhân cách Việt?

    12/04/2017Võ Thị HảoTự nhiên cho ra lò những công dân chính trực và hồn nhiên, thấy nóng thì biết bảo rằng nóng và ngược lại - đó là trách nhiệm và những điều ngành giáo dục có thể làm mà không tốn kém và không phải chờ đợi ai.
  • Nhìn lại việc giáo dục nhân cách cho sinh viên

    08/09/2016GS. Tương LaiNếu trong một thời gian dài, lòng trung thành được nói đến nhiều hơn sự trung thực thì đã đến lúc cần xếp lại vị trí ưu tiên cho cái cần được chăm lo bồi dưỡng, “cái đang thiếu”! Mà nếu thiếu cái gì đó, thì “cái còn lại còn gì là đáng giá” kể cả lòng trung thành!
  • Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người

    16/03/2016Hoàng Ngọc HiếnTrước khi bàn về tác dụng chiều sâu của văn học trong xây dựng nhân cách văn hoá, tôi muốn nêu mấy suy nghĩ về vị thế của văn học đương cố cơ bị nghiêng ngả và có chiều sút kém trong đời sống văn hoá hiện đại. Văn học trước hết là sách, là hình ảnh ngôn từ, là ngôn từ mực đen trên giấy trắng. Mấy thập kỉ nay, văn học phải cạnh tranh với một đối thủ ghê gớm mà sự lớn mạnh ngày càng hùng hậu, càng tăng sức áp đảo: đó là truyền hình...
  • Từ kiến thức đến nhân cách

    20/10/2015Vương Trí NhànCái vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thức vốn khá đa dạng. Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội. Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và "xây tháp ngà" để làm khoa học. Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vẫn nổi lên rõ rệt hơn cả...
  • Nghiên cứu giá trị nhân cách theo phương pháp NEO PI-R cải biên

    17/01/2008Kết quả đo đạc điều tra những đặc điểm giá trị nhân cách của một khối lượng lớn số mẫu đại diện cho các tầng lớp người Việt Nam (học sinh, sinh viên, nông dân, công nhân, giáo viên, trí thức, doanh nhân) và một số điển hình thành đạt đã tạo cơ sở rút ra những nhận định chung về mặt mạnh, mặt yếu của người Việt Nam hiện nay...
  • Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành nhân cách

    26/03/2007TS Nguyễn Đình Đặng LụcBên cạnh những thànhtựu chúng tađã đạtđược trên tất cả các lĩnh vựccủa đời sông xãhội, vẫn còn tồn tại nhiều biểu hiện tiêu cực, đặc biệt là sự tha hóa nhân cách của mộtbộ phận dân cư trong xã hộiđã tácđộng xấu đến thế hệ trẻ, công dân tương lai của đất nước. Trước tình trạngđó, tăng cườngbồi dưỡng giáo dục- bao gồm cảgiáo dục pháp luật cho người chưa thành niênđã trở thành một yêu cầu cấp bách trong tiếntrìnhđi lên của đất nước...
  • Háo danh & viết ẩu sẽ làm hỏng nhân cách

    12/01/2007Hà ThưNăm 30 tuổi, nhà văn Tạ Duy Anh cho ra đời truyện ngắn "Bước qua lời nguyền" làm xôn xao văn giới. Cho đến nay, sau 15 nămbước qua lời nguyền ấy, Tạ Duy Anh vẫn miệt mài viết, không ngừng sáng tạo, vắt hết mình vào những con chữ, những cuộc đời của nhân vật, những trang viết đang đồng hành cùng anh...
  • Giáo dục nhân cách sáng tạo và phát triển bền vững

    09/09/2006Vũ Minh TâmNhân cách sáng tạo là một phẩm chất phát triển của con người, trong đó con người, thông qua hoạt động sống của mình, tạo nên những giá trị tinh thần, giá trị vật chất có tính mới về chất đối với nhu cầu và lợi ích của sự phát triển xã hội. Bản chất con người vốn có khả năng sáng tạo, song, tiềm lực này có được "thực tế hóa" hay không, lại phụ thuộc vào điều kiện xã hội, giáo dục cộng đồng và ý thức cá nhân...
  • Giá trị đạo đức truyền thống và những yêu cầu đạo đức đối với nhân cách con người Việt Nam hiện nay

    10/08/2006Cao Thu HằngNhững giá trị tinh thần và đặc điểm của nhân cách con người Việt Nam có nguồn gốc sâu xa và bắt nguồn từ những hoàn cảnh địa lý, môi trường tự nhiên, lịch sử và xã hội...
  • Về một số giải pháp xây dựng nhân cách đạo đức hiện nay

    25/06/2006PTS. Nguyễn Văn PhúcSự hình thành nhân cách nói chung, nhân cách đạo đức nói riêng, bị quy định bởi tổng thể những điều kiện kinh tế xã hội và bởimột hệ thống giáo dục do chính những điều kiện kinh tế - xã hội đó quy định. Tuy vậy, để xây dựng nhân cách đạo đức, trước hết cần phải tính đến những nhân tố cơ bản quy định sự hình thành và phát triển nhân cách đạo đức để từ đó, rút ra những giải pháp khả thi...
  • Về nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức

    20/12/2005Viễn Phố dịch từ tài liệu tiếng TrungBài viết nói về nhân cách lý tưởng trong thời đại kinh tế tri thức, trong đó vạch rõ nhân cách đó do nguyên tắc sản xuất xã hội của thời đại kinh tế tri thức quyết định và thể hiện yêu cầu của nguyên tắc đó. Do vậy nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức phải vừa đề cao lý tính lại vừa thấm đượm tinh thần nhân văn.
  • Nhân cách trẻ

    27/01/2004Mỗi thế hệ có một quan niệm của mình về nhân cách. Lớp già và lớp trẻ nhiều khi “xung khắc” cũng một phần vì nghĩ về nhân cách khác nhau, về ứng xử khác nhau. Nhân cách có nét chung phổ biến mà cũng có nét riêng đặc thù của mỗi lớp người, mỗi thành phần, thậm chí mỗi cá nhân...
  • Đi tìm nhân cách người Việt Nam

    05/01/2004KS. Trần Quốc KhảiThực sự mới ra khỏi chiến tranh hơn chục năm nay, người Việt Nam vẫn sống trong hào quang của chiến thắng. Kém về thể lực và trí lực, cộng với niềm tự kiêu đôi khi không tỉnh táo, thế hệ trẻ Việt tuy đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc bứt phá trong tương lai, nhưng chỉ số nhân cách của người Việt Nam hiện đại đang ở đâu? Dưới kết quả nghiên cứu khoa học về nhân văn trên cơ sở vật lý và toán học, câu trả lời ấy là...
  • xem toàn bộ