Thế hệ sinh sau 2000 có gì đặc biệt?

10:23 SA @ Thứ Sáu - 04 Tháng Chín, 2015

Giờ đây họ cho rằng họ cuối cùng đã hiểu được thế hệ 8x và 9x, một số nhà tuyển dụng và tư vấn đã bắt đầu nghĩ tới thế hệ đi làm kế tiếp.
Họ đang phân tích những thiếu niên và những trẻ em sinh ra sau năm 2000 để dự đoán họ có gì khác biệt so với thế hệ đi trước.

Vào lúc này, mọi người đều đồng ý là thế hệ này thậm chí còn nghiện công nghệ hơn và cố gắng tập trung vào công việc nhiều hơn.

Nhưng vì họ lớn lên trong hoàn cảnh những vụ khủng bố và sự suy thoái toàn cầu, thế hệ mới này được cho là sẽ cẩn trọng và hoài nghi nhiều hơn thế hệ 8x và 9x cũng như là có những mong đợi thực tế hơn về cơ hội nghề nghiệp.


Chọn công việc hơn học hành?

Còn quá sớm để đánh giá về thế hệ này chăng?

Tuy nhiên, các nhà tư vấn tin rằng những nhà quản lý không muốn mình thiếu chuẩn bị như hồi những thanh niên 8x, 9x đầu tiên bước vào thị trường lao động và làm thay đổi mọi thứ.

Đó là những người trẻ có xu hướng cảm thấy họ có nhiều quyền hơn thế hệ đi trước. Họ muốn có phản hồi và lời khen thường xuyên, thăng tiến nhanh chóng trong công việc và trên hết là sự linh động để cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng.

“Những nhà tuyển dụng đã chậm nắm bắt được thế hệ 8x và 9x,” bà Daria Taylor, nhà đồng sáng lập của Talented Heads, một công ty tư vấn về giới trẻ và tiếp thị kỹ thuật ở London, cho biết. “Do đó, họ bắt đầu từ sớm để tìm hiểu về thế hệ kế tiếp và tôi cho rằng Anh đi trước Mỹ một chút về vấn đề này.”

Điều này có lẽ là do những nhà tuyển dụng ở Anh dự đoán rằng có nhiều sinh viên sẽ đi học việc hay thực tập ngay khi họ khoảng 16 tuổi thay vì đi theo con đường học lên cao, bà giải thích.

“Chúng ta sẽ nhìn thấy nhiều bạn trẻ trong thế hệ này sẽ không vào đại học vì chi phí đắt đỏ mà sẽ tham gia ngay vào thị trường lao động – và có lẽ họ sẽ học qua mạng. Điều này có nghĩa là họ sẽ tham gia vào thị trường lao động trong vòng một hai hay năm tới.”


Thế hệ Z


Vẫn còn nhiều tranh cãi về cách gọi tên thế hệ mới nhất này. Cho đến nay cách gọi Thế hệ Z là thông dụng.

Ngay từ đầu, những bạn 8x hay 9x đã được gọi là Thế hệ Y. Một cách gọi khác cũng thông dụng là Thế hệ Nội địa bởi vì sự quan tâm của mọi người đến vấn đề an ninh nội địa sau sự kiện ngày 11/9 cũng như thế hệ này có sự lo lắng và cảnh giác trước nguy cơ khủng bố và các hiểm họa khác.

Những cách gọi khác cho thấy sự ảnh hưởng to lớn của công nghệ: Thế hệ App, Thế hệ i, Thế hệ @ hay Thế hệ Ảnh tự sướng.

Thế hệ Cầu vồng cũng được sử dụng bởi vì sự đa dạng sắc tộc và văn hóa nhiều hơn ở nhiều nước với sự đắc cử của vị tổng thống da đen đầu tiên ở Hoa Kỳ và sự lan rộng của quyền hôn nhân đồng tính.

Thế hệ này sẽ được các nhà tuyển dụng nhìn nhận như thế nào vẫn là một đề tài đang được phỏng đoán. Tuy nhiên, một số nhà tuyển dụng và nhà tư vấn nói họ đã biết trước được một số xu thế.

“Thế hệ mới này sẽ ít ỏi hơn so với thế hệ trước đó và điều này có nghĩa là các nhà tuyển dụng sẽ bị thiếu hụt tài năng,” bà Anne Boysen, người có công ty tư vấn ở Texas, nói.

“Tiếng nói của họ sẽ bị nhấn chìm bởi những người thế hệ 8x, 9x cũng giống như những người thuộc thế hệ X đã bị áp đảo bởi những người sinh ra trong giai đoạn bùng nổ dân số sau Thế chiến – những người quyết định lá phiếu đối với bất kỳ chính sách nào có lợi cho họ.”

Sành sỏi về công nghệ

Mặc dù thế hệ Y, tức thế hệ 8x, 9x, được gọi là thế hệ sành sỏi về kỹ thuật số, thế hệ Z mới xứng đáng với tên gọi này. Nhiều trẻ em và thiếu niên đã biết sử dụng các phần mềm trên điện thoại thông minh kể từ khi họ có thể cầm nắm được chúng trên tay. Tương tự, mạng xã hội đã luôn là một phần trong thế giới của thế hệ Z.

“Họ muốn tiếp nhận thông tin nhanh và nhanh hơn nữa, thường là thông qua video, do đó mức độ chú ý của họ thậm chí còn thấp hơn thế hệ Y,” Taylor nói. “Sẽ có những vấn đề về khả năng tập trung của họ mà các nhà tuyển dụng phải thích nghi.”

Bà Angela Siddall, giám đốc tiếp thị và tìm kiếm tài năng toàn cầu ở công ty British American Tobacco, nói: “Thông điệp tuyển dụng của chúng tôi phải độc đáo để có thể thu hút sự chú ý của họ. Chúng tôi sẽ cần phải tối ưu hóa cả thông điệp lẫn kênh giao tiếp để tiếp cận thế hệ này.”

Do cái cách mà thế hệ Z dùng công nghệ, các nhà nghiên cứu tin rằng những người thuộc thế hệ này có thể rất giỏi trong việc giao tiếp mặt đối mặt hơn là thế hệ đi trước họ.

“Những bạn trẻ này thật sự hòa giọng cùng nhau trong mạng lưới game, thấy mặt nhau trên Skype hay Google Chat lúc họ cùng làm bài tập với nhau,” ông Scott Hess, phó chủ tịch cao cấp của Spark, một công ty truyền thông ở Chicago, nói.

“Đó vẫn là sự tương tác ảo nhưng vẫn đầy đủ âm thanh, hình ảnh và chuyển động thay vì chỉ câu chữ.”

"Bất an và lo lắng"

Thế hệ Z có thể được định hình bởi một số sự kiện kinh hoàng đã xảy ra trong thời thơ ấu của họ: vụ tấn công ngày 11/9, các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan và cuộc chiến chống khủng bố, các việc bắn bừa giết bừa bãi như vụ xảy ra ở trường tiểu học Connecticut hay ở trại hè ở Na Uy, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và suy thoái toàn cầu.

“Do đã trải nghiệm quá nhiều sự bất an và lo lắng,” Boysen nói, “họ sẽ thận trọng hơn và sẽ có những cách thức để đảm bảo mình được an toàn.”

Sự thận trọng đó sẽ được đem vào trong sự nghiệp và tài chính cá nhân của thế hệ này, khiến cho họ không muốn chấp nhận rủi ro.

Thế hệ Z sẽ thực dụng hơn thế hệ 8x, 9x. Họ nhận ra rằng cơ hội không phải là vô hạn và họ cần phải nắm chắc những kỹ năng mà thị trường cần.

“Thế hệ Y là thế hệ của sự thoải mái và tự do nhưng thế hệ Z có thể muốn có được sự ổn định và an toàn nhiều hơn vì họ lúc nào cũng trông đợi những gì sẽ xảy ra và cảm thấy lo lắng,” Siddall nói.

Nhưng đó sẽ không phải là quan niệm về công việc ổn định – gắn bó cả đời với một công ty.

Thật ra, Siddall nghĩ rằng việc giữ nhân viên ở lại sẽ là thách thức lớn hơn bất cứ lúc nào.

Thế hệ Z sẽ nghĩ: “Mình phải chịu trách nhiệm tạo dựng cho mình một tương lai an toàn bằng cách có càng nhiều kinh nghiệm càng tốt mà những kinh nghiệm này mình có thể sử dụng cho bất cứ công việc nào hay trở thành một doanh nhân,” bà nói. “Nếu họ thấy công việc nào đó không giúp ích cho họ, chắc chắn họ sẽ có lựa chọn khác.”


Độc lập nhiều hơn

“Do cách giáo dục của cha mẹ khác nhau mà thế hệ Z sẽ có tính độc lập nhiều hơn và ít có khả năng hợp tác như thế hệ Y,” ông Tammy Hughes, giám đốc điều hành của Claire Raines Associates, một công ty tư vấn ở Arizona, nói.

“Sẽ có nguy cơ xung đột khi thế hệ Z nói rằng họ sẽ làm việc tốt hơn nếu họ làm việc một mình hay làm việc ở nhà trong khi thế hệ Y sẽ muốn làm việc nhóm và hợp tác cùng nhau.”

Điều tiêu cực đối với các công ty là thế hệ Z sẽ có khả năng không tin tưởng những tập đoàn lớn do họ đã chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính hồi năm 2008 và những hậu quả của nó, việc do thám trong nước của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ và sự bất lực của chính phủ Mỹ và các nước trong việc cùng nhau giải quyết các vấn nạn.
“Thế hệ này sẽ có sự hoài nghi và đặt nghi vấn về những định chế như tôn giáo, trường học, hôn nhân và thậm chí là cả chủ nghĩa tư bản.”

Nguồn:BBC
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thế hệ trẻ văn minh hay bơ vơ

    26/11/2019Nguyễn Vĩnh NguyênĐơn giản, nếu được hỏi sẽ mang gì khi đến một hòn đảo, câu trả lời của thanh niên Đức là: đĩa CD mà tôi thích! Cuộc triển lãm Jung:de do viện Goethe tổ chức tại TP.HCM “dọn ra” 17 cái mặt CD, mỗi CD là một vấn đề thuộc đời sống người trẻ Đức. Thanh niên Đức đang thực sự quan tâm đến vấn đề gì trong cuộc sống của họ? Họ sẽ “định diện” nền văn hoá mà họ đang làm chủ như thế nào?
  • Gọi tên và đánh thức cảm hứng thế hệ Y

    12/11/2019Phùng Hồng Minh (Dịch từ The Washington Post)Ngay từ những ngày đầu chiến dịch tranh cử, Obama đã dành rất nhiều ưu ái cho thế hệ Y hay còn được gọi là “thế hệ của những đứa con thiên niên kỷ”...
  • Sự suy thoái của Thế hệ trẻ hay sự chuyển dịch Hệ hình tư duy?

    29/08/2019Nhiều người cho rằng thế hệ trẻ là một thế hệ vứt đi, văn hóa đọc xuống cấp, nghệ thuật – tư tưởng đang trên đà suy thoái. Điều này có đúng hay không? Đó có thể chỉ là góc nhìn tiêu cực đầy định kiến. Book Hunter đã có dịp thực hiện một bài phỏng vấn PGS – TS phê bình văn học Đỗ Lai Thúy...
  • Con người đang phát triển "ngược"

    05/04/2019Trong thời buổi này, đa số người làm việc đều gắn với máy tính và những chức năng online của nó...
  • Nói với thế hệ trẻ

    25/03/2019TS Lê Đăng DoanhTốt nghiệp đại học mới chỉ là cơ sở để mở đầu cuộc đời của người cán bộ nghiên cứu. Có bằng tiến sĩ cũng là bắt đầu con đường nghiên cứu khoa học...
  • Giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ: Suy nghĩ từ thực tế của một số nước

    17/02/2017Vũ Minh GiangĐưa nội dung lịch sử vào các cuộc thi trí tuệ, kiến thức là một hình thức khuyến khích thanh niên tìm hiểu lịch sử. Làm cho thanh thiếu niên thấy một cách tự nhiên rằng hiểu biết lịch sử là một tiêu chuẩn đánh giá sự uyên bác và trí tuệ. Trong hầu hết các cuộc thi trí tuệ ở nước ngoài tôi thấy hầu như ở đâu cũng có những câu hỏi liên quan đến lịch sử...
  • Lời thơ nhắn nhủ gửi tới thế hệ trẻ

    14/07/2014" 10% cuộc sống của bạn là do những gì bạn tạo ra, 90% còn lại tùy thuộc vào cách bạn suy nghĩ và cảm nhận". Chúng ta không thể phủ nhận điều đó! Thời gian chúng ta có không nhiều, mà một khi thời gian đã đi qua thì không lấy lại được...
  • Nói với thế hệ trẻ

    03/10/2013Tốt nghiệp đại học mới chỉ là cơ sở để mở đầu cuộc đời của người cán bộ nghiên cứu. Có bằng tiến sĩ cũng là bắt đầu con đường nghiên cứu khoa học. Hãy ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ: “Học để làm việc, làm người, làm cách mạng. Học để phục vụ nhân dân”...
  • Lạc quan với "Thế hệ tôi"

    07/09/2013Lan HươngNhững con người ích kỷ, mê công nghệ và lười lao động - đó là phác thảo sơ nét về thế hệ Tôi. Nhưng liệu có nên bi quan về họ không?
  • Khoảng cách thế hệ: có đáng sợ?

    30/08/2013Nguyễn Thị Ngọc HảiKhông phải bây giờ mới có vấn đề này. “Chứng cớ” là từ điển Oxford đã có nó từ lâu với định nghĩa rất khoa học: generation gap là sự khác biệt về thái độ giữa những người khác thế hệ. Trong đó, chữ “thái độ” được giải thích là sự suy nghĩ và cảm nhận như thế nào về một sự việc, một người nào đó.
  • Thế hệ

    25/06/2011Hoàng Đạo CungThế hệ Cụ của các anh, đầu thế kỷ 19, làm quan tại triều, quát lính gông cổ quan tham. Thế hệ Ông của các anh, cuối thế kỷ 19, học tài, đỗ cao, lo trị dân, lo việc giáo dục, lo đắp đê chống lụt. Về già từ quan, uống rượu, làm thơ chống Pháp và bàn chuyện Duy tân, cách tân theo gương Thiên Hoàng nước Nhật.
  • Nỗi buồn từ người trẻ

    25/03/2010Nguyễn Thế ThịnhThời gian gần đây, mật độ xuất hiện của cụm từ "nữ sinh đánh nhau" ngày càng dày đặc. Gõ vào Google cụm từ này sẽ hiện lên hơn 3,2 triệu kết quả. Đó là một con số khủng khiếp ẩn chứa nhiều điều khủng khiếp...
  • Hành trình người trẻ

    03/08/2009Ba tháng hè nóng bỏng sục sôi không khí thi cử, rộn ràng các phong trào tình nguyện, náo nức các hành trình khám phá, thế hệ trẻ có thêm cơ hội khẳng định bản lĩnh, tâm hồn, sức sống của mình trước sự phát triển vũ bão của thời đại. Tưởng rằng trường học là nơi có thể học được tất cả mọi điều trên thế gian này, toàn bộ những vấn đề liên quan đến lao động của bạn, nhưng thế cũng chưa đủ, tuổi trẻ cần nhiều hơn thế. Đó là không chỉ khám phá những điều bên ngoài thế giới, mà còn phải khám phá cả những suy nghĩ bên trong, thái độ cư xử người với người, lẽ sống và tinh thần trách nhiệm, cách lựa chọn các thông tin hợp lý, suy xét hợp lý, các giá trị và cách hành động hợp lý để tổ chức cuộc sống cá nhân, cộng đồng tốt hơn.
  • Thế hệ sau năm 1968

    06/11/2008Meta WagnerCách đây 40 năm, thế giới bàng hoàng vì các phong trào đấu tranh của sinh viên. Có phong trào đấu tranh đã thành cuộc cách mạng lớn khiến nhiều hệ thống chính trị phương Tây phải thay đổi. Nhiều xu hướng, phong cách sống, hệ tư tưởng… đã được định hình trong năm 1968 (hoặc trước, sau đó một năm).
  • Tôi là ai?

    01/11/2007Hồng ThuCâu hỏi có vẻ ngớ ngẩn hóa ra lại vô cùng chí lý, tạm thời chia ra làm hai nhóm người, xin khu biệt chỉ gồm toàn những người trẻ. Nhóm người không bao giờ tự đặt cho mình câu hỏi: Tôi là ai? Bởi họ thừa biết , dĩ nhiên tôi đã là tôi...
  • Định hướng giá trị và sự phát triển của thế hệ trẻ

    03/03/2006Phó GS. TS. Đỗ LongGiá trị bao giờ cũng đóng một là vai trò chỉ đạo và định hướng cho xã hội theo những mục tiêu to lớn được coi là có ý nghĩa cho sự tồn tại và phát triển. Quá trình phát triển của xã hội nhanh hay chậm tùy thuộc ở chỗ giá trị được định hướng có phù hợp với quy luật khách quan hay không, phù hợp nhiều hay ít, có tương ứng với giá trị của cộng đồng, của cá nhân hay không và sự tương ứng ấy ở mức độ nào...
  • “Công dân Internet” hay mặt trái của thế hệ trẻ

    22/11/2005Theo Chinadaily, GuardianNgủ dậy, bật máy tính, đánh răng rửa mặt và vào mạng Internet là lịch trình của Tiểu Linh vào mỗi buổi sáng, giống với nhiều thanh niên trẻ khác trên khắp Trung Quốc...
  • Đấu tranh giành vị thế

    28/01/2004Các chuyên gia tiếp thị cho rằng thuật ngữ "vị thế dùng để chỉ vị trí khác nhau của các mặt hàng các công ty trong tâm lý của người tiêu dùng. Có vị thế trên thị trường đồng nghĩa với việc có được tình cảm của người tiêu dùng, với ổn định sản xuất kinh doanh, và phát triển.
    Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển nhất thiết phải chạy đua với thời gian để xác lập cho sản phẩm, dịch vụ của mình một vị thế nhất định trên thị trường...
  • xem toàn bộ